CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐA DẠNG HÓA CÁC HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ở huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 73)

TẠO THU NHẬP CHO NÔNG HỘ

Qua kết quả hồi quy và thực tế hoạt động tạo thu nhập của nông hộ cho thấy, đối với những chủ hộ có trình độ học vấn cao thì khả năng tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật tốt hơn so với những chủ hộ có trình độ học vấn thấp. Nếu trình độ học vấn của chủ hộ cao sẽ giúp hộ xây dựng kế hoạch kinh doanh, đầu tƣ sản xuất hợp lý, khi đó sẽ giảm đƣợc chi phí đầu vào, hạn chế rủi ro, đồng thời nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn trong lĩnh vực phi nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập. Vì vậy, các thành viên trong hộ không ngừng học tập, nghiên cứu, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ học vấn, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc Khmer thì cần đƣợc quan tâm nhiều hơn.

Khó khăn về mức độ đa dạng hóa thu nhập của nông hộ là: diện tích đất canh tác (chủ yếu trong nông nghiệp), thiếu vốn, thiếu lao động có chuyên môn. Vì vậy, để đa dạng hóa các ngành nghề tạo thu nhập, đặc biệt là trong lĩnh vực phi nông nghiệp thì các tổ chức tín dụng cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc thành lập các quỹ hỗ trợ vốn nhƣ hội nông dân, hội phụ nữ, các đoàn thể khác. Bên cạnh đó, triển khai các biện pháp để hỗ trợ, tạo mối liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tạo điều kiện để tổ hợp tác, hợp tác xã đổi mới nội dung hoạt động, mở rộng quy mô, ngành nghề sản xuất kinh doanh, giải quyết ngày càng nhiều việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn.

Cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, việc hƣớng đến các ngành nghề phi nông nghiệp là một điều cần thiết, từ đó phát triển đa dạng hóa ngành nghề theo hƣớng phi nông nghiệp, nhƣ vậy sẽ giúp cho lực lƣợng lao động trẻ thoát khỏi lao động chân tay và có cơ hội gia nhập ngành nghề có thu nhập ổn định hơn. Để làm đƣợc nhƣ vậy, địa phƣơng cần phục hồi và phát triển ngành nghề truyền thống, thƣơng mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn nhƣ là xây dựng nhà máy, xí nghiệp, mở rộng các điểm kinh doanh, xây dựng các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho lao động nhàn rỗi tham gia cũng nhƣ tạo sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng của ngƣời dân.

Ngoài ra, địa phƣơng cũng cần mở các lớp đào tạo nghề nhƣ đan lát, may, mỹ nghệ, nghề mộc, … giải quyết việc làm cho những lao động nhàn rỗi để có thêm thu nhập, điều này góp phần tăng tỷ trọng phi nông nghiệp cho thu nhập của hộ. Hơn nữa, đây cũng là nhu cầu mà ngƣời dân đang mong mỏi khi

điều kiện tổ chức các hoạt động này chƣa đến với lao động nông nhàn tại địa phƣơng.

Việc đầu tƣ phát triển mạng lƣới giao thông cần đƣợc quan tâm và đẩy mạnh để kết nối trung tâm các xã, huyện tạo điều kiện cho việc lƣu thông, vận chuyển hàng hóa đến các khu vực, đặc biệt là đảm bảo cho tuyến đƣờng vận chuyển nặng trên xe tải lớn có thể lƣu thông đƣợc. Đây cũng là yếu tố thu hút sự đầu tƣ vào nhiều hoạt động kinh doanh, thƣơng mại dịch vụ, công nghiệp và góp phần tăng tỷ trọng đóng góp cho ngành phi nông nghiệp cũng nhƣ sự đa dạng hóa từ lĩnh vực này.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Qua kết quả khảo sát cùng với quá trình phân tích về thực trạng đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố ảnh hƣởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ thông qua số liệu nghiên cứu từ 64 nông hộ tại 4 xã của huyện Long Mỹ, tác giả có thể tóm tắt lại một số nội dung sau:

Xu hƣớng đa dạng hóa thu nhập của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu tƣơng đối thấp. Những hoạt động tạo thu nhập bao gồm 2 lĩnh vực là: nông nghiệp (thu nhập từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản), phi nông nghiệp (thu nhập từ kinh doanh, buôn bán, dịch vụ, thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công và tiền cho thuê đất, trợ cấp, tiền lãi tiết kiệm). Trong đó, nguồn thu nhập của nông hộ từ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn thu nhập từ phi nông nghiệp. Cụ thể, lĩnh vực trồng trọt chiếm 34,90% trong tổng thu nhập, kế đến là chăn nuôi 17,30% và thủy sản 3,75%. Mặc dù có sự thua kém hơn do đặc thù của huyện là sản xuất nông nghiệp nhƣng trong năm 2013, các hoạt động từ phi nông nghiệp đang dần đƣợc quan tâm và cũng đóng góp một phần tƣơng đối lớn trong tổng thu nhập, chiếm tỷ trọng cao nhất là thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công là 32,43%, kinh doanh, buôn bán và dịch vụ là 9,25%, còn lại 2,37% là từ tiền cho thuê đất, trợ cấp và tiền lãi tiết kiệm. Tỷ trọng đóng góp nguồn thu nhập phi nông nghiệp trong tổng thu nhập của nông hộ chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố: độ tuổi, học vấn của chủ hộ, số lao động, dân tộc, diện tích đất canh tác, thời gian sống, khoản tiết kiệm trong năm, hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hệ thống thủy lợi nội đồng. Đối với các biến nhƣ độ tuổi chủ hộ, học vấn của chủ hộ, số lao động trong gia đình, dân tộc, diện tích đất canh tác và thành viên tham gia hội nông dân, hội cựu chiến binh có ảnh hƣởng tích cực đến tỷ trong thu nhập phi nông nghiệp trong tổng thu nhập của nông hộ

Số hoạt động tạo thu nhập của nông hộ góp phần làm tăng nguồn thu thập của hộ, nông hộ càng tham gia nhiều hoạt động thì thu nhập sẽ càng tăng lên theo chiều thuận. Mặt khác, nông hộ có sự đa dạng các hoạt động phi nông nghiệp nhiều thì thu nhập tạo ra sẽ cao hơn so với những hộ đa dạng thu nhập từ nông nghiệp trong cùng số hoạt động.

Tuy nhiên, số lao động trong nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao và vẫn hoạt động nông nghiệp là chính, điều này sẽ hạn chế sự đa dạng hóa thu nhập

từ phi nông nghiệp. Nhƣ vậy, cuộc sống của ngƣời dân trong vùng nghiên cứu vẫn còn chịu nhiều cơ cực với nghề nông.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với nông hộ

Nâng cao trình độ học vấn, tiếp thu kinh nghiệm cũng nhƣ kiến thức mới từ mọi ngƣời xung quanh, cán bộ khuyến nông, tham gia các lớp tập huấn nông nghiệp, đào tạo nghề nhằm dễ dàng tiếp cận ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời vận dụng sự hiểu biết, kỹ năng sẵn có để hoạt động thêm vào ngành nghề ngoài nông nghiệp góp phần tăng thu nhập.

Tham gia các tổ chức, đoàn thể của địa phƣơng để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, truyền đạt thông tin, hỗ trợ nhau trong sản xuất, nhất là có thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn từ hội, nhóm với lãi suất thấp mà không cần vay vốn tín dụng chính thức ít ở mức lãi suất cao và thế chấp tài sản.

Nên đa dạng hóa nhiều hoạt động để tăng nguồn thu nhập trong khi một hoạt động chính sẽ không tận dụng hết các nguồn lực, hơn nữa việc phân bổ với nhiều hoạt động sẽ giúp cân đối nguồn thu nhập và có thể bù đắp rủi ro trong điều kiện cần thiết.

Đối với những nông hộ không có nhiều đất canh tác nên đa dạng hóa thu nhập theo hƣớng phi nông nghiệp vì nhƣ vậy vừa mang lại thu nhập cao mà không đòi hỏi nhiều nguồn lực sẵn có.

6.2.2 Đối với chính quyền

Cần đẩy mạnh công tác đào tạo, mở các lớp dạy nghề cho lực lƣợng lao động có chuyên môn. Tận dụng thời gian nông nhàn, tạo thêm các hoạt động tại nhà nhằm đẩy mạnh đa dạng hóa ngành nghề cho lao động nhàn rỗi hoặc không có việc làm.

Xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông nối liền với các cụm kinh tế - xã hội, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trung tâm chợ, xã để thuận tiện cho nông hộ ở vùng sâu, vùng xa có thể trao đổi, buôn bán và đa dạng hóa các hoạt động phi nông nghiệp.

Chính quyền địa phƣơng cần khuyến khích, hỗ trợ công tác giáo dục, nâng cao dân trí cho ngƣời dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc Khmer. Ngoài ra cần thƣờng xuyên theo dõi động viên và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn để không rời bỏ trƣờng lớp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Chi cục thống kê, 2013. Niên giám thống kê huyện Long Mỹ 2013. Long Mỹ: Nhà xuất bản Thống kê.

2. Đinh Phi Hổ, 2003. Kinh tế nông nghiệp lý thuyết và thực tiễn. Nhà xuất bản Thống Kê.

3. Huỳnh Thị Đan Xuân, 2010. Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế. Đại học Cần Thơ.

4. Huỳnh Trƣờng Huy và cộng sự, 2008. Thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ở Đồng bằng song Cửu Long. Cơ sở cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhà xuất bản giáo dục, tr. 169 – 184.

5. Khƣu Thị Phƣơng Đông, 2009. Thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.

6. Lê Khƣơng Ninh, 2011. Giải pháp hạn chế tín dụng phi chính thức ở nông thôn. Tạp chí Ngân hàng 5 (tháng 3-2011), tr. 52-57

7. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình kinh tế lượng. Nhà xuất bản Thống Kê.

8. Nguyễn Thế Dũng và cộng sự , 2004. Đa dạng hóa nông nghiệp ở Việt Nam. Báo cáo tại Hội thảo Quốc Gia về đa dạng hóa nông nghiệp ở Việt Nam.

9.Trần Quốc Khánh và cộng sự, 2005. Quản trị kinh doanh nông nghiệp.

Hà Nội: Nhà xuất bản lao động – xã hội.

Tài liệu tiếng Anh

1. Abdulai, A. & CroleRees, A., 2001. Determinants of income diversification amongst rural households in Southern Mali. Food Policy, 26(4), pp. 437-452.

2. Barrett, C. et al., 2001. Nonfarm income diversification and household livelihood strategies in rural Africa: Concepts, issues, and policy implications. Food Policy 26(4), pp. 315-331.

3. Ellis, F., 1998. Household strategies and rural lidvelihood diversification in developing countries. Journal of Agricultural Economics, 51(2), pp. 289-301.

4. Ellis, F., 2000. Farm households and Agrarian Development. Oxford University Press.

5. Kinsey, B. et al, 1998. Coping with drought in Zimbabwe: Survey evidence on responses of rural households to Risk. World Development, 26(1), pp. 89 -110.

6. Minot, N., 2003. Income Diversification and Poverty Reduction in the Northern Uplands of Vietnam. In American Agricultural Economics Association annual meeting, pp. 27-30.

7. Reardon, T. et al., (1992). Determinants and effects of income diversification amongst farm households in Burkina Faso. The Journal of Development Studies, 28(2), pp.264-296.

8. Schwarze, S., & Zeller, M., (2005). Income diversification of rural households in Central Sulawesi, Indonesia. Quarterly Journal of International Agriculture, 44(1), pp.61-74.

9. Sujithkuma, P.S., 2008. Income Diversification in Rural Households: Measurement and Determinants. The IUP Journal of Agricultural Economics, (3), pp.63-71.

10. Woldenhanna, T. & Oskam, A., 2001. Income diversification and entry barriers: evidence from the Tigray region of northern Ethiopia. Food Policy, 26(4), pp.351–365.

PHỤC LỤC 1

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ

Kết quả chạy hồi quy

_cons -41.57637 20.37733 -2.04 0.047 -82.52615 -.6265915 tietkiem 13.96002 7.313476 1.91 0.062 -.7369656 28.657 giatrinha .0414354 .0444357 0.93 0.356 -.0478615 .1307322 thuyloi -18.33035 6.943811 -2.64 0.011 -32.28446 -4.376236 duongnhua .2240908 5.044421 0.04 0.965 -9.913053 10.36123 hoichienbinh -22.35465 7.652815 -2.92 0.005 -37.73356 -6.975747 hoiphunu -12.90348 5.562459 -2.32 0.025 -24.08166 -1.725299 hoinongdan 18.51204 6.220152 2.98 0.005 6.012177 31.0119 khoangcach .3989534 .524412 0.76 0.450 -.654892 1.452799 thoigiansong .2770389 .160345 1.73 0.090 -.0451865 .5992643 dientich -2.940792 .6588339 -4.46 0.000 -4.264768 -1.616816 dantoc 17.52765 6.388503 2.74 0.008 4.689471 30.36583 solaodong 7.57414 2.954394 2.56 0.013 1.637063 13.51122 hocvan 3.048322 .6223054 4.90 0.000 1.797753 4.298892 tuoi .749292 .2678171 2.80 0.007 .2110934 1.287491 tytrongpnn Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] Total 47958.3565 63 761.243755 Root MSE = 17.205 Adj R-squared = 0.6111 Residual 14505.2639 49 296.025794 R-squared = 0.6975 Model 33453.0927 14 2389.50662 Prob > F = 0.0000 F( 14, 49) = 8.07 Source SS df MS Number of obs = 64 > iatrinha tietkiem

tietkiem 1.0000 tietkiem tietkiem -0.0573 -0.2083 -0.2044 -0.2774 -0.0891 0.0702 0.1123 -0.2067 0.0413 -0.0360 -0.0760 0.2067 -0.5027 giatrinha 0.2152 0.1164 0.3622 0.2684 0.5203 0.0596 -0.1831 -0.0743 -0.0272 0.0495 0.0073 0.1171 1.0000 thuyloi -0.1303 -0.0319 0.0829 -0.1491 0.3263 -0.0168 0.1350 -0.3905 0.0476 -0.2006 -0.2742 1.0000 duongnhua -0.0827 -0.0374 0.0540 0.0548 -0.0101 -0.2403 -0.0299 0.0502 0.1879 0.1095 1.0000 hoichienbinh 0.0718 0.0426 -0.0089 0.2335 -0.2047 0.0869 0.1329 0.3067 0.3366 1.0000 hoiphunu 0.0952 0.0065 0.0696 0.2981 -0.0425 0.0624 -0.1415 0.2571 1.0000 hoinongdan -0.0368 0.0220 -0.0404 0.1491 -0.1712 0.0042 0.0498 1.0000 khoangcach -0.1993 0.0181 -0.1821 -0.3053 -0.0304 -0.2129 1.0000 thoigiansong 0.5766 -0.1465 0.1946 -0.0486 0.0755 1.0000 dientich 0.1111 0.1178 0.3411 0.1454 1.0000 dantoc -0.1140 0.1115 -0.0104 1.0000 solaodong 0.3740 0.0161 1.0000 hocvan -0.2013 1.0000 tuoi 1.0000 tuoi hocvan solaod~g dantoc dientich thoigi~g khoang~h hoinon~n hoiphunu hoichi~h duongn~a thuyloi giatri~a (obs=64)

> ietkiem

. corr tuoi hocvan solaodong dantoc dientich thoigiansong khoangcach hoinongdan hoiphunu hoichienbinh duongnhua thuyloi giatrinha t

Kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi

Kiểm định Breusch-Pagan

Prob > chi2 = 0.9238 chi2(1) = 0.01

Variables: fitted values of tytrongpnn Ho: Constant variance

Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity . hettest

 Kiểm định White Total 79.89 78 0.4193 Kurtosis 0.08 1 0.7727 Skewness 15.81 14 0.3252 Heteroskedasticity 64.00 63 0.4412 Source chi2 df p Cameron & Trivedi's decomposition of IM-test Prob > chi2 = 0.4412

chi2(63) = 64.00

against Ha: unrestricted heteroskedasticity White's test for Ho: homoskedasticity

. imtest, white

Kiểm định đa cộng tuyến

. Mean VIF 1.66 hocvan 1.16 0.861845 duongnhua 1.34 0.745283 khoangcach 1.42 0.703103 solaodong 1.43 0.701313 hoinongdan 1.50 0.666224 hoichienbinh 1.53 0.653525 hoiphunu 1.57 0.637830 dantoc 1.65 0.604436 thoigiansong 1.70 0.589848 tietkiem 1.76 0.567646 thuyloi 1.87 0.534597 dientich 1.91 0.522298 tuoi 2.04 0.489387 giatrinha 2.29 0.437261 Variable VIF 1/VIF . vif

PHỤC LỤC 2 BẢNG CÂU HỎI

Đề tài: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Xin chào ông (bà) tôi tên Phan Thị Ánh Hoàng là sinh viên khoa Kinh tế - QTKD, Trƣờng Đại học Cần Thơ. Do nhu cầu nghiên cứu của mình, nên tôi đến huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang để tìm hiểu về các hoạt động tạo thu nhập nông hộ của bà con.

Vấn đề mà tôi muốn đi sâu nghiên cứu là tìm ra các giải pháp mang tính khoa học và khả thi giúp phát triển kinh tế nông hộ từ việc đa dạng hóa thu nhập tại huyện Long Mỹ. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc sự hợp tác của gia đình để tôi có cơ sở cho việc thực hiện đề tài của mình và xin ông (bà) vui lòng dành ít thời gian để trả lời một số câu hỏi dƣới đây. Tất cả ý kiến của ông (bà) đều có ý nghĩa đối với sự thành công của nghiên cứu. Chân thành cảm ơn!

PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ NĂM 2014

Ngày phỏng vấn:………....Phiếu số:………

Tên đáp viên:………...……….

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CHỦ HỘ Tên chủ hộ:………Giới tính:……..…Năm sinh………..

Dân tộc:………

Số nhà:………..Ấp:…..………xã………

Số điện thoại:………....

Chức vụ chính quyền tại địa phƣơng:……….. II. NGUỒN LỰC NÔNG HỘ

1. Số thành viên trong gia đình:………ngƣời 2. Thông tin về các thành viên

STT Họ và Tên với chủ hộ Quan hệ Tuổi Giới tính Học vấn nghiệp Nghề (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 Chủ hộ 2 3 4 5 6

3. Gia đình đã sống ở địa phƣơng:………..năm 4. Khoảng cách từ nơi sống của gia đình đến :

1. Trung tâm xã : ……….….. km 2. Trung tâm huyện : ………. km 3. Thị trấn hay thành phố : ……… km

5. Trong gia đình ông/bà có ai tham gia các tổ chức xã hội, đoàn thể nào không?

Hội nông dân……… Hội phụ nữ....…………... 

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ở huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 73)