Các chỉ tiêu theo dõi biến chứng và tác dụng không mong muốn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả giảm đau đường ngoài màng cứng ngực bằng hỗn hợp bupivacain fentanyl do bệnh nhân tự điều khiển sau mổ vùng bụng trên ở người cao tuổi (Trang 61)

- ộ an thầ

Thang điểm Ramsay 1974 [114]

1 , 2 3 4 5 không 6 - Biến chứng hô hấp:

+ Chẩn đoán ức chế hô hấp khi tần số thở < 10 nhịp/phút.

+ C theo Warren Isakow 2012 [146].

* g CO2 : PaCO2 > 45 mmHg.

* : PaO2 < 60 mmHg.

- Tụt huyết áp:

Tụt huyết áp được định nghĩa là khi HATT giảm > 20% so với huyết áp nền của bệnh nhân. Xử trí sau khi tiêm thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng có tụt huyết áp: tiêm tĩnh mạch 5 mg ephedrin, có thể tiêm nhắc lại để đưa huyết áp tâm thu về mức huyết áp nền của bệnh nhân.

-Mức độ liệt chi dưới: Đánh giá theo thang điểm Bromage:

M0: Không liệt, bệnh nhân cử động chi dưới bình thường. M1: Liệt một phần, bệnh nhân chỉ cử động được đầu gối.

M2: Liệt gần hoàn toàn, bệnh nhân chỉ cử động được bàn chân.

- Ngộ độc thuốc tê: Biểu hiện trên lâm sàng là các dấu hiệu nhiễm độc thần

kinh trung ương và ức chế hệ tim mạch.

- Các biến chứng và tác dụng không mong muốn khác:

+ Thủng màng cứng:

Thủng màng cứng được xác định khi đầu kim Tuohy chọc thủng màng cứng, có dịch não tủy chảy ra đốc kim Tuohy. Khi bị thủng màng cứng phải rút kim và chuyển vị trí chọc kim.

+ Đứt catheter trong khoang ngoài màng cứng:

Đứt catheter có thể xảy ra khi rút catheter sau khi đã luồn catheter qua đầu kim Tuohy vào khoang ngoài màng cứng, một phần catheter bị đầu kim Tuohy làm đứt trở thành dị vật trong khoang ngoài màng cứng. Khi xác định đứt catheter cần tiến hành mổ lấy dị vật ra khỏi khoang ngoài màng cứng.

+ Tụ máu khoang ngoài màng cứng:

Tụ máu khoang ngoài màng cứng xảy ra khi đầu kim Tuohy làm tổn thương mạch máu gây chảy máu trong khoang ngoài màng cứng. Bệnh nhân có các dấu hiệu chèn ép thần kinh như đau, dị cảm và hoặc liệt theo vùng chi phối tương ứng của thần kinh. Chụp cộng hưởng từ cột sống để chẩn đoán xác định tụ máu khoang ngoài màng cứng. Khi chẩn đoán xác định tụ máu khoang ngoài màng cứng cần mổ cấp cứu để giảm ép thần kinh.

+ Nhiễm khuẩn điểm chọc kim:

Bệnh nhân có dấu hiệu sưng, đỏ tại chỗ chọc kim ngoài màng cứng. Khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn tại chỗ chọc kim cần sát khuẩn tại chỗ, cấy khuẩn và dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.

+ Áp xe khoang ngoài màng cứng:

Triệu chứng đau lưng, sốt, tê bì, xét nghiệm bạch cầu tăng, chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán xác định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả giảm đau đường ngoài màng cứng ngực bằng hỗn hợp bupivacain fentanyl do bệnh nhân tự điều khiển sau mổ vùng bụng trên ở người cao tuổi (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)