Tình hình sản xuất công nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ở huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 46)

Bảng 3.9 Số cơ sở và giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang năm 2011 – 2013.

Sản xuất công nghiệp 2011 2012 2013 Cơ sở Giá trị (triệu đồng) Cơ sở Giá trị (triệu đồng) Cơ sở Giá trị (triệu đồng) Công nghiệp chế biến 765 981.726 863 897.370 880 931.655 Sản xuất và phân phối điện, nƣớc

2 3.648 2 3.648 2 4.040

Tổng 767 985.374 865 901.018 882 935.695

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Long Mỹ, 2013

Dựa vào bảng 3.9 cho thấy, số cơ sở sản xuất công nghiệp mỗi năm đều tăng theo ngành công nghiệp chế biến. Năm 2011, tổng số cơ sở trên địa bàn có là 767, trong đó, ngành công nghiệp chế biến chiếm 765, năm 2012 tăng lên 98 cơ sở và năm 2013 tăng 17 cơ sở so với năm 2012. Riêng ngành sản xuất và phân phối điện, nƣớc có 2 cơ sở và vẫn giữ cố định đến năm 2013.

Giá trị sản xuất công nghiệp có sự thay đổi qua từng năm theo từng ngành. Tổng giá trị đạt đƣợc của năm 2012 giảm 84.356 triệu đồng (giảm 8,6% so với năm 2011). Đến năm 2013, con số này tăng lên 34.677 triệu đồng

so với năm 2012 (tƣơng đƣơng 3,8%). Trong 2 năm 2011 và 2012, giá trị sản xuất của ngành sản xuất và phân phối điện, nƣớc không thay đổi nhƣng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến năm 2012 thì giảm xuống 84.356 triệu đồng, đó là nguyên nhân làm giảm tổng giá trị của năm. Đến năm 2013 thì cả 2 ngành đều tăng, ngành công nghiệp chế biến tăng 34.285 triệu đồng (tăng 3,8%) và ngành còn lại tăng 392 triệu đồng (tăng 10,7%) so với cùng kỳ.

3.2.3 Tình hình sản xuất thƣơng mại – dịch vụ

Bảng 3.10 Số cơ sở kinh doanh và giá trị sản xuất thƣơng mại dịch vụ ở huyện Long Mỹ, Hậu Giang giai đoạn 2011 – 2013

Sản xuất thƣơng mại, dịch vụ 2011 2012 2013 Cơ sở Giá trị (triệu đồng) Cơ sở Giá trị (triệu đồng) Cơ sở Giá trị (triệu đồng) Thƣơng mại 2.884 1.252.182 2.983 1.724988 3.945 1.979.871 Khách sạn – nhà hàng 1.545 843.862 1.651 1.162.492 1.467 1.363.911 Dịch vụ - du lịch 630 626.091 692 862.494 740 1.055.931 Tổng 5.059 2.722.135 5.326 3.749.974 6.152 4.399.714

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Long Mỹ, 2013

Qua bảng 3.10 cho ta thấy, số cơ sở thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn huyện tăng dần qua các năm. Theo đó, năm 2012 số cơ sở tăng lên 267 cơ sở so với năm 2011 và tăng 826 cơ sở của năm 2013 so với năm 2012. Riêng năm 2013, số cơ sở kinh doanh thƣơng mại chiếm 64,1% trong tổng số cơ sở và tăng 1.061 cơ sở so với năm 2011. Dịch vụ - du lịch chiếm 12,1% tổng số và tăng 110 cơ sở, còn lại 23,8% số cơ sở kinh doanh nhà hàng – khách sạn nhƣng giảm 78 cơ sở so với năm 2011.

Giá trị sản xuất thƣơng mại dịch vụ trong 3 lĩnh vực kinh doanh tăng liên tục theo số cơ sở hoạt động. Tổng giá trị năm 2012 tăng 1.027.839 triệu đồng (so với năm 2011) và năm 2013 tăng 649.740 triệu đồng (so với năm 2012). Trong 3 năm từ 2011 -2013 con số này tăng lên khá cao là 1.677.579 triệu đồng. Đối với lĩnh vực thƣơng mại năm 2013 tăng 727.689 triệu đồng (so với năm 2011) vì có số cơ sở kinh doanh nhiều nhất trên địa bàn huyện, khách sạn – nhà hàng tăng 520.049 triệu đồng và dịch vụ - du lịch tăng 429.840 triệu đồng. Qua đó, giá trị sản xuất trong ngành dịch vụ - du lịch sẽ còn tăng cao

hơn nữa cùng với sự phát triển và đổi mới hình thức kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu hiện đại của ngƣời dân.

3.2.4 Thu nhập bình quân đầu ngƣời

Bảng 3.11 Giá trị gia tăng bình quân đầu ngƣời ở huyện Long Mỹ, Hậu Giang từ năm 2011 – 2013.

Đvt: triệu đồng

Năm 2011 2012 2013

Huyện Long Mỹ 16,89 20,39 22,85

Tỉnh Hậu Giang 23,60 23,64 27,30

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Long Mỹ, 2013

Dựa vào số liệu từ bảng 3.11 cho thấy, thu nhập bình quân đầu ngƣời của huyện tăng dần qua các năm, năm 2013 đạt 22,85 triệu đồng. Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng lên 5,96 triệu đồng, tuy nhiên giá trị gia tăng thu nhập còn thấp so với toàn tỉnh. Năm 2013, thu nhập bình quân của tỉnh là 27,3 triệu đồng, cao hơn 4,45 triệu đồng so với huyện. Vì vậy, huyện cần phải nổ lực và phấn đấu hơn nữa trong sự đa dạng nhiều ngành nghề để tạo thu nhập nhằm cải thiện và nâng cao mức sống của ngƣời dân trên địa bàn huyện.

CHƢƠNG 4

THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN LONG MỸ- TỈNH HẬU GIANG

4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NÔNG HỘ 4.1.1 Nhân khẩu và lao động 4.1.1 Nhân khẩu và lao động

Bảng 4.1 Đặc điểm nhân khẩu của hộ nông dân ở huyện Long Mỹ, Hậu Giang.

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%) Trung bình Độ lệch chuẩn

Số nhân khẩu (ngƣời)

1 – 3 23 35,94 4 – 5 38 59,38 >=6 3 4,69 Tổng 64 100,00 3,88 0,93 Số lao động (ngƣời) <3 33 51,56 3 – 4 29 45,31 >4 2 3,13 Tổng 64 100,00 2,80 0,88

Nguồn: Kết quả điều tra 64 hộ, năm 2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số nhân khẩu của mỗi hộ trong vùng nghiên cứu có mức trung bình 4 ngƣời (gồm 64 hộ đƣợc khảo sát). Trong đó, số hộ có số thành viên từ 1 đến 3 ngƣời là 23 hộ (chiếm 35,94%). Số hộ có từ 4 đến 5 thành viên là 38 hộ (chiếm 59,38%), đây là số thành viên chiếm tỷ lệ cao nhất so với 2 nhóm còn lại. Nhóm hộ có từ 6 thành viên trở lên có 3 hộ và chiếm tỷ lệ thấp nhất là 4,69%. Với nhóm hộ có từ 4 – 5 thành viên chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số hộ là một sự hợp lý cho thấy ý thức từ việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình của nông hộ ngày càng đƣợc nâng cao, từ đó số thành viên trong gia đình đƣợc điều chỉnh ở mức thích hợp và giảm khả năng tăng số thành viên nhƣng vẫn có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu lao động của nông hộ, hạn chế sự tốn kém về số lƣợng lao động thuê mƣớn. Theo đó, những thành viên phụ thuộc trong gia đình sẽ có điều kiện phát triển tốt hơn, việc chăm sóc, nuôi dƣỡng cũng đƣợc quan tâm nhiều hơn khi gánh nặng kinh tế đƣợc giảm nhẹ.

Số lao động trung bình của mỗi hộ là 3 ngƣời/hộ, có 33 hộ có số lao động từ 1 đến 2 ngƣời và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 nhóm là 51,56%. Kế đến là có 29 hộ có từ 3 – 4 ngƣời lao động trong gia đình, chiếm 45,31%, còn

lại 2 hộ là có số lao động trên 4 ngƣời, chiếm 3,13%. Số lao động chỉ bao gồm những ngƣời tham gia hoạt động tạo thu nhập trong điều kiện sống từ 6 tháng trở lên trong năm qua. Vì vậy, số lao động thƣờng xuyên trong hộ tƣơng đối ít, còn các thành viên đi làm xa chủ yếu tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp nên tỷ trọng đóng góp vào tổng thu nhập cao hơn so với những lao động tại nhà. Những nông hộ có nhiều lao động thì góp phần đa dạng hóa ngành nghề cho gia đình, từ đó tăng thu nhập.

4.1.2 Một số đặc điểm của chủ hộ

Bảng 4.2 Một số đặc điểm của chủ hộ ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Stt Đặc điểm chủ hộ Tần số Tỷ lệ (%) Trung bình Độ lệch chuẩn 1 Giới tính Nam 50 78,13 Nữ 14 21,88 Tổng 64 100,00 2 Dân tộc Kinh 48 75,00 Khmer, Hoa 16 25,00 3 Độ tuổi 49,69 (tuổi/hộ) 12,23 <30 1 1,56 30 – 40 16 25,00 41 – 50 18 28,13 >50 29 45,31

4 Số năm kinh nghiệm 25,59 12,82

<10 4 6,25 10 – 20 24 37,50 21 – 30 16 25,00 >30 20 31,25 5 Trình độ học vấn (bậc) 6,72 3,75 Không đi học 2 3,13 Tiểu học 27 42,19 Trung học cơ sở 23 35,94 Trung học phổ thông 7 10,94 Trung cấp, cao đẳng, đại học 5 7,81

Kết quả nghiên cứu đƣợc thể hiện trong bảng 4.2 cho thấy, phần lớn chủ hộ là nam giới, ngƣời có sự quyết định cao nhất và ảnh hƣởng nhiều nhất đến các thành viên khác trong gia đình. Với 64 nông hộ đƣợc khảo sát thì có đến 50 hộ có chủ hộ là nam giới (chiếm 78,3%) và còn lại 14 hộ là do nữ giới đứng đầu (chiếm 21,88%). Độ tuổi trung bình của chủ hộ là 49,69 (tuổi/hộ). Chủ hộ có độ tuổi thấp nhất là 28 tuổi và cao nhất là 84 tuổi. Trong đó, nhóm tuổi dƣới 30 tuổi chỉ có 1 hộ và chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong 4 nhóm tuổi là 1,56%, đây là độ tuổi trẻ nhất của chủ hộ và là chủ nhân của những gia đình trẻ chƣa có nhiều kinh nghiệm. Đối với chủ hộ có độ tuổi từ 30 đến 40 là có 16 hộ (chiếm 25,00%). Kế đến là chủ hộ có độ tuổi từ 41 đến 50 chiếm 28,13% với 18 hộ. Riêng nhóm chủ hộ trên 50 tuổi là chiếm tỷ lệ cao nhất với 45,31% của 29 hộ trong nhóm tuổi. Điều này cho thấy, độ tuổi trung bình của chủ hộ khá cao và số tuổi lớn hơn 50 là một sự chính chắn, trí tuệ cũng nhƣ sự thông suốt trong quá trình ra quyết định, đồng thời có khả năng phán xét cao hơn trong nhiều vấn đề, nhất là trong quá trình sinh kế của gia đình. Từ đó, chủ hộ có sự ảnh hƣởng đối với các thành viên khác trong hộ với những định hƣớng nghề nghiệp trong tƣơng lai.

Một bộ phận trong số hộ nghiên cứu là thành phần ngƣời dân tộc. Trong đó dân tộc Kinh có 48 hộ, chiếm tỷ lệ cao nhất là 75% và là thành phần có sự ảnh hƣởng lớn nhất đến đa dạng hóa thu nhập tại vùng. Tuy nhiên, nhóm dân tộc Khmer và Hoa cũng là một trong những nhân tố quyết định đến vấn đề sinh kế của nông hộ (chủ yếu là ngƣời Khmer). Phần lớn các hộ này sinh sống ở vùng sâu vùng xa và có 15 hộ đƣợc khảo sát chiếm 25% trong tổng số hộ. Các dân tộc khác nhau có thể có những đặc điểm về sản xuất, sinh hoạt và điều kiện học tập khác nhau nên sự đa dạng hóa thu nhập của từng nhóm dân tộc sẽ quyết định rất lớn đến cả vùng nghiên cứu.

Kinh nghiệm trung bình của chủ hộ là 26 năm, đây là con số tƣơng đối lớn nhƣng vẫn phù hợp với đặc điểm của vùng nghiên cứu, bởi huyện Long Mỹ là một huyện thuộc vùng nông thôn, đa phần ngƣời dân sống bằng nghề nông nên nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu. Mặt khác, do đặc thù của tỉnh cũng nhƣ cả ĐBSCL là sản xuất nông nghiệp, nông hộ sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực này. Chủ hộ có kinh nghiệm nhỏ nhất trong 4 nhóm là dƣới 10 năm có 4 hộ (chiếm 6,25%). Theo khảo sát, chủ hộ có số năm kinh nghiệm thấp là do chuyển đổi nơi ở và không còn tiếp tục với hoạt động chính, ngoài ra cũng do số tuổi còn thấp, mới lập gia đình với sự khởi đầu nghề nghiệp còn non yếu nên kinh nghiệm trong còn hạn chế. Ngƣợc lại, số hộ có số năm kinh nghiệm từ 10 đến 20 năm là chiếm phần lớn với 24 nông hộ (chiếm 37,50%). Nguyên nhân, chủ hộ thƣờng tập trung vào nghề nông là

chính và không thay đổi hoạt động khác. Nhƣ vậy, với độ tuổi càng cao thì kinh nghiệm sẽ càng nhiều. Nhóm chủ hộ có kinh nghiệm trung bình là 21 đến 30 năm (chiếm 25,00%). Số năm kinh nghiệm tƣơng đối lớn đối với nhóm hộ trên 30 năm là 20 hộ và chiếm 31,25%. Đối với nhóm kinh nghiệm này, chủ hộ cũng sẽ có nhiều lợi thế hơn trong sự lựa chọn đúng đắn đa dạng các ngành nghề trong nhiều lĩnh vực.

Bên cạnh đó, nghiên cứu còn thu thập đƣợc trình độ học vấn trung bình của chủ hộ là lớp 7 (bậc THCS). Con số nhƣ vậy cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ còn thấp khi điều kiện học tập ngày càng đƣợc chú trọng. Từ sự ảnh hƣởng trong thành phần ngƣời dân tộc Khmer tại các xã trong huyện cũng là nguyên nhân làm giảm trình độ học tập của toàn huyện. Điều đáng quan tâm là vẫn còn số chủ hộ mù chữ là 2 hộ (chiếm 3,13%). Trình độ bậc tiểu học chiếm phần lớn là 42,9% với 27 hộ, con số này giải thích cho nhiều nguyên nhân nhƣng phần lớn là do điều kiện sống còn nhiều khó khăn nên chủ hộ không tiếp tục học mà phải lao động sớm để phụ gia đình. Hơn nữa, tình trạng tìm việc làm cũng khó khăn nên chủ hộ thƣờng nghỉ học sớm và chọn những việc làm nông nhàn để tạo nguồn thu nhập đủ sống. Một số chủ hộ khác có trình độ học vấn cao hơn là bậc trung học cơ sở có 23 hộ (chiếm 35,94%). Riêng 2 cấp bậc còn lại chiếm tỷ lệ rất thấp, có 7 hộ có trình độ học vấn của chủ hộ là bậc trung học phổ thông (chiếm 10,94%) và bậc thuộc trung cấp, cao đẳng, đại học là có 5 hộ (chiếm 7,81%).

4.1.3 Một số đặc điểm của thành viên nông hộ

Bảng 4.3 Đặc điểm giới tính và lao động trong độ tuổi và ngoài độ tuổi của các thành viên trong hộ.

Đặc điểm của thành viên Tần số Tỷ lệ (%)

Giới tính

Nam 70 38,25

Nữ 113 61,75

Số ngƣời nam trong độ tuổi lao động 45 24,59

Số ngƣời nam ngoài độ tuổi lao động 25 13,66

Số ngƣời nữ trong độ tuổi lao động 76 41,53

Số ngƣời nữ ngoài độ tuổi lao động 37 20,22

Tổng 183 100,00

Theo số liệu khảo sát đƣợc thể hiện trong bảng 4.3 cho thấy, trong tổng số 183 thành viên của 64 hộ thì có 70 giới tính là nam và 113 giới tính nữ. Số ngƣời nam ít hơn ngƣời nữ. Với 70 ngƣời nam thì có 45 ngƣời nằm trong độ tuổi lao động (chiếm 24,54%) và còn lại 25 ngƣời nằm ngoài độ tuổi lao động (chiếm 13,66%). Số lƣợng ngƣời nữ luôn chiếm ƣu thế trong các thế hệ nên số ngƣời nữ trong độ tuổi lao động cũng rất cao có đến 76 ngƣời và chiếm tỷ lệ lớn nhất là 41,53%, còn lại 37 ngƣời nữ ngoài độ tuổi lao động chiếm 20,22%. Nhìn chung, số thành viên ở độ tuổi lao động của cả nam và nữ là 121 ngƣời, chiếm hơn 66% trong tổng số thành viên thì điều kiện cũng nhƣ cơ hội cho nông hộ đa dạng hóa các hoạt động khác nhau mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nông hộ là rất nhiều.

Bên cạnh đó, trình độ học vấn của các thành viên trong hộ cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến khả năng tạo thu nhập của cá nhân cũng nhƣ nguồn thu nhập chung của nông hộ. Trung bình mỗi thành viên trong hộ có trình độ học vấn đến lớp 7, nếu so với trình độ học vấn trung bình của chủ hộ thì sẽ cao hơn. Điều này có thể thấy, qua các thế hệ thì nhận thức của chủ hộ cùng các thành viên khác trong gia đình đã tiến bộ hơn khi công việc từ nghề nông không đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng tăng của con ngƣời cũng nhƣ xã hội, để mang lại thu nhập cao và cuộc sống khó khăn đƣợc cải thiện hơn thì phải học, học là cơ hội để tiếp cận, ứng dụng khoa học – kỹ thuật, nắm bắt thông tin thị trƣờng, sản xuất, … góp phần đa dạng hóa trong nhiều hoạt động tạo thu nhập. Mặt khác, trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, giáo dục ngày càng đƣợc chú trọng và không ngừng nâng cao trình độ giáo dục cho con ngƣời mà nhất là bộ phận nông dân nên việc tiếp cận giáo dục của các thế hệ về sau là rất dễ dàng. Vì vậy, chủ hộ là thế hệ đi trƣớc và có độ tuổi cao trên 40 tuổi thƣờng có học vấn thấp. Một bộ phận thành viên trong hộ chƣa đi học và không đi học chiếm 14,21% với 26 thành viên trong tổng số 183 thành viên của 64 hộ, chủ yếu là những thành viên chƣa đủ độ tuổi đi học. Số thành viên bậc tiểu học có 44 ngƣời và chiếm 24,04%. Đa phần, số thành viên thuộc bậc trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất trong các cấp, có 61 thành viên và chiếm 33,33%. Bậc trung học phổ thông có 38 thành viên (chiếm 20,77%) và 14

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ở huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 46)