Đặc tính nuôi cấy

Một phần của tài liệu thử nghiệm khả năng điều trị bệnh do staphylococcus aureus của lá đại bi (blumea balsamifera l) trên chuột bạch (mus musculus domesticus) (Trang 25)

Tụ cầu sống hiếu khí hoặc hiếu khí tùy tiện, nhiệt độ thích hợp từ 32 – 37oC, pH thích hợp từ 7,2 – 7,6. Dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường.

Môi trường nước thịt

Sau khi cấy 5 – 6 giờ vi khuẩn đã làm đục môi trường, sau 24 giờ môi trường đục rõ hơn, không có màng, lắng cặn nhiều, màu trắng rồi từ từ chuyển sang vàng.

Môi trường Gelatin

Cấy môi trường theo đường cấy trích sâu, nuôi ở nhiệt độ 20oC sau 2 – 3 ngày gelatin bị tan chảy ra tạo thành phễu ở giữa, phần đản bạch ở keo bị tan là do một thứ men làm tan keo. Staphylococcus aureus làm tan gelatin rất rõ.

Môi trường thạch máu

Vi khuẩn mọc rất tốt, sau khi cấy 24 giờ vi khuẩn hình thành những khuẩn lạc tròn, lồi, nhẵn, và đục mờ. Nếu là tụ cầu loại gây bệnh sẽ gây hiện tượng dung huyết dạng β xung quanh khuẩn lạc. Khuẩn lạc có thể sinh sắc tố trong, vàng hoặc vàng chanh (Carter, 1975).

Môi trường thạch thường

Sau khi cấy 24 giờ, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc tương đối to, dạng S (Smouth), mặt khuẩn lạc hơi ướt, bờ nhẵn đều, khuẩn lạc có màu trắng, vàng thẫm hay vàng chanh. Màu sắc khuẩn lạc là do vi khuẩn sinh ra, sắc tố này không tan trong nước, căn cứ vào màu sắc khuẩn lạc, Nguyễn Vĩnh Phước (1977) và Taylor (1992) cho rằng chỉ có khuẩn lạc của Staphylococcus aureus có màu vàng thẫm là có độc lực và có khả năng gây bệnh cho động vật, còn khuẩn lạc màu vàng chanh và màu trắng không có độc lực và không gây bệnh.

Môi trường thạch Chapman

Đây là môi trường đặc biệt dùng để nuôi cấy và phân lập tụ cầu.

Môi trường chapman còn gọi là môi trường MSA (mannitol salt agar), là môi trường thạch có 75‰ muối ăn và 10‰ mannitol màu vàng cam. Khi cấy tụ cầu vào môi trường thạch chapman nếu là tụ cầu gây bệnh sẽ lên men đường mannitol làm pH thay đổi (pH =6,8) môi trường chapman trở nên vàng, nếu là tụ cầu không gây bệnh, sẽ không lên men đường mannitol (pH=8,4) môi trường chapman không đổi màu (Mary et al., 2002).

Môi trường BP (Baird Parker)

Khuẩn lạc đặc trưng của Staphylococcus aureus có màu đen nhánh, bóng, lồi, đường kính 1 – 1,5 mm, quanh khuẩn lạc có màu sáng rộng 2 – 5 mm do khả năng khử potassium tellurite K2TeO3 và khả năng thủy phân lòng đỏ trứng của lethinase (Rosamund et al., 1995; Mary et al., 2002).

Hình 2.8 Staphylococcus aureus trên môi trường Baird Parker

(http://in110262864.trustpass.alibaba.com/product/110999363- 0/BAIRD_PARKER_AGAR_BASE.html)

Một phần của tài liệu thử nghiệm khả năng điều trị bệnh do staphylococcus aureus của lá đại bi (blumea balsamifera l) trên chuột bạch (mus musculus domesticus) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)