4.2.1 Thực trạng thu nhập của nông hộ
Bảng 4.7 Thu nhập của nông hộ năm 2013 ở huyện Long Mỹ.
Đơn vị: Triệu đồng/năm Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Tổng thu nhập 11,00 213,16 78,12 41,29 Thu nhập bình quân/nhân khẩu 3,67 48,00 20,19 9,96 Thu nhập bình quân/lao động 7,80 82,78 30,58 14,50
Nguồn: Kết quả nghiên cứu từ 64 hộ của huyện Long Mỹ, 2014
Tổng thu nhập trung bình của hộ năm 2014 đƣợc khảo sát là 78,12 triệu đồng/ năm. Mức thu nhập thấp nhất của nông hộ là 11 (triệu đồng/năm) và cao nhất là 213,16 (triệu đồng/năm). Giá trị thấp nhất trong tổng thu nhập của hộ chủ yếu thuộc vào những hộ gia đình sống xa thị trấn và tập trung nhiều dân tộc ít ngƣời có điều kiện kinh tế khó khăn, khả năng tiếp cận thị trƣờng, cơ sở hạ tầng còn hạn chế nên việc tham gia nhiều ngành nghề sẽ kém phát triển, từ đó mang lại mức thu nhập thấp cho nông hộ. Riêng những hộ sống gần thị trấn là cơ hội cho việc tiếp cận nhiều nguồn thu nhập khác nhau, nhất là từ những hoạt động phi nông nghiệp không cần sử dụng nhiều sức lao động mà vẫn đem lại nguồn thu cao. Nếu xét theo số lao động tạo thu nhập, mức thu nhập trung bình là 30,58 (triệu đồng/ngƣời/năm). Con số này tƣơng đối phù hợp đối với lao động phần lớn làm nghề nông. Theo đó, mức thu nhập thấp nhất của một lao động trong gia đình là 7,80 triệu đồng và cao nhất là 82,78 (triệu đồng/ngƣời/năm). Tuy nhiên, giá trị trung bình của thu nhập sẽ giảm dần khi số nhân khẩu trong hộ tăng lên. Thực tế cho thấy, thu nhập bình quân trên mỗi nhân khẩu là 20,19 (triệu đồng/ngƣời/năm), bao gồm những ngƣời phụ thuộc của hộ. Do vậy, giá trị thấp nhất trên một nhân khẩu là 3,67 triệu đồng và cao nhất là 48 (triệu đồng/ngƣời/năm). Nhƣ vậy, giá trị trung bình đƣợc khảo sát sẽ cao hơn so với thu nhập bình quân đầu ngƣời của toàn huyện, lý do sẽ có sự khác nhau ở từng vùng trong một địa bàn và nghiên cứu chỉ đại diện một phần trong tổng thể toàn huyện nên sự chênh lệch là không đáng kể.
78,12 30,58 20,19 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Tổng thu nhập của hộ Thu nhập bình quân/ld Thu nhập bình quân/ngƣời
Nguồn: Kết quả điều tra 64 hộ, 2014
Hình 4.1 Thu nhập của nông hộ năm 2013
Nông hộ trên địa bàn huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang không chỉ thu nhập với nghề trồng lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm là chủ yếu mà còn tạo thu nhập từ việc làm thêm nhiều ngành nghề khác nhau nhƣ trồng cây ăn trái, hoa màu, nuôi thủy sản (cá, lƣơng, …), kinh doanh, buôn bán, làm mƣớn, dịch vụ, làm công ăn lƣơng, một phần nhỏ là việc cho thuê đất, nhận đƣợc nguồn trợ cấp từ ngƣời thân bạn bè trong và ngoài nƣớc hoặc là tiền lãi tích lũy từ ngân hàng, quỹ tín dụng. Ngoài ra, một số hộ còn có thu nhập từ hoạt động khác nhƣ là chài lƣới, giăng câu, bắt óc cũng là sự phổ biến trong hoạt động tạo thu nhập của nông hộ ở vùng nông thôn, những nghề phụ này đƣợc tính chung với hoạt động làm thuê nông nghiệp và thuộc nguồn thu nhập từ tiền công của nông hộ. Sự đóng góp của mỗi nguồn đƣợc thể hiện cụ thể trong bảng 4.8.
Bảng 4.8 Thông tin về các nguồn thu nhập của nông hộ
Đơn vị: Triệu đồng/năm
Chỉ tiêu Trung bình Tỷ trọng Độ lệch chuẩn
Thu nhập trồng trọt 27,29 34,90 20,67
Thu nhập chăn nuôi 13,53 17,30 14,80
Thu nhập thủy sản 2,93 3,75 14,26
Kinh doanh, buôn bán 7,23 9,25 12,77
Tiền lƣơng, tiền công 25,36 32,43 29,74
Tiền cho thuê 1,86 2,37 5,56
Tổng 78,20 100,00 41,51
Nguồn: Số liệu khảo sát 64 hộ, 2014
Số liệu từ bảng 4.8 cho thấy, nguồn thu nhập của nông hộ đƣợc đa dạng với nhiều hoạt động khác nhau và mỗi hoạt động sẽ có sự đóng góp tỷ trọng khác nhau vào thu nhập của nông hộ do đặc điểm riêng biệt của mỗi ngành và mỗi vùng. Phần lớn nông hộ ở huyện Long Mỹ có nguồn thu nhập chủ yếu từ nghề trồng trọt và chiếm tỷ trọng cao nhất là 34,90% trong tổng nguồn thu nhập của nông hộ đƣợc khảo sát. Điều này làm cho thu nhập bình quân của mỗi hộ cũng đạt ở mức cao nhất là 27,29 triệu đồng/hộ/năm, trong đó, lúa là loại cây ngắn ngày mang lại nguồn thu nhập ổn định nhất cho nông hộ tại huyện. Thêm vào đó, hiện nay huyện đang có khuynh hƣớng chuyển dịch cơ cấu sang trồng cây ăn trái (cam xoàn, quýt đƣờng) mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa tăng thu nhập vừa đa dạng hóa mô hình trồng trọt cho hộ gia đình.
Ngoài ra, việc kết hợp trong trồng trọt và chăn nuôi cũng là một hƣớng đa dạng cho rất nhiều nông hộ, hiện nay tỷ trọng đóng góp của ngành chăn nuôi chiếm 17,30% trong cơ cấu thu nhập. Thu nhập bình quân đạt 13,53 triệu đồng/hộ/năm. Ngƣợc lại, do đặc điểm của vùng khó phát triển cho ngành nuôi trồng thủy sản nên tỷ lệ từ ngành này rất thấp, chỉ chiếm 3,75% trong tổng thu nhập, từ đó thu nhập bình quân trên mỗi hộ chỉ đạt 2,93 triệu đồng/hộ/năm.
Bên cạnh các nguồn thu nhập chính từ hoạt động nông nghiệp, nông hộ đã chú trọng hơn từ việc tạo thu nhập với các hoạt động phi nông nghiệp nhƣ buôn bán nhỏ tại nhà, kinh doanh tiệm tạp hóa, mở dịch vụ (cắt tóc, sửa xe, chạy xe ôm, đan lát, …), thu nhập bình quân từ các nguồn này là 7,23 triệu đồng/hộ/năm, đóng góp 9,25% trong tổng thu nhập. Những hoạt động này đem lại giá trị thu nhập tƣơng đối cao nhƣng lại có ít nông hộ tham gia bởi lẻ cần phải có nhiều vốn cho vấn đề đầu tƣ vào chúng, vì vậy làm hạn chế số hộ có nguồn thu nhập cho hoạt động này. Riêng lĩnh vực làm công ăn lƣơng cũng
nhƣ làm thuê cho các công ty, xí nghiệp nhà máy thì chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nguồn thu nhập, đạt đến 32,43%, thu nhập bình quân là 25,36 triệu đồng/hộ/năm. Do ngoài công việc từ hoạt động nông nghiệp, chủ hộ cũng nhƣ các thành viên trong hộ thƣờng dành thời gian còn lại, kể cả thời gian nông nhàn để tham gia vào các hoạt động khác nhƣ làm thuê, khuân vác, thợ hồ, thợ mộc. Hơn hết là các công việc chính nhƣ trên (công nhân viên chức trong cơ quan nhà nƣớc, công nhân trong công ty, xí nghiệp) là nguồn thu nhập cao hơn cả làm nông nghiệp nhƣng số lƣợng tham gia còn hạn chế so với làm nông nghiệp nên giá trị thu nhập thấp hơn. Qua đây cho thấy, mặc dù tỷ trọng đóng góp từ phi nông nghiệp là không cao nhƣng vẫn có sự đa dạng cho nhiều hoạt động giúp nông hộ tận dụng thời gian có thể để gia tăng thu nhập.
Một số ít nông hộ có nguồn thu nhập từ tiền cho thuê đất, trợ cấp và tiền lãi tích lũy từ ngân hàng, quỹ tín dụng nhƣng không chiếm phần lớn trong thu nhập của nông hộ nên tác giả chọn làm nguồn chung. Tuy vậy, cũng giúp rất nhiều nông hộ có thêm thu nhập để đầu tƣ sản xuất, mở rộng kinh doanh cũng nhƣ vƣợt qua khó khăn khi thiếu vốn. Thu nhập trung bình từ các hoạt động này là 1,86 triệu đồng/hộ/năm và chiếm 2,37% trong tổng thu nhập.
Biểu đồ sau đây thể hiện rõ hơn cơ cấu các nguồn thu nhập trong sự đóng góp tỷ lệ của từng ngành.
Tiền lƣơng, tiền công
32%
Tiền cho thuê 2% Trồng trọt 35% Chăn nuôi 17% Thủy sản 4% Kinh doanh 9%
Nguồn: Số liệu khảo sát từ 64 hộ và tính toán của tác giả, 2014
Hình 4.2 Cơ cấu thu nhập của nông hộ ở huyện Long Mỹ năm 2013
4.2.2 Mức độ đa dạng thu nhập của nông hộ
Hoạt động tạo thu nhập của các nông hộ tại vùng nghiên cứu bao gồm những hoạt động: Trồng trọt (trồng lúa, cây ăn trái, hoa màu), chăn nuôi (heo, vịt, gà), nuôi trồng thủy sản (cá, lƣơn), kinh doanh, dịch vụ (đan lát, bán tạp
hóa, may, …), tiền công, tiền lƣơng (công nhân viên chức, công nhân xí nghiệp, công ty, bảo vệ, cắt lúa, …), tiền cho thuê đất, trợ cấp, tiền lãi tiết kiệm.
Mức độ đa dạng hóa thu nhập đƣợc đo lƣờng bởi các tiêu chí chính: đó là số nguồn thu nhập mà nông hộ có đƣợc, tỷ trọng đóng góp các nguồn thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp. Mức độ đa dạng hóa thu nhập cao có thể làm tăng thu nhập cho nông hộ và làm giảm rủi ro trong sản xuất, kinh doanh.
Bảng 4.9 Số hoạt động tạo thu nhập của nông hộ ở huyện Long Mỹ trong năm 2013.
Số hoạt
động Số hộ tham gia (hộ) Tỷ lệ (%) Thu nhập bình quân (Triệu đồng/hộ) Tổng thu nhập (Triệu đồng)
1 2 3,13 17,55 35,1 2 10 15,62 46,49 464,93 3 35 54,69 65,95 2308,39 4 13 20,31 122,59 1593,72 5 4 6,25 150,80 603,21 Tổng cộng 64 100,00 403,38 5005,35
Nguồn: Kết quả điều tra 64 hộ, năm 2014
Nông hộ có số hoạt động đa dạng nhất là 5 hoạt động. Ứng với từng số hoạt động là tỷ lệ đóng góp khác nhau trong tổng thu nhập của hộ. Với nông hộ có số hoạt động thấp nhất là 2 hộ với 1 hoạt động chiếm tỷ trọng 3,13%, thu nhập bình quân là 17,55 triệu đồng/hộ/năm. Nông hộ này là những ngƣời lớn tuổi vƣợt xa độ tuổi lao động nên thƣờng nhận sự trợ cấp từ con cái hoặc tiền cho thuê đất nên không tham gia nhiều ngành nghề tạo thu nhập đặc biệt là những hoạt động sử dụng nhiều sức lao động, vì vậy họ tham gia các hoạt đông phi nông nghiệp nhẹ nhàn và nhàn rỗi để ổn định cuộc sống nhƣng khả năng đa dạng thu nhập thấp. Cao hơn là 2 hoạt động từ 10 nông hộ chiếm tỷ lệ 15,62%, thu nhập bình quân trên mỗi hộ là 46,49 triệu đồng/hộ/năm. Đa phần những nông hộ này có hoạt động từ nông nghiệp, sử dụng đất để canh tác nhƣ trồng lúa, chăn nuôi, họ không có đủ vốn để đầu tƣ kinh doanh, buôn bán nên tập trung độc canh một hoạt động chính.
Số quan sát lớn nhất từ 3 hoạt động là 35 hộ, chiếm tỷ lệ 54,69% với thu nhập bình quân 65,95 triệu đồng/hộ/năm. Nếu số hoạt động gia tăng thì thu nhập bình quân của mỗi hộ cũng tăng theo tƣơng ứng. Cụ thể là số hộ tham gia 4 hoạt động có 13 quan sát và thu nhập bình quân cao hơn số hộ có 3 hoạt động, những nông hộ này chiếm 20,31% trong tổng số quan sát và con số đạt
122,59 triệu đồng trên mỗi hộ. Riêng các nông hộ có 5 hoạt động thì tỷ lệ tham gia rất tƣơng đối ít là 6,25% với 4 hộ và thu nhập bình quân đạt giá trị cao nhất trong số các hoạt động là 150,80 triệu đồng/hộ/năm.
Kết quả khảo sát những nông hộ có thu nhập bình quân cao theo số hoạt động tạo thu nhập, một phần họ tham gia hoạt động nông nghiệp ít mà chủ yếu lao động từ phi nông nghiệp, không tính đến những công việc, chức vụ có lƣơng cao nhƣng chỉ cần những việc làm phù hợp với sức khỏe, tuổi tác nhƣ làm thợ hồ, công nhân, … cũng sẽ mang lại nguồn thu nhập tƣơng đối ổn định cho cuộc sống của mỗi gia đình.
Tuy nhiên, trong từng trƣờng hợp vẫn có sự trái ngƣợc nhau khi số hoạt động nhiều nhƣng thu nhập lại ít. Nguyên nhân từ những hoạt động mà nông hộ tham gia chỉ là kiếm thêm thu nhập chứ không đầu tƣ nhiều vào chúng vì vấn đề không có nhiều vốn, lao động, vật chất, … .Trên thực tế, sự đa dạng hóa của nông hộ ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ. Nếu thu nhập cao thì có thể đầu tƣ sản xuất cho nhiều hoạt động và tạo nên sự đa dạng hóa, ngƣợc lại đa dạng nhiều hoạt động thì sẽ tạo ra nhiều thu nhập. Hiện nay, nông hộ có thể nhận đƣợc sự hỗ trợ vốn từ các tổ chức tín dụng, xã hội hay đoàn thể để có thể đầu tƣ cho những hoạt động sản xuất nhƣ vay từ ngân hàng, quỹ tín dụng, hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, chơi hụi, ... . Một vấn đề là cần phải tạo lòng tin cũng nhƣ giảm sự thế chấp các tài sản để nông hộ có thể tạo nhiều nguồn thu nhập đặc biệt là những hộ ở vùng sâu, vùng xa trị trấn, huyện.
Nhƣ vậy, nông hộ muốn tạo nguồn thu nhập cao cần phải đầu tƣ sản xuất để tạo ra nhiều hoạt động nhằm đa dạng hóa các ngành nghề tạo thu nhập cho hộ.
Bảng 4.10 Các nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp của nông hộ năm 2013. Số
hoạt động
Thu nhập bình quân phi nông nghiệp
(Triệu đồng) Chia ra Kinh doanh, buôn bán (%) Tiền lƣơng, tiền công (%)
Tiền cho thuê đất, tiết kiệm, trợ cấp (%) 1 0 0,00 0,00 0,00 2 21,14 23,65 72,53 3,82 3 26,08 17,49 75,60 6,91 4 64,39 21,96 72,83 5,22 5 86,49 27,07 72,55 0,38
Thu nhập của nông hộ tăng lên cùng với số hoạt động phi nông nghiệp (bảng 4.10). Theo đó, số hộ càng tham gia nhiều hoạt động phi nông nghiệp thì con số sẽ tăng lên. Một phần nhỏ nông hộ có tham gia hoạt động phi nông nghiệp nhƣng không phải là nguồn thu nhập chính nên dẫn đến sự đóng góp cho ngành không cao, tuy nhiên vẫn có xu hƣớng đa dạng hóa thu nhập tăng lên cùng với số hoạt động theo thu nhập bình quân phi nông nghiệp của hộ. Nhƣ đã đƣợc đề cập phần trƣớc, những hộ có 1 hoạt động tạo thu nhập thƣờng là độc canh cho một hoạt động chính từ nông nghiệp, có thể là cây trồng hoặc vật nuôi nên không có sự đóng góp cho lĩnh vực phi nông nghiệp. Trong 3 phần đóng góp từ lĩnh vực này, các ngành nghề tạo thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công là chiếm tỷ trọng lớn nhất bởi hoạt động này không cần phải đầu tƣ nhiều vốn mà chủ yếu dựa vào sức khỏe, tuổi tác của ngƣời lao động có phù hợp với công việc thì có thể tham gia. Đối với lĩnh vực kinh doanh, buôn bán hay làm dịch vụ đòi hỏi phải có sự đầu tƣ về tài chính, vật chất, … nhƣng phần lớn nông hộ lại hạn chế các nguồn lực đó nên tỷ lệ đóng góp của nguồn thu nhập này không cao. Tuy nhiên, chiếm tỷ trọng thấp nhất không phải là nguồn thu nhập này mà là từ tiền cho thuê đất, tiền trợ cấp và tiền tãi đƣợc tích lũy từ việc gửi ngân hàng, quỹ tín dụng. Số hoạt động này đóng góp một phần thu nhập cho nông hộ giúp cải thiện điều kiện sống hoặc giảm thiểu khó khăn trong sản xuất nhƣng chúng là nguồn thu nhập không thƣờng xuyên nên kém phần so với 2 lĩnh vực còn lại. Cụ thể hình 4.3 thể hiện rõ cơ cấu của 3 lĩnh vực từ phi nông nghiệp.
0,00 72,53 23,65 3,82 75,6 17,49 6,91 72,83 21,96 5,22 72,55 27,07 0,38 0 10 20 30 40 50 60 70 80% 1 hoạt động 2 hoạt động 3 hoạt động 4 hoạt động 5 hoạt động
Tiền lƣơng, tiền công Kinh doanh, dịch vụ Tiền cho thuê
Nguồn: Số liệu khảo sát từ 64 hộ và tính toán của tác giả, 2014
4.2.3 Thực trạng vay vốn của nông hộ
Trong hoạt động sinh kế của hộ, vốn đóng vai trò quan trọng cho việc đầu tƣ sản xuất của nông hộ, mở rộng kinh doanh, buôn bán, dịch vụ cũng nhƣ trang trải cho nhiều chi phí phát sinh khác. Nguồn vốn vay của nông hộ tập trung ở 3 nguồn: nguồn vay chính thức (ngân hàng, quỹ tín dụng), nguồn vay bán chính thức (hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, nhóm) và nguồn vay phi chính thức (ngƣời thân, bạn bè, mua chịu vật tƣ nông nghiệp, …). Tùy vào nhu cầu và điều kiện vay của nông hộ sẽ có tần số vay khác nhau cho mỗi hộ cũng nhƣ mỗi vùng trong huyện.
Bảng 4.11 Thực trạng vay vốn của nông hộ năm 2013.
Khoản mục Tần số Tỷ trọng (%)