oryzae đối với một số giống lúa tẻ gieo trong chậu vại ở nhà lưới
Cùng với việc lây bệnh và theo dõi sự nhiễm bệnh thối thân lúa do nấm
cũng lây nhiễm bệnh nhân tạo bằng phương pháp áp miếng thạch có hạch nấm trên các giống lúa tẻđể theo dõi, quan sát và so sánh sự nhiễm bệnh trên giống lúa tẻ. Chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.10
Bảng 3.10: Khả năng nhiễm bệnh của các giống lúa tẻở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau trồng trong chậu vại ở nhà lưới
STT Giống
Tỷ lệ nhiễm bệnh ở các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa (%) NĐT 20/7/2014 NĐT 5/8/2014 NĐT 3/9/2014 NĐT 6/10/2014 Mạ Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ 1 Q5 7,78 6,67 13,33 13,33 2 Khang dân 38,89 26,67 46,67 46,67 3 VS1 23,33 33,33 33,33 26,78 4 TH3-3 38,89 40,00 46,67 40,00 5 Bắc thơm 7 45,56 53,33 53,33 53,33 Từ kết quả trên cho thấy:
Tiến hành lây nhiễm nhân tạo trên các giống lúa tẻ ở các giai đoạn trong chậu vại ở nhà lưới thì khả năng nhiễm bệnh và mức độ biểu hiện của các giống lúa tẻ ở các giai đoạn là khác nhau. Nhìn chung các giống lúa tẻ
mẫn cảm nhất ở giai đoạn làm đòng đến trỗ.
Ở giai đoạn mạ giống lúa có tỷ lệ bệnh cao nhất đó là giống Bắc thơm 7 có tỷ lệ nhiễm bệnh 45,56%. Sau đó đến giống Khang dân và giống TH3-3 có cùng tỷ lệ bệnh 38,89%. Giống Q5 có tỷ lệ bệnh thấp nhất 7,78%.
Ở giai đoạn đẻ nhánh giống lúa có tỷ lệ bệnh cao nhất đó là Bắc thơm 7 có tỷ lệ nhiễm bệnh là 53,33%. Sau đó đến các giống TH3-3, VS1, Khang dân có tỷ lệ nhiễm bệnh tương ứng là 40,00%; 33,33%; 26,67% còn giống Q5 có tỷ lệ bệnh thấp nhất là 6,67%.
Giai đoạn làm đòng vẫn là giống Bắc thơm 7 có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất là 53,33%. Sau đó đến giống TH3-3 và giống Khang dân có cùng tỷ lệ
Giai đoạn trỗ là giai đoạn nhiễm bệnh cao nhất, giống Bắc thơm 7 có tỷ
lệ nhiễm bệnh cao nhất là 53,33% sau đó đến giống Khang dân, TH3-3, VS1 có tỷ lệ nhiễm bệnh tương ứng là 46,67%, 40,00%, 26,78%. Giống Q5 có tỷ
lệ nhiễm bệnh thấp nhất là 13,33%.
Tóm lại các giống lúa tẻ ở giai đoạn đòng và giai đoạn trỗ là mẫn cảm nhất đối với bệnh thối thân lúa. Giống lúa Bắc thơm 7, Khang dân, TH3-3 là các giống có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn. Giống lúa Q5 có khả năng kháng đối với bệnh thối thân lúa do nấm Sclerotium oryzae là tốt nhất.
Qua 2 bảng 3.9, 3.10 cho thấy các giống nếp có tỷ lệ nhiễm bệnh thối thân lúa do nấm Sclerotium oryzae cao hơn các giống lúa tẻ ở tất cả các giai
đoạn. Ở giai đoạn đòng và giai đoạn trỗ là mẫn cảm nhất.
3.4.3. Kết quả nghiên cứu khả năng lây bệnh nhân tạo của nấm Sclerotium oryzae đối với một số giống lúa gieo trong ô xi măng ở nhà lưới oryzae đối với một số giống lúa gieo trong ô xi măng ở nhà lưới
Cũng như các giống lúa trồng trong chậu vại ở nhà lưới sử dụng phương pháp lây bệnh nhân tạo áp miếng thạch có hạch nấm thì trong ô xi măng ở nhà lưới cũng vậy, chúng tôi tiến hành thí nghiệm lây bệnh nhân tạo theo dõi khả năng nhiễm bệnh của các giống lúa ở các giai đoạn khác nhau. Kết quảđược trình bày ở bảng 3.11
Bảng 3.11 : Khả năng nhiễm bệnh của các giống lúa nếp, lúa tẻở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau trồng trong ô xi măng ở nhà lưới
Giống
Tỷ lệ nhiễm bệnh (%)
NĐT 17/8/2014 NĐT 14/9/2014 NĐT 2/10/2014 Giai đoạn đẻ nhánh Giai đoạn đòng Giai đoạn trỗ
Nếp cái hoa vàng 100,00 100,00 100,00
Nếp 97 60,00 66,67 66,67
Nếp phú quý 33,33 46,67 53,33
Q5 6,67 13,33 13,33
Hình 3.6 : Khả năng nhiễm bệnh của các giống lúa nếp, lúa tẻở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau trồng trong ô xi măng ở nhà lưới
Qua bảng số liệu 3.11 và hình 3.6 cho thấy trong điều kiện nhà lưới, các giống lúa nếp có khả năng nhiễm bệnh thối thân cao hơn các giống lúa tẻ. Trong đó, giống Nếp cái hoa vàng ở các giai đoạn sinh trưởng đều mẫn cảm
đối với bệnh thối thân lúa. Giống Nếp 97 có khả năng nhiễm nhẹ hơn giống Nếp cái hoa vàng nhưng nhiễm nặng hơn so với giống Nếp phú quý.
Với giống lúa tẻ Q5 gần như kháng được bệnh thối thân lúa. Giống lúa tẻ
Khang dân bị nhiễm bệnh thối thân lúa ở mức đô nhẹ.