Kết quả nghiên cứu khả năng lây bệnh nhân tạo của nấm Sclerotium

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh thối thân lúa (sclerotium oryzae) và biện pháp phòng trừ tại xã ái quốc, thành phố hải dương, tỉnh hải dương vụ mùa năm 2014 (Trang 48)

đối với lúa

Mỗi loại nấm bệnh đều có những tính chất đặc thù riêng. Tính mẫn cảm

đối với bệnh thối thân do nấm Sclerotium oryzae của các giông lúa khác nhau, vào các giai đoạn sinh trưởng khác nhau là khác nhau.

3.4.1. Kết qu nghiên cu kh năng lây bnh nhân to ca nm Sclerotium oryzae đối vi mt s ging lúa nếp gieo trong chu vi nhà lưới

Đối với các giống lúa nếp các giai đoạn, thời kỳ sinh trưởng, môi trường sống khác nhau có khả năng kháng nhiễm bệnh khác nhau. Để biết

được khả năng nhiễm bệnh của các giống lúa nếp gieo trong khay nhựa ở

các giai đoạn, bằng phương pháp áp miếng thạch có hạch nấm, trong điều kiện nhà lưới chúng tôi tiến hành thí nghiệm theo dõi khả năng nhiễm bệnh thối thân lúa do nấm Sclerotium oryzae và thu được kết quả thể hiện trong bảng 3.9

Bảng 3.9: Khả năng nhiễm bệnh của các giống lúa nếp ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau trồng trong chậu vại ở nhà lưới

STT Giống

Tỷ lệ nhiễm bệnh ở các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa (%) NĐT 15/8/2014 NĐT 29/8/2014 NĐT 22/09/2014 NĐT 8/10/2014 Mạ Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ 1 Nếp cái hoa vàng 86,67 93,33 100,00 100,00 2 Nếp 97 48,89 53,33 53,33 60,00 3 Nếp 87 35,56 46,67 40,00 46,67 4 Nếp phú quý 46,67 40,00 46,67 66,67 5 Nếp DT52 50,00 53,33 60,00 66,67

Tiến hành lây nhiễm nấm trên các giống lúa nếp thì khả năng nhiễm bệnh và mức độ biểu hiện của các giống lúa nếp ở các giai đoạn là khác nhau. Nhìn chung các giống lúa nếp khả năng nhiễm bệnh cao nhất là ở giai đoạn đẻ

nhánh và giai đoạn trỗ. Ở giai đoạn mạ giống lúa Nếp cái hoa vàng có tỷ lệ

nhiễm bệnh cao nhất 86,67%, giống Nếp 87 có khả năng nhiễm bệnh thấp nhất 35,56%, tiếp đến là các giống Nếp DT52, Nếp 97, Nếp phú quý có tỷ lệ

nhiễm bệnh tương ứng là 50,00%, 48,89%, 46,67%.

Ở giai đoạn đẻ nhánh có khả năng nhiễm bệnh cao hơn ở giai đoạn mạ, nếu ở giai đoạn mạ có tỷ lệ nhiễm bệnh cao thì sang giai đoạn đẻ nhánh của giống lúa đó cũng có tỷ lệ nhiễm bệnh cao. Giống lúa có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất ở giai đoạn này là Nếp cái hoa vàng với 93,33%,tiếp đến Nếp DT52, Nếp 97, Nếp 87 và cuối cùng là giống Nếp phú quý có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp nhất với 40,00%.

Ở giai đoạn làm đòng khả năng nhiễm bệnh nhìn chung cao hơn giai

đoạn mạ nhưng thấp hơn giai đoạn đẻ nhánh. Giống lúa Nếp cái hoa vàng có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất 100% sau đó đến giống Nếp DT52 có tỷ lệ nhiễm bệnh 60,00%. Giống Nếp 87 có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp nhất 40,00%.

Ở giai đoạn trỗ tỷ lệ nhiễm bệnh của hai giống Nếp cái hoa vàng là cao nhất với tỷ lệ bệnh 100% sau đó đến giống Nếp DT52, Nếp 97, Nếp phú quý, giống lúa Nếp 87 có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp nhất là 46,67%

Tóm lại, qua bảng 3.9 cho thấy khả năng nhiễm bệnh thối thân do nấm

Sclerotium oryzae của các giống lúa nếp là rất cao, cao nhất là lúa ở giai đoạn làm đòng và trỗ. Giống lúa Nếp cái hoa vàng là giống lúa mẫn cảm nhất đối với bệnh thối thân lúa. Giống Nếp 87 có khả năng nhiễm bệnh thấp nhất.

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh thối thân lúa (sclerotium oryzae) và biện pháp phòng trừ tại xã ái quốc, thành phố hải dương, tỉnh hải dương vụ mùa năm 2014 (Trang 48)