Đặc tính gây bệnh

Một phần của tài liệu thử nghiệm khả năng điều trị bệnh do staphylococcus aureus của lá đại bi (blumea balsamifera l) trên chuột bạch (mus musculus domesticus) (Trang 32)

Staphylococcus aureus là vi khuẩn sinh mủ điển hình, có thể phân lập được từ phân, da, khoang miệng, hệ hô hấp trên, nếp gấp âm vật, âm đạo và ruột của heo khỏe. Staphylococcus aureus truyền qua đường không khí, qua tiếp xúc và ăn uống. Giao phối có thể giúp Staphylococcus aureus gây nhiễm trùng đường sinh dục. Viêm vú, viêm âm đạo và viêm tử cung là hậu quả của nhiễm trùng kế phát. Sự sẩy thai có liên quan đến sự hiện diện kháng thể trong huyết thanh với chủng dung huyết α ở heo nái (Taylor, 1992).

Staphylococcus aureus gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng, tạo mủ. Thường xảy ra ở những chỗ sây sát trên bề mặt da như nhọt, gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm vú, viêm tĩnh mạch, viêm màng não, nhiễm trùng tiểu và những bệnh nguy hiểm khác như viêm xương tủy, viêm màng trong tim. Staphylococcus aureus cũng là nguyên nhân chủ yếu của việc nhiễm trùng vết mổ. Ngoài ra, Staphylococcus aureus còn gây ngộ độc thực phẩm do tạo độc tố ruột enterotoxin trong thực phẩm (Kenneth Todar, 2005).

Staphylococcus aureus là loại gây bệnh thường hay gặp nhất, nó có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với y học và thú y học. Khoảng 30% người khỏe mạnh mang Staphylococcus aureus ở trên da và niêm mạc, khi có những tổn thương ở da và niêm mạc hoặc những rối loạn về chức năng thì các nhiễm trùng do

Staphylococcus aureus dễ dàng xuất hiện. Nó là nguyên nhân gây viêm xoang, viêm amygdale và viêm vú cho người (Trần Thị Phận, 2004).

Theo Rasheed (2011), trong số 60 gà từ 30 – 55 ngày tuổi có triệu chứng viêm khớp, kết quả phân lập có 26 con (60%) có sự hiện diện của vi khuẩn

Staphylococcus aureus. Những nghiên cứu gần đây của Lizeng (1997) và Skeeles (1997) cho thấy tỉ lệ viêm khớp do Staphylococcus aureus trên đàn gà thịt là trên 3% tuy nhiên trong một số trường hợp có thể lên tới 20%.

Trong thiên nhiên

Vi khuẩn có khả năng tồn tại trên cơ thể động vật. Khi sức đề kháng yếu hay do nhiễm trùng trên da với vi khuẩn có độc lực mạnh gây hiện tượng sưng mủ trên da hay niêm mạc, gây ung nhọt, áp xe, viêm vú ở bò và cừu, nhiễm độc do độc tố đường ruột ở người. Sự xâm nhập của vi khuẩn vào nang lông gây hoại tử da. Tụ cầu khuẩn có thể theo đường máu gây ra mưng mủ ở nội tạng từ đó gây ra bại huyết và nhiễm độc huyết.

Trong các loài vật, ngựa cảm nhiễm nhất rồi đến chó, bò, heo và cừu. Gia cầm có sức đề kháng cao với tụ cầu khuẩn (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977; Lưu Hữu Mãnh, 2010).

Một số bệnh ở chó do Staphylococcus aureus gây ra là: viêm tử cung cấp tính, bệnh tích mủ tử cung, viêm vú có nhiễm trùng, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, viêm mủ nếp gấp, viêm da mỏm (Nguyễn Văn Biện, 2001).

Ngoài ra, ở người còn thấy độc tố ruột do tụ cầu tiết ra gây nên nhiễm độc thức ăn và viêm ruột cấp tính (Nguyễn Như Thanh và ctv., 1997).

Trong phòng thí nghiệm

Thỏ là loài động vật dễ cảm nhiễm nhất. Tiêm vào tĩnh mạch thỏ 1 – 2 ml canh khuẩn tụ cầu, sau 36 – 48 giờ thỏ chết vì chứng huyết nhiễm mủ. Khi mổ khám quan sát thấy nhiều ổ áp xe dưới da (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).

Một phần của tài liệu thử nghiệm khả năng điều trị bệnh do staphylococcus aureus của lá đại bi (blumea balsamifera l) trên chuột bạch (mus musculus domesticus) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)