Kết quả nghiên cứu khả năng phát triển của nấm Sclerotium

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh thối thân lúa (sclerotium oryzae) và biện pháp phòng trừ tại xã ái quốc, thành phố hải dương, tỉnh hải dương vụ mùa năm 2014 (Trang 41)

Ngoài điều kiện nhiệt độ, ẩm độ thì môi trường nhân tạo là nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của tản nấm cũng như khả năng nhân lên để tăng sinh khối của hạch nấm.

3.3.2.1. Kết quả nghiên cứu sự phát triển đường kính tản nấm Sclerotium oryzae trên một số môi trường nhân tạo

Để biết được sự phát triển tản nấm của nấm Sclerotium oryzae trên các môi trường sau các ngày nuôi cấy, chúng tôi tiến hành đo đường kính tản nấm trên các môi trường sau 2, 4, 6, 8 ngày nuôi cấy để biết được sự thay đổi về đường kính trên các môi trường. Các môi trường chúng tôi chọn để tiến hành nghiên cứu là PCA, PGA, PSA, OMA, Cám-Agar. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.5

Bảng 3.5: Đường kính tản nấm sau 2, 4, 6, 8 ngày nuôi cấy trên một số môi trường nhân tạo

STT Môi trường

Đường kính tản nấm (mm) sau khi cấy NĐKT 5/8/2014 NĐKT 7/8/2014 NĐKT 9/8/2014 NĐKT 11/8/2014 2 ngày 4 ngày 6 ngày 8 ngày

1 PSA 24,60 56,90 85,40 90,00

2 PCA 22,10 52,50 82,00 90,00

3 PGA 21,60 56,00 86,60 90,00

4 OMA 12,60 43,70 74,50 90,00

Sau 4 ngày nuôi cấy Sau 6 ngày nuôi cấy

Sau 8 ngày nuôi cấy

Hình 3.3 : Đường kính tản nấm (mm) sau 2, 4, 6, 8 ngày nuôi cấy trên môi trường nhân tạo PCA

Qua số liệu ở bảng 3.5, cho thấy sau 2 ngày cấy thì tản nấm bắt đầu phát triển và đã có đường kính khác nhau giữa các môi trường PSA, PGA, PCA, OMA, Cám-Agar nhưng không đáng kể, trên môi trường PSA đường kính tản nấm phát triển nhanh nhất với đường kính tản nấm là 24,60 mm, sau đó đến các môi trường PCA (22,10 mm), PGA (21,60 mm), Cám-Agar (18,70 mm) và trên môi trường OMA tản nấm phát triển chậm nhất với

đường kính tản nấm là 12,60 mm.

không nhiều và tốc độ tản nấm phát nhanh nhất vẫn ở môi trường PSA (56,90 mm), chậm nhất là môi trường OMA (43,70 mm).

Sau 6 ngày, tản nấm phát triển cho chúng ta thấy tốc độ phát triển của tản nấm là khác biệt rõ rệt, tốc độ tản nấm ở 2 môi trường PSA, PGA gần như

là kín đĩa môi trường với đường kính tản nấm lần lượt là 85,40 mm; 86,60 mm còn đối với môi trường OMA thì tốc độ tản nấm phát triển vẫn còn chậm với đường kính 74,50 mm.

Sau 8 ngày nuôi cấy thì tản nấm đã mọc kín đường kính đĩa.

3.3.2.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số mức pH đến phát triển đường kính tản nấm Sclerotium oryzae trên môi trường PSA

Để biết được sự phát triển tản nấm của nấm Sclerotium oryzae ở các mức pH khác nhau sau các ngày nuôi cấy trên môi trường PSA, chúng tôi tiến hành đo đường kính tản nấm ở các mức pH khác nhau sau 2, 4, 6, 8 ngày nuôi cấy để biết được sự phù hợp của nấm Sclerotium oryzae ở các mức pH. Tiến hành thí nghiệm và theo dõi chúng tôi thu được kết quả bảng 3.6

Bảng 3.6 : Đường kính tản nấm sau 2, 4, 6, 8 ngày nuôi cấy trên môi trường có các mức pH khác nhau STT Mức pH Đường kính tản nấm (mm) sau cấy NĐKT 14/8/2014 NĐKT 16/8/2014 NĐKT 18/8/2014 NĐKT 20/8/2014 2 ngày 4 ngày 6 ngày 8 ngày

1 5 16,33 40,67 69,33 90,00

2 6 25,00 55,67 88,67 90,00

3 7 12,67 48,67 74,33 90,00

4 8 10,67 44,00 70,00 90,00

Từ kết quả bảng 3.6 cho thấy: Ở các môi trường pH khác nhau khả năng phát triển của nấm Sclerotium oryzae khác nhau. Nhìn chung ở môi trường pH6

nấm phát triển tốt nhất. Sau 2 ngày nuôi cấy thì đường kính tản nấm ở môi trường pH6 phát triển nhanh nhất sau đó giảm dần ở các môi trường pH5, pH7, pH8. Sau 4 ngày nuôi cấy môi trường pH6 đường kính tản nấm vẫn phát triển nhanh nhất sau đó đến môi trường pH7, pH8 và phát triển chậm nhất ở môi trường pH5. Sau 6 ngày nuôi cấy tốc độ phát triển tản nấm ở các môi trường pH vẫn giống như sau 4 ngày nuôi cấy. Nhưng sau 8 ngày nuôi cấy thì đường kính tản nấm ở tất cả các môi trường pH đều đạt 90,00 mm

Tóm lại môi trường pH6 rất thích hợp cho sự phát triển của tản nấm

Sclerotium oryzae. Môi trường axit quá hoặc bazơ quá đều không thích hợp cho sự phát triển của nấm.

3.3.2.3. Kết quả nghiên cứu khả năng hình thành hạch của nấm Sclerotium oryzae (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Kh năng hình thành hch ca nm Sclerotium oryzae trên môi trường nhân to

Cùng với việc đo đường kính tản nấm trên các môi trường chúng tôi tiến hành quan sát khả năng hình thành hạch trên các môi trường sau 10, 15 ngày nuôi cấy. Tiến hành thí nghiệm đếm số lượng hạch/1cm2 thu được kết quả như sau

Bảng 3.7: Số lượng hạch nấm trên một số môi trường sau 10, 15 ngày nuôi cấy Môi trường Số hạch nấm hình thành sau cấy/1cm2 NĐHN 10/9/2014 NĐHN 15/9/2014 10 ngày 15 ngày PSA 1141 1172 PGA 955 1374 PCA 622 1270 OMA 118 125 Cám-Agar 18 20

Hình 3.4: Số lượng hạch nấmtrên các môi trường sau 10, 15 ngày cấy

Qua bảng 3.7 và hình 3.4 thể hiện số lượng hạch nấm/1cm2 trên các môi trường cho thấy có sự khác nhau và tăng dần số lượng hạch nấm theo các ngày. Sự khác biệt rõ rệt nhất giữa môi trường PSA, PCA,PGA với 2 môi trường OMA, Cám-Agar.

Sau 10 ngày, sự hình thành số lượng hạch trên môi trường PSA là nhanh nhất (1141 hạch/1cm2) và môi trường Cám-Agar là chậm nhất (18 hạch/1cm2).

Sau 15 ngày, số lượng hạch trên các môi trường PCA, PGA có sự thay

đổi đáng kể. Còn trên môi trường OMA, Cám-Agar dường như không có sự

thay đổi đáng kể nào. Số lượng hạch nấm tăng dần từ các môi trường Cám- Agar, OMA, PSA, PCA, PGA.

Tóm lại, các môi trường PSA, PGA, PCA rất thích hợp cho sự phát triển số lượng hạch nấm Sclerotium oryzae

* Kh năng hình thành hch nm Sclerotium oryzae trên mt s b phn cây lúa

Để biết được sự phát triển của sợi nấm và khả năng hình thành hạch nấm

hành đếm số hạch nấm trên một số bộ phận cây lúa sau 10, 20, 30 ngày cấy, mỗi công thức được đếm với 3 lần nhắc lại để biết được số lượng hạch hình thành trên một số bộ phận cây lúa. Kết quảđược thể hiện ở bảng 3.8

Bảng 3.8 : Kết quả nghiên cứu sự phát triển số lượng hạch nấm

Sclerotium oryzae trên một số bộ phận của cây lúa sau các ngày nuôi cấy

Bộ phận cây lúa

Số hạch hình thành/ngày sau nuôi cấy NĐHN 22/11/2014 NĐHN 2/12/2014 NĐHN 12/12/2014

10 ngày 20 ngày 30 ngày

Bẹ lúa tẻ HT 15,70 d 16,30 e 17,00 e

Ống thân lúa tẻ HT 18,00 d 18,30 e 24,30 e Bẹ lá lúa Nếp cái hoa vàng 381,70 a 726,70 a 828,30 a

Ống thân Nếp cái hoa vàng 96,30 c 106,00 c 111,00 c Bẹ lá lúa Nếp lai 289,00 b 318,00 b 333,00 b

Ống thân lúa Nếp lai 12,70 d 35,00 d 55,00 d

LSD 5% 3,87 8,74 8,47

CV% 2,3 3,4 2,9

Ghi chú: Trong phạm vi cùng cột, các giá trị mang cùng chữ cái chỉ sự sai khác không có ý nghĩa ở mức α=0.05

Qua bảng 3.8 cho thấy số lượng hạch của nấm Sclerotium oryzae trên một số bộ phận cây lúa có sự khác nhau và tăng dần theo các ngày theo dõi.

Sau 10 ngày nuôi cấy, sự hình thành số lượng hạch trên bẹ lúa Nếp cái hoa vàng là nhiều nhất (381,70 hạch) và có sự khác nhau có ý nghĩa với số

lượng hạch nấm trên bẹ lúa nếp lại (289,00 hạch), ống thân lúa Nếp cái hoa vàng (96,30 hạch). Trên ống thân lúa tẻ HT, bẹ lá lúa tẻ HT, ống thân lúa nếp lai, số lượng hạch nấm được hình thành tương đương nhau và sự sai khác là không có ý nghĩa.

Sau 20 ngày số lượng hạch trên một số bộ phận cây lúa có sự thay đổi

đáng kể, phần lớn trên các bộ phận cây lúa số hạch đều tăng. Trên bẹ lúa Nếp cái hoa vàng số hạch được hình thành nhiều nhất với 726,70 hạch. Trên bẹ lúa Nếp lai và ống thân lúa Nếp lai, bẹ lá lúa Nếp lai có sự thay đổi tăng về số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hạch hình thành và sự khác nhau là có ý nghĩa. Đặc biệt ống thân lúa nếp lai số hạch tăng nhanh về số lượng hạch nấm hình thành (gấp gần 3 lần so với 10 ngày sau nuôi cấy). Còn trên bẹ lúa tẻ HT và ống thân lúa tẻ HT gần như

không có sự thay đổi.

Sau 30 ngày thì số lượng hạch trên bẹ lúa Nếp cái hoa vàng là nhiều nhất với 828,30 hạch, sau đó đến bẹ lá lúa Nếp lai là 333,00 hạch. Số hạch ít nhất là trên bẹ lúa tẻ HT, ống thân lúa tẻ HT và giữa hai bộ phận này là khác nhau không có ý nghĩa.

Tóm lại trên một số bộ phận cây lúa dùng để nuôi cấy thì số lượng hạch nấm liên tục tăng qua thời gian nuôi cấy. Số lượng hạch nấm được hình thành cao nhất là bẹ lúa Nếp cái hoa vàng và bẹ lá lúa Nếp lai. Số lượng hạch nấm được hình thành ít nhất là bẹ lá lúa tẻ HT và ống thân lúa tẻ HT.

Hình 3.5 : Kết quả nghiên cứu sự phát triển số lượng hạch nấm

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh thối thân lúa (sclerotium oryzae) và biện pháp phòng trừ tại xã ái quốc, thành phố hải dương, tỉnh hải dương vụ mùa năm 2014 (Trang 41)