Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ở huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 36)

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Long Mỹ là một huyện vùng nông thôn thuộc tỉnh Hậu Giang, với tổng diện tích tự nhiên cách trung tâm tỉnh Hậu Giang 20 km có vị trí quan trọng là cửa ngõ của tỉnh Hậu Giang. Huyện Long Mỹ nằm dọc trên các tuyến giao thông thủy bộ quan trọng của tỉnh và tiểu vùng Tây Sông Hậu, có những điểm giao lƣu kinh tế với các tỉnh giáp phía nam nhƣ Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và với đô thị trung tâm của Đồng bằng Sông Cửu Long là Thành phố Cần Thơ. Phía Bắc giáp huyện Vị Thuỷ, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông giáp huyện Phụng Hiệp, phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu. Theo thống kê của huyện có 13 xã và 02 thị trấn, với 94 ấp.

Huyện có hệ thống kênh rạch chằng chịt, trong đó có các tuyến đƣờng thủy quan trọng nhƣ: sông Cái Lớn, kênh Xáng, Nàng Mau, Trà Ban, Quản Lộ … đồng thời còn có quốc lộ 61, tỉnh lộ 42 đi qua cùng với hệ thống đƣờng liên hiệp, liên hiệp xã rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, giao lƣu và vận chuyển hàng hoá.

3.1.1.2 Địa hình và thổ nhưỡng

Long Mỹ nằm hoàn toàn trong khoảng giữa vùng Tây sông Hậu, địa hình thấp và bằng phẳng. Vùng có đủ nƣớc ngọt cả năm nên rất thuận lợi dẫn nƣớc tƣới tiêu phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, trên địa bàn ở vùng phía Bắc nhƣ xã Long Trị, xã Long Bình có địa hình hơi trũng và bị ngăn bởi trục lộ 42 nên thƣờng xảy ra ngập úng trên diện tích nhỏ vào mùa mƣa.

Nhờ những đặc trƣng của địa hình mà điều kiện thổ nhƣỡng cũng đa dạng với nhiều loại đất và có đặc điểm sau:

+ Đất cát giồng, đất phù sa ở các xã phía đông bắc: Long Trị, Long Phú, Tân Phú và một phần của Thuận Hòa.

+ Đất phù sa nhiễm mặn: Một phần xã Thuận Hòa, Xà Phiên và Lƣơng Tâm.

+ Nhóm đất phèn: bao gồm một phần của Lƣơng Tâm, Vĩnh Viễn, Thuận Hƣng, Vĩnh Thuận Đông. Trong đó, Lƣơng Tâm và Vĩnh Viễn là những xã có phèn nhiều.

3.1.1.3 Đất đai

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất ở huyện Long Mỹ năm 2012 – 2013.

Khoản mục Năm 2012 Năm 2013

Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Đất nông nghiệp 35.368 88,76 35.362 88,74

Đất phi nông nghiệp 4.479 11,24 4.485 11,26

Đất chƣa sử dụng - 0 - 0

Tổng 39.847 100,00 39.847 100,00

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Long Mỹ, 2013

Theo số liệu đƣợc thống kê từ bảng 3.1 cho thấy, tổng diện tích đất qua các năm 2012 – 2013 không có sự thay đổi. Tuy nhiên có sự chuyển dịch từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Cụ thể nhƣ sau:

Năm 2013, diện tích đất nông nghiệp là 35.362 ha (chiếm 88,74%) có sự giảm xuống so với năm 2012 là 6 ha (giảm 0,02%). Thay vào đó, diện tích đất phi nông nghiệp có chiều hƣớng tăng lên 6 ha (tăng 0,02%) và đạt 4.485 ha so với năm 2012 do đất nông nghiệp chuyển sang.

Trong 5 năm gần đây (2009 – 2013), diện tích đất hầu nhƣ đã đƣợc đƣa vào sử dụng hết nên không thống kê số liệu cho diện tích đất chƣa sử dụng.

Qua đó, tổng diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng giảm xuống, tuy là không nhiều nhƣng cũng cho thấy có sự chuyển dịch sang đất phi nông nghiệp từ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3.1.1.4 Khí hậu

Đặc trƣng của huyện là nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mƣa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 92 – 97% lƣợng mƣa cả năm, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. Nhiệt độ trung bình là 2700c không có sự trên lệch quá lớn qua các năm. Ẩm độ tƣơng đối trung bình trong năm phân hóa theo mùa một cách rõ rệt, có sự chênh lệch giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm khoảng 11%. Độ ẩm trung bình trong năm là 82% và thấp nhất vào khoảng tháng 3 và tháng 4 (77%).

Đây là vùng có điều kiện thời tiết, khí hậu khá thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi và các hoạt động kinh tế khác. Thế mạnh của huyện là sản xuất lúa, mía và khai thác tiềm năng mặt nƣớc nuôi thuỷ sản, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản.

3.1.1.5 Thủy văn

Huyện Long Mỹ có hệ thống kênh rạch chằng chịt và bị ảnh hƣởng của triều cƣờng biển đông thông qua hệ thống kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, sông Sóc Trăng, sông Cái Lớn, cùng với các tuyến đƣờng thủy quan trọng khác nhƣ: kênh Xáng, Nàng Mau, Trà Ban và các công trình thủy lợi điều tiết nƣớc đƣợc xây dựng trong những năm qua.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Dân số

Theo số liệu Niên giám thống kê huyện Long Mỹ năm 2013, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 398,48 km với dân số trung bình là 158.579 ngƣời trong tổng số 39.779 hộ gia đình và đạt mật độ dân số là 398 ngƣời/km2

. Trong đó, giữa các xã và thị trấn có sự phân bố không đồng đều khi mật độ dân số khá cao ở các nơi nhƣ thị trấn Long Mỹ và xã Long Bình với dân số 49.264 ngƣời chiếm hơn 31% dân số của toàn huyện. Tuy nhiên, nếu phân theo giới tính thì dân số trung bình cũng có sự chênh lệch qua các năm.

Bảng 3.2 Đặc điểm dân số huyện Long Mỹ qua các năm 2011 – 2013.

Khoản mục 2011 2012 2013

Nam (ngƣời) 79.171 80.245 79.469

Nữ (ngƣời) 77.977 77.807 79.110

Tổng dân số huyện (ngƣời) 157.148 158.052 158.579 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (0

/00) 11,14 11,15 11,08

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Long Mỹ, 2013

Qua bảng 3.2 cho thấy, tổng dân số huyện Long Mỹ năm 2013 tăng lên 1.431 ngƣời so với năm 2011 (157.148 ngƣời). Theo đó, số ngƣời nam trong năm 2013 là 79.469 cũng tăng theo là 298 ngƣời và số ngƣời nữ là 79.110 ngƣời, tăng 1.133 ngƣời. Nhƣ vậy trong giai đoạn này, số ngƣời nữ trong toàn huyện có sự gia tăng nhiều hơn so với nam là 835 ngƣời nhƣng tỷ lệ tăng tự nhiên năm 2013 là 11.08 (0

/00), giảm 0,06 (0/00 ) do số ngƣời mất nhiều hơn năm 2011.

3.1.2.2 Lao động

Trong năm 2013, tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động của toàn huyện là 98.922 trong tổng dân số 158.579 ngƣời của huyện (chiếm 62,4%). Lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 79.371 ngƣời (chiếm 79,1% trong tổng nguồn lao động). Trong đó, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông – lâm – ngƣ là 73,4%, công nghiệp – xây dựng là 21,0%, còn lại 5,8% là làm việc trong ngành dịch vụ. Từ con số này cho thấy, lao động nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ rất lớn so với lao động ở các ngành còn lại mặc dù có sự chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Số lƣợng lao động tham gia vào ngành dịch vụ tăng qua các năm và ngành công nghiệp – xây dựng cũng tăng nhƣng không ổn định. Riêng ngành nông – lâm – ngƣ, số lƣợng lao động có sự giảm xuống (giảm 2,6% so với năm 2012 là 76%). Nhìn chung, số ngƣời hoạt động trong ngành nông nghiệp có sự thay đổi nhƣng không nhiều và vẫn chiếm đa số trong cơ cấu ngành kinh tế. Tuy nhiên, với cơ cấu dân số trẻ và nguồn lao động dồi dào sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho huyện Long Mỹ.

3.1.2.3 Giáo dục

Để đáp ứng cho nhu cầu dạy và học cùng với việc phát triển ngành giáo dục, huyện đã đầu tƣ xây dựng mạng lƣới trƣờng lớp khá rộng khắp và phân bố đều ở các xã. Trong năm 2013 – 2014, toàn huyện có 37 trƣờng tiểu học, 16 trƣờng trung học cơ sở và 5 trƣờng trung học phổ thổng với tổng số 730 phòng học và 26.466 số lƣợng học sinh. Ngoài ra, đội ngũ giáo viên không ngừng tăng qua từng năm nhằm hỗ trợ cho nhu cầu dạy học ở từng xã. Hiện nay, toàn huyện có 1.602 giáo viên gồm 890 giáo viên dạy tiểu học, 478 giáo viên giảng dạy trung học cơ sở và 3.470 giáo viên dạy ở các trƣờng trung học phổ thông. Năm 2013, hầu hết 15 xã trong huyện Long Mỹ đƣợc công nhận xóa mù chữ và phổ cập giáo dục trung học cơ sở và tỷ lệ trẻ em dƣới 15 tuổi đƣợc phổ cập tiểu học là 100%.

3.1.2.4 Y tế

Do kinh tế phát triển nên huyện cũng có điều kiện đầu tƣ cho công tác chăm sóc sức khỏe và dinh dƣỡng, kết quả đạt nhiều chỉ tiêu cụ thể nhƣ: tổ chức khám chữa bệnh tăng 562.081 lƣợc ngƣời, tỷ lệ ngƣời tham gia các hình thức bảo hiểm y tế là 63,75% và tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng giảm xuống 14,56%. Bên cạnh đó, tình hình kế hoạch hóa gia đình đƣợc thực hiện tốt nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 giảm xuống 0,07%. Ngoài ra, huyện cũng đầu tƣ nhiều kinh phí để nâng cấp nhiều cơ sở y tế, trong năm 2013 toàn huyện xây dựng 5 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, 19 cơ sở y tế và số cán bộ y tế không

ngừng tăng qua các năm, hiện nay toàn huyện có 420 cán bộ y tế trong đó ngành y có 365 cán bộ và ngành dƣợc là 55 cán bộ.

3.1.2.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật

- Hạ tầng thủy lợi: Hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện với 26 trạm bơm điện hiện có và diện tích tƣới tiêu chủ động đạt 13.577 ha đất nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi khép kín là 3.067 km với diện tích 6.656 ha và có 79,50 km đê, bờ bao chống lũ.

-Hạ tầng cung cấp điện, nƣớc

+Hệ thống cung cấp điện, nƣớc đảm bảo ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất công nghiệp, kể cả sản xuất hàng xuất khẩu. Mạng lƣới điện trung thế đã đến 15 xã trong huyện. Trong năm 2013 phát triển điện kế mới là 1.312 điện kế nâng tổng số hộ có điện trong toàn huyện 39.363, so với hộ dân (39.642 hộ) đạt 99,30%, trong đó số hộ sử dụng điện an toàn là 94,64%.

+Tỷ lệ hộ sử dụng nƣớc hợp vệ sinh là 96,7%.

- Hạ tầng thông tin – văn hóa: Toàn huyện hiện nay đã có 08 xã, 02 thị trấn văn hóa và 94 ấp văn hóa; 01 nhà văn hóa cấp huyện; 10 nhà văn hóa cấp xã, thị trấn và 03 nhà văn hóa ấp; có 18 thƣ viện, phòng đọc sách; các nhà thông tin ấp đƣợc quản lý, chỉnh trang và hoạt động tốt.

- Hạ tầng giao thông: Toàn huyện có 37.500 m2 đƣờng giao thông nông thôn. Đƣờng ôtô đi đến đƣợc 14 trung tâm xã, thị trấn của huyện.

3.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG GIANG

3.2.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp

3.2.1.1 Lúa

Bảng 3.3 Diện tích và sản lƣợng lúa của huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang từ năm 2011 – 2013.

Năm 2011 2012 2013

Diện tích (ha) 66.235 69.960 69.330

Sản lƣợng (tấn) 343.524 373.116 373.810

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang, 2013

Qua bảng 3.3 cho thấy diện tích lúa tăng từ năm 2011 đến năm 2012 tăng 3.725 ha (tăng 5,6%). Nhƣng sang năm 2013 diện tích bắt đầu giảm nhẹ từ 69.960 ha của 2012 xuống còn 69.330 ha năm 2013, giảm 630 ha (tƣơng đƣơng 0,9%), so với năm 2011 là tăng 3.095 ha (tăng 4,7%). Nhìn chung trong

3 năm, diện tích trồng lúa có sự gia tăng do một phần nhận đƣợc sự hỗ trợ của Chính phủ cho ngƣời trực tiếp sản xuất. Bên cạnh đó, sản lƣợng lúa cũng tăng liên tục qua các năm và tăng mạnh nhất là năm 2012 với 373.116 tấn, tăng 29.592 tấn so với năm 2011, đến năm 2013 chỉ tăng thêm 694 tấn.

3.2.1.2 Cây màu

Bảng 3.4 Diện tích và sản lƣợng các loại cây màu của huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang từ năm 2011 – 2013.

Loại cây màu 2011 2012 2013 Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Bắp 387 1.935 414 2.118 427 2.176 Khoai lang 300 4.501 282 4.266 274 4.175 Sắn 6 87 - - - - Rau đậu các loại 2.853 34.826 2.805 34.613 2.906 37.638

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Long Mỹ, 2013

Qua bảng 3.4 ta thấy tổng diện tích gieo trồng cây màu qua các năm có sự thay đổi đáng kể nhƣng vẫn còn chiếm diện tích nhỏ trong vùng. Do điều kiện thổ nhƣỡng thấp và lợi nhuận không cao nên ngƣời dân ít mở rộng quy mô hơn. Tuy vây, diện tích trồng bắp vẫn tăng đều qua các năm và sản lƣợng cũng theo đó tăng lên. Năm 2012, diện tích bắp đạt 414 ha và tăng 27 ha so với năm 2011 (tăng 7%). Không dừng lại ở đó, năm 2013 diện tích bắp tiếp tục tăng thêm 13 ha so với năm 2012 và đạt 427 ha (tăng 3,1%). Trong 3 năm gần đây, từ năm 2011 đến 2013 sản lƣợng tăng 241 tấn (tăng 12,6%) và đạt 2.175 sản lƣợng năm 2013.

Ngƣợc lại, diện tích khoai lang giảm qua từng năm. So với năm 2011, diện tích khoai lang giảm 18 ha (tƣơng đƣơng 6%) và đạt 282 ha, sang năm 2013 lại giảm thêm 8 ha (giảm 2,8%) so với năm 2012 và chỉ còn 274 ha. Do diện tích giảm nên sản lƣợng cũng giảm, năm 2012 sản lƣợng đạt đƣợc 4.266 và giảm 235 tấn so với năm 2011 (giảm 5,2%). Đến năm 2013, sản lƣợng giảm nhẹ còn 4.175 tấn, giảm 91 tấn (tƣơng đƣơng 2,1%) so với năm 2012.

Sắn là loại cây chiếm diện tích nhỏ nhất trong 3 loại cây trên. Năm 2011, diện tích đạt đƣợc 6 ha và sản lƣợng đạt 87 tấn nhƣng đến năm 2012 và 2013

thì sắn không còn đƣợc trồng nữa vì điều kiện đất khó khăn cho việc sinh trƣởng và phát triển.

Diện tích rau đậu các loại thay đổi theo từng năm, năm 2012 thì diện tích đạt 2.805 nhƣng giảm 48 ha so với năm 2011 là 2.853 ha (giảm 1,7%) và sản lƣợng cũng giảm 213 tấn (tƣơng đƣơng 0,6%). Sang năm 2013, diện tích có chiều hƣớng tăng trở lại và đạt 2.906 ha, tăng lên 101 ha (tăng 3,6%) so với năm 2012. Sản lƣợng cuối năm 2013 đạt đƣợc 37.638 tấn và tăng 3.025 tấn (tăng 8,7%). Điều này cho thấy một phần do rau đậu là loại cây ngắn ngày, mau thu hoạch và thu lợi nhuận nhanh nên diện tích cũng nhiều hơn so với cây màu.

3.2.1.3 Cây công nghiệp hàng năm

Bảng 3.5 Diện tích và sản lƣợng cây công nghiệp hàng năm (cây mía) từ năm 2011 – 2013.

Năm 2011 2012 2013

Diện tích (ha) 507 512 370

Sản lƣợng (tấn) 41.345 42.099 30.239

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang, 2013

Từ bảng 3.5 cho thấy, từ năm 2011 – 2012 diện tích mía tăng lên cùng với sản lƣợng ở một mức độ thấp. Năm 2012, diện tích mía tăng lên 5 ha so với năm 2011 (tăng 1%), theo đó sản lƣợng cũng tăng 754 tấn (1,8%) cùng thời gian. Nhƣng do giá mía nguyên liệu bấp bênh, đầu ra không ổn định, chƣa có các chính sách hỗ trợ cụ thể cho ngƣời trồng mía nên khó giữ vững và phát triển diện tích mía, phần lớn ngƣời dân đã ban xuống làm ruộng và làm giảm diện tích đáng kể. Vì vậy năm 2013, diện tích mía giảm xuống đáng kể là 151 ha, tƣơng đƣơng 27,7% so với năm 2012, sản lƣợng cũng giảm mạnh trong năm còn 30.239 tấn, giảm 11.860 tấn. Trƣớc đó năm 2012, sản lƣợng tăng 754 tấn so với năm 2011.

3.2.1.4 Cây ăn trái

Bảng 3.6 Diện tích và sản lƣợng một số loại cây ăn trái ở huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011 – 2013.

Loại cây Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Diện tích (Ha) Sản lƣợng (Tấn) Diện tích (Ha) Sản lƣợng (Tấn) Diện tích (Ha) Sản lƣợng (Tấn) Cam, quýt, bƣởi 1.388 10.610 1.585 15.199 1.563 16.113 Khóm 503 5.456 472 5.456 466 5.416 Nhãn, vải 84 314 89 257 39 190 Xoài 477 2.233 501 2.233 509 2.422 Dừa 711 3.574 659 3.574 637 3.592

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Long Mỹ, 2013

Qua bảng 3.6 cho ta thấy, diện tích các loại cây ăn trái nhìn chung có chiều hƣớng giảm xuống, riêng diện tích của cây có múi (cam, quýt, bƣởi) và xoài thì tăng liên tục qua các năm. Trong đó:

Diện tích của cam, quýt, bƣởi là chiếm phần nhiều nhất và tăng đều từ năm 2011 – 2013. Trong giai đoạn này, con số tăng lên là 175 ha (tăng 12,6%

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ở huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)