Mục đích: thí nghiệm được tiến hành nhằm xác định khả năng điều trị bệnh
nhiễm khuẩn do Staphylococcus aureus của cao lá Đại bi trên chuột bạch.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 1 nhân tố,
4 mức độ, 3 lần lặp lại. Tổng số 12 đơn vị thí nghiệm. Bố trí thí nghiệm được trình bày qua bảng 3.1.
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm điều trị bệnh nhiễm khuẩn do Staphylococccus aureus
của cao lá Đại bi Nghiệm thức Lặp lại (lần) Tổng số chuột (con) Nguồn tác động Liều dùng (g/kg TT) Nhịp cấp Đường cấp: uống Liệu trình
NT1 3 12 Cao Đại bi 0,25 2 lần/ngày 0,1 ml 7 ngày
NT2 3 12 Cao Đại bi 0,5 2 lần/ngày 0,1 ml 7 ngày
NT3 3 12 Cao Đại bi 0,75 2 lần/ngày 0,1 ml 7 ngày
NTĐC 3 12 Nước muối sinh lý
– 2 lần/ngày 0,1 ml 7 ngày
Ghi chú: NT (nghiệm thức), ĐC (đối chứng), TT( thể trọng).
Phương pháp tiến hành: chuột sau khi mua về được nuôi thích nghi trong
3 ngày, qua ngày thứ 4 thì bắt đầu tiến hành bố trí thí nghiệm.
Từ kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của cây Đại bi và thử LD50 của vi khuẩn Staphylococcus aureus theo Nguyễn Thị Cẩm Quyên (2013). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức: 3 nghiệm thức điều trị và nghiệm thức đối chứng. Mỗi nghiệm thức có 4 chuột với 3 lần lặp lại. Tất cả các chuột đều được gây nhiễm bởi vi khuẩn Staphylococcus aureus ở nồng độ 1010 cfu/ml, liều 1 ml/con bằng đường tiêm xoang bụng. Chuột ở các nghiệm thức điều trị 30 phút sau khi tiêm vi khuẩn thì bắt đầu cho uống cao Đại bi với liều như sau: nghiệm thức 1 (NT1) với liều 0,25 g/kg thể trọng, nghiệm thức 2 (NT2) với liều 0,5 g/kg thể trọng và nghiệm thức 3 (NT3) với liều 0,75 g/kg thể trọng. Nhịp cấp là 2 lần/ngày, mỗi lần cấp 0,1 ml. Nghiệm thức đối chứng (NTĐC) cho chuột uống nước muối sinh lý.
Liệu trình điều trị sau khi gây nhiễm là 7 ngày.