Thực trạng vay vốn của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ở huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 63)

Trong hoạt động sinh kế của hộ, vốn đóng vai trò quan trọng cho việc đầu tƣ sản xuất của nông hộ, mở rộng kinh doanh, buôn bán, dịch vụ cũng nhƣ trang trải cho nhiều chi phí phát sinh khác. Nguồn vốn vay của nông hộ tập trung ở 3 nguồn: nguồn vay chính thức (ngân hàng, quỹ tín dụng), nguồn vay bán chính thức (hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, nhóm) và nguồn vay phi chính thức (ngƣời thân, bạn bè, mua chịu vật tƣ nông nghiệp, …). Tùy vào nhu cầu và điều kiện vay của nông hộ sẽ có tần số vay khác nhau cho mỗi hộ cũng nhƣ mỗi vùng trong huyện.

Bảng 4.11 Thực trạng vay vốn của nông hộ năm 2013.

Khoản mục Tần số Tỷ trọng (%)

Không có vay vốn 31 48,44

Có vay vốn 33 51,56

Tổng 64 100,00

Nguồn: Kết quả khảo sát 64 hộ, 2014

Bảng 4.11 cho thấy, nông hộ ở huyện Long Mỹ có nhu cầu vay vốn tƣơng đối cao, có đến 33 hộ vay vốn trong tổng số 64 hộ đƣợc khảo sát (chiếm 51,56%). Và trong 33 hộ có sử dụng nguồn vốn vay thì có 49% vay từ nguồn vay chính thức và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các nguồn vay bởi đây là nguồn vốn tín dụng đáp ứng đƣợc số lƣợng tiền vay khá lớn cho nông hộ khi cần nhiều chi phí để đầu tƣ sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, một vấn đề bất cập là nông hộ phải đối mặt với nhiều rủi ro trong sản xuất nhƣ mất mùa, dịch bệnh, giá nông sản giảm và đầu tƣ kinh doanh, buôn bán không thuận lợi, hơn hết là điều kiện thế chấp tài sản của nông hộ không đáp ứng đƣợc yêu cầu của các tổ chức tín dụng nhất là những hộ nghèo ở vùng xa xôi và có nhiều dân tộc thiểu số. Vì vậy, khi cần vốn, họ sẽ vay từ nguồn phi chính thức với lãi suất rất cao nên sẽ càng khó khăn hơn cho nông hộ. Những hộ vay từ nguồn phi chính thức chiếm 18% tỷ trọng các nguồn vay.

Để khắc phục những hạn chế trên và giúp nông hộ giảm bớt lãi suất vay cao, nguồn vay bán chính chính thức đang đƣợc nhiều hộ quan tâm vì mức vay ở lãi suất vừa phải và mang tính hỗ trợ vốn cho những thành viên tham gia vào các tổ chức xã hội, đoàn thể. Theo kết quả khảo sát, nguồn vay bán chính thức của nông hộ năm 2013 chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao là 33%.

Nguồn vay phi chính thức 18% Nguồn vay chính thức 49% Nguồn vay bán chính thức 33%

Nguồn: Số liệu khảo sát 64 nông hộ ở huyện Long Mỹ, 2014

CHƢƠNG 5

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP NÔNG HỘ Ở HUYỆN LONG MỸ- TỈNH HẬU GIANG 5.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ

Dựa vào phƣơng pháp nghiên cứu đã trình bày ở phần trên, đề tài sử dụng mô hình hồi quy theo phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình phƣơng bé nhất (OLS) để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ.

Các biến đƣa vào mô hình nhằm dự đoán mức ảnh hƣởng của từng biến lên tỷ trọng đóng góp phi nông nghiệp vào tổng thu nhập của nông hộ. Biến phụ thuộc là tỷ trọng thu nhập từ phi nông nghiệp.

Bảng 5.1 Một số tiêu chí cơ bản của nông hộ trong mẫu khảo sát

Tiêu chí Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tuổi của chủ hộ 28 84 49,297 11,570 Học vấn của chủ hộ 0 16 6,718 3,752 Số lao động (ngƣời/hộ) 1 5 2,797 0,876 Diện tích (1000m2) 0,18 21 6,731 4,553 Khoảng cách (km) 1,5 17 8,727 4,930 Thời gian sống 4 77 39,469 17,602 Giá trị nhà (triệu đồng) 10 320 82,156 73,772

Nguồn: Kết quả khảo sát 64 hộ, năm 2014

Sau khi thực hiện hồi quy, tác giả đã kiểm định các lỗi nhƣ phƣơng sai sai số bằng kiểm định Breusch – Pagan (hettest) và kiểm định White (imtest,white), đặc biệt sử dụng nhân tố phóng đại phƣơng sai (VIF) để phát hiện đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Kết quả kiểm định cho thấy mô hình không bị hiện tƣợng đa cộng tuyến (bởi vì hệ số phóng đại phƣơng sai của tất cả các biến độc lập trong mô hình đều nhỏ hơn 2,78). Mô hình hồi quy cho kết quả nhƣ sau:

Bảng 5.2 Kết quả mô hình hồi quy theo phƣơng pháp OLS.

Biến phụ thuộc: TỶ TRỌNG THU NHẬP PHI NÔNG NGHIỆP

Các biến Hệ số ƣớc lƣợng Giá trị t Mức ý nghĩa

Hằng số -41,576 -2,04 0,047 TUOI 0,749*** 2,80 0,007 HOCVAN 3,048*** 4,90 0,000 SOLAODONG 7,574** 2,56 0,013 DANTOC 17,527*** 2,74 0,008 DIENTICH -2,940*** -4,46 0,000 KHOANGCACH 0,398 0,76 0,450 THOIGIANSONG 0,277* 1,73 0,090 HOINONGDAN 18,512*** 2,98 0,005 HOIPHUNU -12,903** -2,32 0,025 HOICHIENBINH -22,354*** -2,92 0,005 DUONGNHUA 0,224 0,04 0,965 THUYLOI -18,330** -2,64 0,011 GIATRINHA 0,041 0,93 0,356 TIETKIEM 13,960* 1,91 0,062 Số quan sát 64 R2 0,6975

Giá trị kiểm định mô hình 0,000

Nguồn: Số liệu khảo sát 64 hộ năm, 2014

Ghi chú: (*), (**) và (***) tương ứng với các mức ý nghĩa 10% ,5% và 1%.

Mức ý nghĩa của kiểm định F là: 0,000. Cho biết mô hình có ý nghĩa ở mức 1%.

Hệ số xác định R2 bằng 0,6975 chỉ ra rằng, 69,75% sự biến động của tỷ trọng thu nhập phi nông nghiệp trong tổng thu nhập của nông hộ của nông hộ đƣợc giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình tại mức ý nghĩa 1%.

Trong các biến đƣa vào mô hình thì có 6 hệ số ƣớc lƣợng có ý nghĩa ở mức 1% đó là hệ số các biến tuổi chủ hộ, học vấn chủ hộ, thành phần dân tộc, diện tích đất canh tác, tham gia hội nông dân, hội chiến binh. Ở mức ý nghĩa 5% thì có 3 biến có hệ số đạt ý nghĩa thống kê đó là số lao động, hệ thống thủy lợi nội đồng, tham gia hội phụ nữ. Riêng mức ý nghĩa 10% thì có 2 biến có hệ số có ý nghĩa thống kê là thời gian sống tại địa phƣơng và khoản tiền tiết kiệm

của hộ trong năm. Còn lại 3 biến không có ý nghĩa đó là khoảng cách từ nơi sống đến trung tâm huyện, sử dụng tiện ích cơ sở hạ tầng về đƣờng nhựa, giá trị ngôi nhà của nông hộ. Với mỗi biến thì có mức ý nghĩa khác nhau là do khi tham gia những hoạt động tạo thu nhập của nông hộ, chủ hộ cũng nhƣ các thành viên trong gia đình có đặc điểm tuổi tác, học vấn khác nhau cùng với những kinh nghiệm trong sản xuất, khả năng tiếp cận tiện ích, tổ chức xã hội cũng nhƣ tài sản đất đai, nhà ở khác nhau phù hợp với khả năng tự có của hộ để tạo thu nhập, nhất là sự tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp để đa dạng hóa nguồn thu nhập cho nông hộ. Sự tác động của các biến đƣợc giải thích nhƣ sau:

Hệ số của tuổi chủ hộ có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Hệ số của biến là dƣơng nên cùng dấu với kỳ vọng và có mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc. Điều này có nghĩa, khi tuổi chủ hộ tăng lên 1 năm thì tỷ lệ đóng góp thu nhập từ phi nông nghiệp vào tổng thu nhập của hộ tăng lên 0,749 điểm % với các yếu tố khác không đổi. Thật vậy, các hoạt động từ phi nông nghiệp đƣợc đo lƣờng cùng với sự tăng lên về tuổi tác, chủ hộ có độ tuổi càng cao thì kinh nghiệm càng nhiều, kiến thức trải nghiệm thực tế sâu rộng có khả năng dự đoán đƣợc thị trƣờng, nắm bắt thông tin kịp thời. Thêm vào đó, có đƣợc cái nhìn đúng đắn cho việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, ít lao động vất vả mà thu nhập lại khá có thể trang trải cho cuộc sống hàng ngày và đầu tƣ cho nhiều công việc khác ít sử dụng sức lao động chân tay hơn.

Trình độ học vấn của chủ hộ có hệ số dƣơng với mức ý nghĩa 1%, nghĩa là nếu trình độ học vấn của chủ hộ tăng lên một cấp thì sẽ giúp làm tăng tỷ trọng thu nhập từ phi nông nghiệp của nông hộ thêm 3,048 điểm %. Kết quả này khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục – đào tạo đối với thu nhập cũng nhƣ đáp ứng một phần nhu cầu cho các hoạt động tạo thu nhập từ phi nông nghiệp đòi hỏi trình độ học vấn phù hợp với ngành nghề. Hơn nữa, đối với những chủ hộ có trình độ học vấn cao thì sự hiểu biết, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất tốt hơn chủ hộ có trình độ học vấn thấp. Từ đó, kết quả sản xuất sẽ đạt hiệu quả tốt hơn so với chủ hộ chỉ dựa vào kinh nghiệm truyền thống. Ở lĩnh vực phi nông nghiệp, học vấn là yếu tố quyết định quan trọng nhất, đặc biệt đối với các ngành nghề thuộc cơ quan nhà nƣớc, công ty, xí nghiệp vì đây là lĩnh vực tham gia hoạt động ngoài xã hội nhiều nên cần có sự hiểu biết sâu từ thực tiễn cũng nhƣ kiến thức từ trƣờng lớp. Hơn thế nữa, nếu trình độ học vấn cao sẽ có khả năng giao tiếp rộng, tạo đƣợc nhiều mối quan hệ bên ngoài, giúp ích trong công việc, hợp tác làm ăn với nhiều sự đa dạng từ các hoạt động kinh doanh, mua bán, … . Trong các cơ quan, công ty có thể giữ chức vụ gì, ở vị trí nào sẽ phụ thuộc vào trình độ

chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm với nghề. Nhƣ vậy, yếu tố học vấn có tác động chủ yếu đến nguồn thu nhập của nông hộ mà quan trọng nhất là ngành nghề phi nông nghiệp mà nông hộ tham gia.

Số lao động của hộ có ảnh hƣởng tới sự đóng góp từ tỷ trọng thu nhập phi nông nghiệp trong tổng thu nhập của hộ vì biến này có hệ số dƣơng ở mức ý nghĩa 5% và có mối quan hệ thuận với biến phụ thuộc. Số lao động chỉ bao gồm những thành viên có tham gia lao động để tạo ra thu nhập cho hộ. Trên thực tế, số lao động trong hộ tăng thì nguồn thu nhập trong gia đình cũng tăng, đồng thời giảm đƣợc số ngƣời phụ thuộc và các khoản chi tiêu trong gia đình. Mỗi thành viên có thể có một ngành nghề riêng hoặc là lao động chung ngành với các thành viên khác nhƣng vẫn có thể tham gia nhiều hoạt động khác để tăng thu nhập. Nhƣ vậy, với số lƣợng lao động càng nhiều thì khả năng đa dạng hóa thu nhập càng cao, điều này tạo ra cơ hội cho các thành viên có thể tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp nâng cao tỷ trọng đóng góp cho toàn ngành vào tổng thu nhập của hộ. Cụ thể nếu số lao động tăng lên 1 ngƣời thì tỷ lệ đóng góp thu nhập từ phi nông nghiệp vào tổng thu nhập của hộ tăng lên 7,574 điểm % với các yếu tố khác không đổi.

Biến dân tộc có hệ số dƣơng với mức ý nghĩa 1% cho thấy các hộ dân tộc Kinh có tỷ trọng thu nhập phi nông nghiệp cao hơn các dân tộc ít ngƣời (chủ yếu là dân tộc Khmer). Tỷ trọng thu nhập từ phi nông nghiệp của hộ ngƣời Kinh cao hơn những hộ khác là 17,527 điểm %. Từ nghiên cứu tác giả nhận thấy, ở vùng xa thị trấn là nơi thƣờng tập trung nhiều dân tộc ít ngƣời và đa phần họ có cuộc sống khó khăn do trình độ học vấn thấp, ít tiếp xúc với khoa học – kỹ thuật nên việc tham gia các công việc từ xã hội cũng hạn chế, các hoạt động phi nông nghiệp lại đòi hỏi có trình độ, kiến thức cũng nhƣ nguồn vốn mà nông hộ thì lại ít tài sản không đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội, vì vậy nghề nông luôn là nguồn sống chủ yếu tạo ra thu nhập. Nếu so với dân tộc Kinh thì tỷ lệ tạo ra thu nhập của ngƣời dân tộc thiểu số thấp hơn do hạn chế về những điều kiện trên.

Hệ số của diện tích đất canh tác có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số ƣớc lƣợng của biến là âm nên tỷ lệ nghịch với tỷ trọng thu nhập phi nông nghiệp của nông hộ. Thực tế cho thấy, nông hộ sinh sống tại vùng khảo sát phần lớn làm nghề nông và nguồn thu nhập của hộ phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp là chính mà đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, do đó diện tích đất càng lớn thì hộ sẽ tập trung sản xuất nông nghiệp càng nhiều nên làm giảm thu nhập phi nông nghiệp. Mặt khác, đặc thù của lĩnh vực phi nông nghiệp là không sử dụng nhiều đất canh tác mà chỉ làm công ăn lƣơng, mở dịch vụ tại nhà hoặc kinh doanh, buôn bán trên phần diện tích nhất định. Vì vậy, khi diện

tích đất tăng lên mà không đƣợc sử dụng hết tiềm lực của chúng hoặc cho ngƣời khác canh tác để thu lợi nhuận thấp thì sẽ ảnh hƣởng đến thu nhập và khi thu nhập giảm nông hộ sẽ hạn chế khả năng đa dạng hóa các ngành nghề, đồng thời cũng làm giảm các hoạt động tạo thu nhập từ phi nông nghiệp, ảnh hƣởng đến tỷ trọng đóng góp thu nhập phi nông nghiệp trong tổng thu nhập của hộ gia đình. Cụ thể là khi diện tích đất tăng lên 1.000 m2 thì làm cho tỷ trọng đóng góp thu nhập từ phi nông nghiệp giảm xuống ở mức thấp là 2,940 điểm % với các yếu tố khác không đổi. Tuy nhiên, tính trên tổng thu nhập của hộ thì diện tích đất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự đa dạng hóa thu nhập cho nông hộ.

Cùng với biến diện tích đất là biến hệ thống thủy lợi đại diện cho việc sử dụng tiện ích về cơ sở hạ tầng của nông hộ. Biến này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% và có mối tƣơng quan nghịch với biến phụ thuộc. Để giải thích cho vấn đề này, việc tiếp cận hệ thống thủy lợi là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt. Chính vì thế, nếu đƣợc đầu tƣ và hỗ trợ đúng mức thì nông nghiệp sẽ phát triển tốt hơn và nông hộ không cần chuyển đổi nghề nghiệp, nhƣ vậy khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp sẽ hạn chế. Cụ thể là tỷ trọng thu nhập phi nông nghiệp giảm 18,330 điểm % nếu khả năng tiếp cận hệ thống thủy lợi nhiều hơn.

Thời gian sống của nông hộ tại địa phƣơng cũng là yếu tố ảnh hƣởng đến đa dạng hóa thu nhập của hộ, hệ số có ý nghĩa 10%. Số năm sinh sống tại địa phƣơng đƣợc tính theo số năm cƣ trú của chủ hộ. Khi thời gian sống tăng lên 1 năm thì tỷ trọng đóng góp thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp tăng 0,277 điểm %. Thời gian sống càng lâu thì có thể nắm bắt đƣợc tình hình hoạt động tại địa phƣơng cũng nhƣ có cái nhìn đúng đắn khi đƣa ra quyết định, cải tiến ngành nghề cho phù hợp với điều kiện và nhu cầu sống ngày ngày cao. Bên cạnh đó, chủ hộ cũng nhận thức đƣợc sự khó khăn của nghề làm nông và khó vƣơn lên đƣợc cuộc sống khấm khá nên sống lâu dần họ cũng có ý định kinh doanh, buôn bán hay làm công ăn lƣơng, ít lao động vất vả mà thu nhập lại cao, đây là điều tác động đến sự gia tăng ngành nghề phi nông nghiệp để nâng cao thu nhập cho gia đình.

Một yếu tố khác ảnh hƣởng đến khả năng đa dạng hóa thu nhập của nông hộ là khoản tiền mà nông hộ tích lũy đƣợc trong năm. Hệ số của biến này là dƣơng có mức ý nghĩa 10%, cho thấy nông hộ có cơ hội tham gia vào nhiều hoạt động phi nông nghiệp hơn khi khoản tiền tích lũy tăng lên. Theo đó, việc đầu tƣ cho nhiều hoạt động kinh doanh sẽ đƣợc mở rộng cũng nhƣ có điều kiện xin việc làm tại các cơ quan, công ty với mức lƣơng cao. Điều này cho

thấy, nông hộ có khả năng tích lũy nhiều thì thu nhập phi nông nghiệp sẽ cao hơn so với hộ có khoản tích lũy thấp hơn là 13,96 điểm %.

Tổ chức hội nông dân có mức ý nghĩa 1% và có hệ số trái dấu với biến

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ở huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)