Kết quả mổ khám chuột sau quá trình điều trị

Một phần của tài liệu thử nghiệm khả năng điều trị bệnh do staphylococcus aureus của lá đại bi (blumea balsamifera l) trên chuột bạch (mus musculus domesticus) (Trang 45)

Sau 7 ngày điều trị, chúng tôi để cho chuột ổn định 1 ngày, sang ngày thứ 9 bắt đầu tiến hành mổ khám và ghi nhận được kết quả ở bảng 4.2.

Bảng 4.2 Kết quả bệnh tích trên chuột thí nghiệm sau quá trình điều trị NT Bệnh tích NT1 (n=9) NT2 (n=11) NT3 (n=12) NTĐC (n=6) Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Tích mủ ở gan, lách, thận và phổi 0 0 0 0 0 0 3 50,0 Tích mủ dưới da, hoại

tử vùng tiêm 2 22,2 1 9,1 0 0 4 66,6 Phổi xuất huyết 3 33,3 2 18,2 2 16,6 6 100,0

Gan, thận bị sưng và

nhạt màu, lách sưng 3 33,3 2 18,2 1 8,3 6 100,0 Không có bệnh tích

mủ, cơ quan nội tạng bình thường

1 11,1 6 54,5 9 75 0 0,0

Ghi chú: NT (nghiệm thức), NTĐC (nghiệm thức đối chứng).

Kết quả từ mổ khám từ bảng 4.2 cho thấy, tất cả chuột ở NT1, NT2 và NT3 không có bệnh tích mủ ở gan, lách, thận và phổi. Ở NTĐC bệnh tích này chiếm tỷ lệ 50%. Như vậy, sau 7 ngày điều trị, cao Đại bi cho kết quả điều trị tốt đối với bệnh tích mủ ở các cơ quan như gan, lách, thận và phổi của chuột do vi khuẩn

Staphylococcus aureus gây ra.

Bệnh tích mủ dưới da và hoại tử vùng tiêm không thể hiện ở NT3 (0,75 g/kg thể trọng), ở NT2 (0,5 g/kg thể trọng) có 1 trong số 11 chuột thể hiện bệnh tích với tỷ lệ 9,1%, ở NT1 (0,25 g/kg thể trọng) có 2 trong số 9 chuột thể hiện bệnh tích này với tỷ lệ là 22,2%. Riêng ở NTĐC không sử dụng cao để điều trị thì chúng tôi ghi nhận được có 4 trong số 6 chuột thể hiện bệnh tích mủ dưới da và hoại tử vùng tiêm với tỷ lệ là 66,6%.

Kết quả trên cho thấy cao Đại bi điều trị có hiệu quả đối với bệnh tích mủ dưới da và hoại tử vùng tiêm. Kết quả này phù hợp với Lê Trần Đức (1997), Đại bi được dùng làm thuốc đắp tại chỗ lở loét và chữa được những vết thương sưng đau. Ruangrungsi et al. (1985) còn cho rằng Đại bi chữa được cả những vết thương nhiễm khuẩn.

Theo Hasegawa et al. (1978), khi gây nhiễm vi khuẩn Staphylococcus aureus nhận thấy các ổ áp xe trên thận, cơ, phổi, gan, xương và nhiều cơ quan khác. Bên cạnh đó Dean et al. (2007), cho rằng đặc điểm để phân biệt với các bệnh khác là vi khuẩn gây hoại tử da.

Hình 4.1 Bệnh tích hoại tử vùng tiêm trước và sau khi điều trị

Kết quả từ bảng 4.2 cho thấy, chuột ở tất cả các nghiệm thức đều có thể hiện bệnh tích phổi xuất huyết. Tuy nhiên, ở NTĐC không điều trị bằng cao thì có 100% chuột thể hiện bệnh tích này, ở NT3 với liều cao Đại bi cao nhất là 0,75 g/kg thể trọng thì chỉ có 2 trong số 12 chuột thể hiện bệnh tích này (16,6%). Với liều cao thấp hơn là 0,5 g/kg thể trọng ở NT2 và 0,25 g/kg thể trọng ở NT1 thì bệnh tích này có tỷ lệ lần lượt là 18,2% và 33,3%.

Hình 4.2 Phổi chuột xuất huyết

Qua đó, có thể kết luận rằng với liều cao Đại bi sử dụng càng cao và phù hợp thì hiệu quả điều trị càng cao và tỷ lệ thể hiện của bệnh tích càng thấp.

Kết luận trên cũng hoàn toàn đúng đối với bệnh tích gan, thận bị sưng nhạt màu và lách sưng. Qua kết quả mổ khám, chúng tôi nhận thấy có 100% chuột ở NTĐC thể hiện bệnh tích gan, thận sưng nhạt màu và lách sưng. Ở NT3 (liều

là 8,3%, thấp hơn rất nhiều so với NT1 (liều 0,25 g/kg thể trọng) có 3 trong số 9 chuột có thể hiện bệnh tích này với tỷ lệ là 33,3%. Qua kết quả mổ khám nhận thấy, chuột ở NT1 và NT2 có gan, thận sưng và lách sưng to hơn và nhạt màu hơn so với NT3. Riêng đối với NTĐC (đối chứng dương) thì chuột có gan, thận nhạt màu rất rõ và lách sưng to hơn gấp khoảng 2 lần so với bình thường (đối chứng âm). Kết quả này phù hợp với nhận định của Xu et al. (1993) cho rằng Đại bi có tác dụng bảo vệ gan, và làm hồi phục chức năng gan.

Hình 4.3 Gan chuột Hình 4.4 Thận chuột

Hình 4.5 Lách chuột

Như vậy, qua kết quả mổ khám từ bảng 4.2 chúng tôi nhận thấy, khi gây nhiễm cho chuột bằng vi khuẩn Staphylococcus aureus thì tất cả chuột đều có bệnh tích mủ ở các cơ quan nội tạng. Ở NTĐC có thể thấy toàn bộ số chuột mổ khám đều có bệnh tích phổi xuất huyết, gan, thận sưng, nhạt màu và lách sưng. Nhưng ở các nghiệm thức điều trị thì những bệnh tích này thể hiện với tỷ lệ thấp hơn, điều này chứng tỏ rằng cao Đại bi có khả năng diệt được Staphylococcus aureus làm giảm mức độ biểu hiện của các bệnh tích do vi khuẩn này gây ra.

Những bệnh tích mà chúng tôi ghi nhận được khi gây bệnh trên chuột với chủng Staphylococcus aureus hoàn toàn phù hợp với Cheng et al. (2009) khi thử

Điều trị Đối chứng Điều trị Đối chứng Điều trị Đối chứng Điều trị Đối chứng

nghiệm liều LD50 trên chuột nhận thấy Staphylococcus aureus chủ yếu di cư đến thận và gây ra các ổ áp xe trên thận. Theo Hulda et al. (2013), vi khuẩn

Staphylococcus aureus là một trong những nguyên nhân làm cho gan nhạt màu và gây áp xe (mủ) trên gan. Theo Sanne et al. (2011) gây nhiễm chuột với chủng

Stapylococcus aureus sau 10 ngày mổ khám quan sát thấy bệnh tích mủ trên gan.

Hình 4.6 Tích mủ ở xoang bụng chuột Hình 4.7 Lách chuột tích mủ

Qua kết quả mổ khám sau 7 ngày điều trị chúng tôi nhận thấy, ở 3 nghiệm

thức với 3 liều điều trị khác nhau thì các bệnh tích mủ trên các cơ quan nội tạng, bệnh tích phổi xuất huyết và các bệnh tích gan, thận sưng nhạt màu và lách sưng của chuột ở các nghiệm thức có sử dụng cao điều trị thể hiện với tỷ lệ thấp hơn so với NTĐC. Riêng ở NT3 với liều cao Đại bi là 0,75 g/kg thể trọng thì tỷ lệ thể hiện của các bệnh tích này là thấp nhất. Các bệnh tích mà chúng tôi ghi nhận được sau khi mổ khám là do độc tố của Staphylococcus aureus gây ra nên muốn điều trị khỏi hoàn toàn thì cần phải có thời gian lâu hơn.

Để khẳng định lại chuột bị bệnh là do Staphylococcus aureus, chúng tôi lấy bệnh phẩm gan, thận, lách, phổi và tim chuột đã gây nhiễm bằng vi khuẩn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Staphylococcus aureus cấy lên trên môi trường Baird Parker, các khuẩn lạc màu đen, xuất hiện dày đặc. Kết quả này phù hợp với Rosamund et al. (1995) nhận

dạng khuẩn lạc Staphylococcus aureus trên môi trường Baird Parker tạo khuẩn lạc điển hình có màu đen hoặc xám bóng và lồi, có một vòng trắng đục tiếp giáp với khuẩn lạc. Từ đó, nhận thấy rằng những bệnh tích ghi nhận được là do độc tố của vi khuẩn Staphylococcus aureus gây nên, liều cao Đại bi đã sử dụng trong điều trị không gây độc tính cho gan, thận, lách, phổi và tim của chuột thí nghiệm.

Hình 4.10 Khuẩn lạc Staphylococcus aureus được phân lập từ gan chuột sau 2 lần cấy chuyển

Hình 4.11 Khuẩn lạc Staphylococcus aureus được phân lập từ thận và lách

Hình 4.12 Khuẩn lạc Staphylococcusaureus được phân lập từ phổi và tim

Thận Lách

Phổi Tim

Gan Gan

Như vậy, qua kết quả thử nghiệm chúng tôi đưa ra kết luận rằng, cao lá Đại bi mang lại hiệu quả điều trị cao đối với bệnh nhiễm khuẩn do Staphylococcus aureus trên chuột bạch. Ở các nghiệm thức có sử dụng cao Đại bi để điều trị thì một số bệnh tích do Staphylococcus aureus gây ra trên chuột như: bệnh tích mủ ở gan, lách, thận và phổi; bệnh tích mủ dưới da và hoại tử vùng tiêm; bệnh tích phổi xuất huyết và bệnh tích gan, thận bị sưng và nhạt màu, lách sưng đã giảm rõ rệt so với nghiệm thức đối chứng không điều trị là do cao Đại bi có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn cao. Kết quả này phù hợp với Ruangrungsi et al. (1985) cho rằng Đại bi chữa được những vết thương nhiễm khuẩn. Theo Lê Trần Đức (1997), Đại bi còn được dùng để đắp chỗ lở loét, vết thương sưng đau cho hiệu quả điều trị tốt. Ngoài ra, Nguyễn Thị Nghi Trung và ctv. (2010) cho rằng dịch chiết lá Đại bi sử dụng đường uống có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn trên chuột nhắt trắng.

Trong quá trình điều trị chúng tôi nhận thấy rằng, sau khi tiêm vi khuẩn

Staphylococcus aureus thân nhiệt chuột tăng lên từ 4 – 5oC, một số chuột đi phân lỏng hơn so với mức bình thường. Nhưng sau 2 ngày điều trị bằng cao lá Đại bi thì thân nhiệt chuột ở các nghiệm thức điều trị đã hạ xuống và ổn định, chuột đi phân sệt và bình thường trở lại, là do cao Đại bi có khả năng diệt được vi khuẩn

Staphylococcus aureus và làm giảm mức độ biểu hiện của các triệu chứng lâm sàng do Staphylococcus aureus gây ra. Kết quả này hoàn toàn đúng với Asolkar

et al. (1992), Đại bi có tác dụng giải nhiệt, làm hạ sốt và giảm đau. Theo Ahmad

et al. (2003), Đại bi chữa chứng đầy bụng, ăn uống khó tiêu. Ngoài ra, Võ Văn Chi (2003) cho rằng Đại bi có tính mát, chữa đau bụng và đi ngoài nhiều lần.

Nghiên cứu về độc tính của dịch chiết từ lá Đại bi khi sử dụng không cho thấy bất kỳ tác dụng phụ đáng kể nào. Liều gây chết 50% số chuột thí nghiệm là 62 g lá tươi/kg thể trọng hoặc khi sử dụng 40 g bột lá/kg thể trọng trong một liều duy nhất (Toshio Norikura et al., 2008). Theo Nguyễn Thị Cẩm Quyên (2013), hiệu suất chiết suất của cao của dòng cây Đại bi mà chúng tôi sử dụng trong thí nghiệm này là 2,76% và liều cao Đại bi được sử dụng cao nhất là 0,75 g/kg thể trọng tương đương với 27 g lá tươi. Như vậy, liều cao Đại bi sử dụng trong thí nghiệm là rất an toàn và cách xa với liều gây chết.

Với kết quả thử nghiệm hiệu quả điều trị bệnh do Staphylococcus aureus

của cao lá Đại bi trong đề tài này thì việc sử dụng cây Đại bi trong dân gian để trị từ những bệnh như mụn nhọt, lở ngứa, ăn không ngon, đau bụng và một số bệnh nhiễm khuẩn do Staphylococcus aureus,... là hoàn toàn phù hợp. Kết quả này góp phần tăng thêm độ tin cậy trong việc sử dụng cây Đại bi theo kinh nghiệm dân gian trong phòng ngừa và điều trị bệnh cho người cũng như gia súc, gia cầm và

Như chúng ta đã biết, Staphylococcus aureus là một chủng vi khuẩn thường sinh ra rất nhiều độc tố và gây ra những bệnh truyền nhiễm trên các loại gia súc, gia cầm dẫn đến thiệt hại rất lớn trong ngành chăn nuôi. Đó luôn là mối đe dọa và là vấn đề nan giải của những nhà chăn nuôi và cơ quan thú y các cấp. Nhưng việc sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh do vi khuẩn này gây ra đã không còn là một biện pháp hiệu quả nhất bởi tính kháng thuốc kháng sinh của nó. Trên thế giới, nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh đã trở nên ngày càng kháng với thuốc kháng sinh. Các kháng sinh thế hệ 1 gần như không hiệu quả trong điều trị. Các kháng sinh thế hệ mới, đắt tiền, thậm chí cả một số kháng sinh thuộc nhóm lựa chọn cuối cùng cũng đang mất dần hiệu lực do kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản với mục đích kích thích tăng trưởng, phòng bệnh và điều trị nên dễ dẫn đến kháng thuốc (Nguyễn Văn Kính và ctv., 2010).

Theo Jairo et al. (2009) tỷ lệ đề kháng của vi khuẩn tăng nhanh qua các năm, cụ thể năm 2004 vi khuẩn kháng hoàn toàn với ampicillin, sulbactame và penicillin. Sự khám phá ra kháng sinh cùng với sự phát hiện thêm nhiều kháng sinh mới giúp thành công trong việc điều trị bệnh nhiễm khuẩn và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên do kháng sinh nhanh chóng bị đa kháng bởi vi khuẩn ngày càng gia tăng, là mối quan tâm của cộng đồng và làm tăng chi phí y tế (Synder et al., 2000; Prescott et al., 2008). Thật vậy, khi khảo sát sự đề kháng kháng sinh tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2005 cho thấy, các chủng

Staphylococcus aureus phân lập từ bệnh phẩm có đến 94,1% chủng kháng penicillin, 52,9% chủng kháng ciprofloxacin, 52% chủng kháng amoxicillin và 12,5% chủng kháng gentamicin (Nguyễn Thị Kê và ctv., 2006).

Bên cạnh đó, vấn đề tồn dư kháng sinh trong sản phẩm động vật ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và là mối quan tâm lớn của toàn xã hội, ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp xuất khẩu. Ở 55 trang trại nuôi heo thịt thuộc tỉnh Đồng Nai và Bình Dương thì tình hình nhiễm kháng sinh cũng khá phổ biến: 52% nhiễm tylosin, 41% nhiễm tetracycline và 7% nhiễm oxytetracycline, một số mẫu cũng vượt quá giới hạn cho phép (An, 2009). Trong khi đó, đối với kháng sinh thực vật người ta chưa phát hiện tình trạng kháng thuốc, ít độc tính, không gây ra những tai biến nguy hiểm và không làm chết người như penicillin, streptomycin, tetracycline và chloramphenicol mà y học thường nhắc đến nhiều.

Trong bối cảnh hiện nay, cùng với kết quả nghiên cứu cây Đại bi có hiệu quả trong điều trị bệnh do nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus trên chuột bạch. Mặc dù cao chiết Đại bi không thể thay thế hoàn toàn kháng sinh tân dược nhưng cũng sẽ góp phần cùng kháng sinh tân dược trong điều trị bệnh do vi khuẩn

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu thử nghiệm khả năng điều trị bệnh do staphylococcus aureus của lá đại bi (blumea balsamifera l) trên chuột bạch (mus musculus domesticus) (Trang 45)