8. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Biện pháp 3 Tổ chức các nguồn lực để thực hiện quản lý hoạt
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
- Tạo nguồn kinh phí cho mọi hoạt động tƣ vấn và hỗ trợ việc làm cho sinh viên, nguồn kinh phí này có thể từ ngân sách nhà nƣớc, từ nguồn thu học phí của sinh viên, có thể do sự tài trợ của các hoanh nghiệp và các tổ chức ngoài trƣờng.
- Xây dựng mối liên hệ với các đơn vị khác trong trƣờng để thực hiện các công việc tƣ vấn việc làm nhƣng có liên quan tới chức năng, nhiệm vụ của dơn vị đó.
3.2.3.2. Nội dung biện pháp
- Hàng năm nhà trƣờng đƣa ra dự toán ngân sách cho từng đơn vị, trong đó có phần dự toán ngân sách cho công tác tƣ vấn sinh viên, trên cơ sở này Trung tâm tƣ vấn và Hỗ trợ sinh viên căn cứ vào kế hoạch hoạt động để dự toán kinh phí cho từng nội dung hoạt động.
- Phát huy tối đa nguồn lực sẵn có từ những đơn vị khác để cùng phối hợp thực hiện công việc.
- Liên kết chặt chẽ với hội cựu sinh viên để công tác tƣ vấn việc làm cho sinh viên đang học tại trƣờng có hiệu quả hơn.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện
- Hàng năm nhà trƣờng tổ chức hội nghị, hội thảo tƣ vấn hƣớng nghiệp, hỗ trợ việc làm cho sinh viên dựa trên ngồn kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc, đồng thời kêu gọi nguồn tài trợ từ các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Nhà trƣờng thƣờng xuyên tổ chức cho các cán bộ tƣ vấn sinh viên tham gia tích cực vào các chƣơng trình tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 71 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cơ sở này có thể tham gia vào những dự án của các Tổ chức, các tập đoàn hay của Bộ Giáo dục và đào tạo, qua đó tạo nguồn kinh phí từ các dự án này để công tác tƣ vấn nghề nghiệp trong nhà trƣờng sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
- Tăng nguồn lực cho nhà trƣờng bằng các nguồn chủ yếu sau
+ Sử dụng hợp lý có hiệu quả các tài liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị kinh phí vật tƣ hiện có của nhà trƣờng, phục vụ tốt cho công tác tƣ vấn việc làm.
+ Tăng cƣờng huy động các nguồn lực kinh phí đầu tƣ của các cấp chính quyền, các cơ sở sản xuất dịch vụ, các nguồn hỗ trợ nƣớc ngoài, cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lí ngồn nhân lực, có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho cơ sở trong và ngoài nƣớc, từ đó có điều kiện tăng cƣờng cơ sở vaath chất, trang thiết bị hiện đại, nguồn thu cho nhà trƣờng (tái đầu tƣ cho đào tạo) và điều quan trọng hơn là đội cán bộ tƣ vấn sinh viên có kinh nghiệm, kiến thức kinh tế tiên tiến triển khai áp dụng tại cơ sở đào tạo.
+ Phối hợp chặt chẽ việc thực tập, thực hành kỹ năng nghề của HSSV với các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ tạo ra sản phẩm. Để thực hiện đƣợc điều này, nhà trƣờng cần có các mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp (gắn đào tạo với sản xuất), bằng nhiều hình thức nhƣ liên kết đào tạo, phối hợp . Từ đó tăng nguồn thu phục vụ công tác tƣ vấn hƣớng nghiệp.
3.2.4. Biện pháp 4 - Tăng cường chỉ đạo hoạt động tư vấn và hỗ trợ việc làm cho sinh viên
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm giúp hoạt động tƣ vấn và hỗ trợ việc làm sinh viên đi đúng hƣớng, có hiệu quả hơn, sát với thực tiễn của khu vực và đạt đƣợc mục tiêu đề ra.
3.2.4.2. Nội dung biện pháp
Đôn đốc và kiểm tra chặt chẽ các nội dung:
+ Việc thực hiện kế hoạch hoạt động tƣ vấn và hỗ trợ việc làm. + Việc thực hiện nội dung hoạt động tƣ vấn và hỗ trợ việc làm. + Tình hình thu chi tài chính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 72 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.2.4.3. Cách thức tiến hành
- Yêu cầu Trung tâm tƣ vấn và Hỗ trợ sinh viên cũng nhƣ những đơn vị khác viết báo cáo tình hình hoạt động theo từng quý của năm học.
- Yêu cầu Trung tâm tƣ vấn và Hỗ trợ sinh viên cũng nhƣ những đơn vị khác báo cáo tình hình thu chi tài chính (1 lần trong năm học).
- Hƣớng dẫn, kiểm tra để đội ngũ cán bộ tƣ vấn việc làm thực hiện tốt mọi hoạt động tƣ vấn việc làm cho sinh viên.
- Quản lí sinh hoạt chuyên môn:
+ Tổ chức, duy trì đều đặn chế độ sinh hoạt chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tƣ vấn là một biện pháp tích cực trong hoạt động quản lí tƣ vấn việc làm cho sinh viên, nó giúp cho ngƣời cán bộ tƣ vấn xây dựng đƣợc nề nếp sinh hoạt trong cơ quan, qua sinh hoạt sẽ đánh giá đƣợc những mặt mạnh, những mặt còn tồn tại, qua đó tìm ra những biện pháp tích cực trong thời gian tiếp theo.
+ Để duy trì tốt hoạt động này thì nhà trƣờng phải xây dựng cụ thể về quy định hội họp trong nhà trƣờng, trong đó có sinh hoạt chuyên môn về công tức tƣ vấn hƣớng nghiệp và hỗ trợ việc làm cho sinh viên, mời thêm các chuyên gia kinh tế tham dự cùng để nâng cao chất lƣợng tƣ vấn..
+ Để theo dõi và uốn nắn điều chỉnh quá trình thực hiện chƣơng trình, kế hoạch tƣ vấn việc làm cho sinh viên có chất lƣợng thì Hiệu trƣởng phải thống nhất hệ thống hồ sơ sổ sách, các yêu cầu cụ thể và có các biện pháp kiểm tra, đánh giá định kỳ thƣờng xuyên (và cả đột xuất).
- Để thành công trong hoạt động trên cần thực hiện tốt các việc sau
+ Thƣờng kỳ thông qua theo dõi hàng ngày đối chiếu với nhu cầu nhân lực thực tế của từng công ty doanh nghiệp, tƣ vấn có đúng trọng tâm công việc, vị trí cần tuyển dụng hay không.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 73 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Trong sinh hoạt chuyên môn, ngoài việc sinh hoạt theo định kỳ, cần có kế hoạch tổ chức hội thảo, toạ đàm, hội nghị về các vấn đề có liên quan đến hƣớng nghiệp nhƣ tự khởi nghiệp, nhân viên tiềm năng, giám sát kinh doanh...
+ Tổ chức hội nghị chuyên đề, mời các chuyên gia nói chuyện về những vấn đề kinh tế, cập nhật các kiến thức khoa học mới đang đƣợc áp dụng trong kinh doanh nhằm nâng cao kiến thức trình độ hiểu biết cho cán bộ tƣ vấn trên cơ sở đó vận dụng thực tế vào nội dung chính mình cần tƣ vấn sao cho phù hợp với nhu cầu của sinh viên.
+ Trong năm học nhà trƣờng tổ chức lấy phiếu thăm dò đánh giá đội ngũ cán bộ tƣ vấn việc làm cho sinh viên. Nội dung đánh giá về trình độ chuyên môn, phƣơng pháp tƣ vấn và hiệu quả tƣ vấn.
3.2.5. Biện pháp 5 - Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tư vấn và hỗ trợ việc làm cho sinh viên
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Giúp cho nhà trƣờng có cái nhìn thực tế nhất về hiệu quả công tác tƣ vấn sinh viên, thực tế về chất lƣợng sản phẩm đầu ra sau khi sinh viên đã trải qua các nội dung tƣ vấn việc làm.
3.2.5.2. Nội dung biện pháp
- Kiểm tra thƣờng xuyên các hoạt động tƣ vấn và hỗ trợ việc làm cho sinh viên.
- Đánh giá thƣờng xuyên hiệu quả tƣ vấn việc làm, xem đã đáp ứng đƣợc với nhu cầu của nhà tuyển dụng, của các tổ chức công ty doanh nghiệp hay chƣa.
3.2.5.3. Cách thức tiến hành
- Nhà trƣờng thƣờng xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm về công tác tƣ vấn việc làm cho sinh viên, đồng thời thực hiện những cuộc khảo sát nhỏ bằng chính những phản hồi của sinh viên về cách thức tƣ vấn, nội dung tƣ vấn nghề nghiệp và đội ngũ cán bộ tƣ vấn đã thực hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 74 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Thƣờng xuyên viết báo cáo kết quả hoạt động tƣ vấn việc làm cho sinh viên sau mỗi tháng, mỗi quý và sau mỗi chƣơng trình hội nghị, hội thảo hƣớng nghiệp hoặc sau khi kết thức các lớp học kỹ năng mềm, kỹ năng nghề cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm thứ 4 của nhà trƣờng.
3.3.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Nhƣ đã trình bày ở trên, các biện pháp quản lý hoạt động tƣ vấn và hỗ trợ việc làm đều có khả năng tác động và tầm quan trọng nhất định đến chất lƣợng đầu ra của sinh viên cũng nhƣ khả năng tìm việc làm hay tự tạo việc làm của sinh viên. Mỗi biện pháp trên là một bộ phận cấu thành của toàn bộ hệ thống biện pháp, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển hoạt động tƣ vấn và hỗ trợ việc làm của Nhà trƣờng. Các biện pháp trên tuy độc lập nhƣng không tách rời nhau, kết quả của biện pháp này là chính yếu tố thành công cho các biện pháp khác. Do vậy việc xây dựng và phát triển hoạt động tƣ vấn và hỗ trợ việc làm cần phải thực hiện đồng bộ cả 5 biện pháp trên thì mới đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn phát triển của nhà trƣờng có thể ƣu tiên từng biện pháp. Chẳng hạn, trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi cho rằng biện pháp về xây dựng chƣơng trình, nội dung quản lý hoạt động tƣ vấn và hỗ trợ việc làm cho sinh viên là tiền đề cho các biện pháp còn lại.
3.3. Khảo nghiệm đánh giá các biện pháp
3.3.1. Phương pháp tiến hành
1. Để đánh giá một cách khách quan tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất, chúng tôi tiến hành hỏi ý kiến 2 nhóm đối tƣợng có liên quan:
- Nhóm cán bộ, giảng viên tại trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 75 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2. Chúng tôi đƣa danh mục các biện pháp vào Phiếu hỏi để hỏi ý kiến của cán bộ và giáo viên: 30 ngƣời, sinh viên 60 ngƣời, trong các phiếu hỏi có ghi rõ tên các biện pháp, hỏi về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Mỗi biện pháp đƣợc hỏi về tính cần thiết và tính khả thi với ba mức độ nhƣ sau:
+ Về tính cần thiết: Rất cần thiết - cần thiết - chƣa cần thiết + Về tính khả thi: Rất khả thi - khả thi - chƣa khả thi
3.3.2. Kết quả đánh giá
Sau khi tổng hợp các ý kiến của các nhóm đối tƣợng khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí quá trình tƣ vấn và hỗ trợ việc làm cho sinh viên của nhà trƣờng, và đã thu đƣợc những kết quả cụ thể nhƣ sau:
3.3.2.1. Đánh giá của nhóm cán bộ, giảng viên và sinh viên tại trường về sự cần thiết (N=90)
Nhận xét:
- Biện pháp 1: Có 91.11% ý kiến cho là rất cần thiết, xếp bậc 1 - Biện pháp 2: Có 88.89% ý kiến cho là rất cần thiết, xếp bậc 2 - Biện pháp 4: Có 86.67% ý kiến cho là rất cần thiết, xếp bậc 3 - Biện pháp 3: Có 83.33% ý kiến cho là rất cần thiết, xếp bậc 4 - Biện pháp 5: Có 81.11% ý kiến cho là rất cần thiết, xếp bậc 5
Qua điều tra đã đánh giá đƣợc mức độ cần thiết của các biện pháp, thể hiện bằng việc xếp thứ bậc, trong đó có 2 biện pháp (2 và 5) đều đƣợc CB quản lý và Giảng viên đánh giá cao về sự cần thiết của nó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 76 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.1. Tính cần thiết theo đánh giá của CB, GV và sinh viên
TT Biện pháp Thứ bậc Số ý kiến/(%) Rất cần thiết Cần thiết Chƣa cần thiết 1
Xây dựng chƣơng trình nội dung
quản lý 1 82/91.11 8/8.89 0
2
Xây dựng và ban hành văn bản quy
định chức năng , nhiệm vụ 2 80/88.89 10/11.11 0 3 Tổ chức các nguồn lực để thực hiện 4 75/83.33 15/16.67 0 4 Chỉ đạo quản lý hoạt động 3 78/86.67 12/13.33 0 5 Tăng cƣờng kiểm tra đánh giá kết quả 5 73/81.11 17/18.89 0
3.3.2.2. Đánh giá của nhóm cán bộ quản lí và giảng viên tại trường về tính khả thi (N=30)
Bảng 3.2. Tính khả thi theo đánh giá của CB và GV
TT Biện pháp Số ý kiến/(%) Rất khả thi Khả thi Chƣa khả thi
1 Xây dựng chƣơng trình nội dung quản lý 7/23.33 23/76.67 0
2
Xây dựng và ban hành văn bản quy định
chức năng, nhiệm vụ 5/16.67 24/80 1/3.33
3 Tổ chức các nguồn lực để thực hiện 3/10 25/83.33 2/6.67 4 Chỉ đạo quản lý hoạt động 5/16.67 25/83.33 0 5 Tăng cƣờng kiểm tra đánh giá kết quả 3/10 26/86.67 1/3.33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 77 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.3.2.3. Đánh giá của nhóm sinh viên tại trường (N=60)
Bảng 3.3: Tính khả thi theo đánh giá của nhóm sinh viên
TT Biện pháp Số ý kiến/(%) Rất khả thi Khả thi Chƣa khả thi
1 Xây dựng chƣơng trình nội dung quản lý 23/38,33 36/60,00 1/1,66
2
Xây dựng và ban hành văn bản quy định
chức năng , nhiệm vụ 22/36,66 37/61,66 1/1,66 3 Tổ chức các nguồn lực để thực hiện 19/31,66 40/66,66 1/1,66 4 Chỉ đạo quản lý hoạt động 20/33,33 38/63,33 2/3,34 5 Tăng cƣờng kiểm tra đánh giá kết quả 18/30,00 39/65,00 3/5,00
Tổng cộng 96,39% 3,61%
3.3.2.4. Nhận xét chung
Thông qua các ý kiến trƣng cầu của cán bộ quản lí (Bảng 3.2), chúng tôi thấy 96,67% các ý kiến đã khẳng định các biện pháp đều có tính cần thiết và tính khả thi. Thông qua các ý kiến học sinh (Bảng 3.3), chúng tôi thấy 96,39 % là các ý kiến đã khẳng định các biện pháp đều có tính khả thi, đặc biệt là biện pháp xây dựng chƣơng trình, nội dung quản lý đƣợc xem là biện pháp có tính khả thi cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 78 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
- Các biện pháp quản lí hoạt động tƣ vấn và hỗ trợ việc làm cho sinh viên, phù hợp với định hƣớng phát triển nguồn nhân lực và nền kinh tế ở nƣớc ta.
- Những biện pháp đƣợc đề xuất đã tập trung khắc phục những nhƣợc điểm và phát huy ƣu điểm trong quá trình tƣ vấn và hỗ trợ việc làm cho sinh viên của Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh.
- Mỗi biện pháp trong 5 biện pháp quản lí đều đƣợc mô tả theo cấu trúc nhất định và thống nhất, bao gồm: Mục tiêu của biện pháp, Nội dung của biện pháp, Cách thức tiến hành. 5 biện pháp đều đƣợc thẩm định về tính khả thi.
- Chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh cách thức tiến hành các biện pháp thông qua những yêu cầu, quy tắc cụ thể, những việc làm và hành động cụ thể của cán bộ quản lí, giảng viên viên và bản thân học sinh, sinh viên trong quá trình quản lí tƣ vấn hƣớng nghiệp và hỗ trợ việc làm tại Nhà trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 79 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
- Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện đƣợc mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu lý thuyết của đề tài, làm sáng tỏ đƣợc cơ sở lý luận, những khái niệm về quản lí, quản lí giáo dục, quản lí nhà trƣờng, tƣ vấn hỗ trợ việc làm và công tác quản lí trong quá trình tƣ vấn và hỗ trợ việc làm của Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi đã đánh giá, lựa chọn đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động tƣ vấn và hỗ trợ việc làm cho sinh viên ở Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, phù hợp với điều kiện của Nhà trƣờng và có tính khả thi nhằm nâng cao chất lƣợng tƣ vấn việc làm cho