Xuất thúc đẩy gia tăng tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố tác ĐỘNG đến GIÁ cổ PHIẾU các CÔNG TY bất ĐỘNG sản NIÊM yết TRÊN sở GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP hồ CHÍ MINH (Trang 78)

Sản lượng công nghiệp là biến đại diện cho tăng trưởng kinh tế (G), có tác động tích cực đến chỉ số giá chứng khoán. Khi sản lượng công nghiệp tăng thì ảnh hưởng của nó sẽ làm cho chỉ số chứng khoán tăng. Chính vì vậy gia tăng sản lượng công nghiệp sẽ góp phần làm cho thị trường chứng khoán phát triển và ổn định.

- Phát triển nhiều công ty sản xuất công nghiệp trong nước, nhất là các công ty sản xuất ngành hàng xuất khẩu, và các công ty sản xuất mặt hàng thấy thế hàng nhập khẩu.

- Thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam cho các ngành sản xuất công nghiệp.

5.3.3 Đề xuất dành riêng cho ngành bất động sản

Trong bối cảnh thị trường trầm lắng và đi xuống hiện nay, vẫn cần phải có những giải pháp chính sách phù hợp, kịp thời để vừa kiểm soát không để tình trạng tăng giá quá cao trở lại song cũng phải có những biện pháp tránh để cho thị trường lâm vào tình trạng đóng băng kéo dài, từ đó gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành liên quan đến bất động sản. Trong thời gian tới nên cân nhắc thực hiện những giải pháp sau:

- Dù hiện nay lãi suất ngân hàng thấp nhưng doanh nghiệp bất động sản, các chủ đầu tư dự án không tiếp cận được vốn đã tạo thêm nhiều khó khăn cho thị trường, đồng thời phần lớn người có nhu cầu thực để mua nhà lại không tiếp cận được hàng hóa phù hợp. Đồng thời, với chính sách an sinh xã hội của Việt Nam ngày càng được Đảng, Nhà nước quan tâm trong đó có vấn đề nâng cao số lượng và chất lượng nhà ở cho người lao động là một nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong Chiến lược nhà ở đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Vì những lý do đó, việc phát triển hàng hóa của thị trường bất động sản phải phù hợp Chiến lược và thực tế triển khai trong từng thời kỳ.

- Trong bối cảnh căn hộ trung, cao cấp bị tồn kho lớn. Do vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục xây dựng chính sách hỗ trợ cho phát triển nhà ở xã hội, thiết kế chính sách cho vay vốn từ các ngân hàng đối với các dự án đáp ứng các yếu tố: (1) thực hiện chuyển dịch cơ cấu dự án (từ căn hộ diện tích lớn sang diện tích nhỏ, hay sang nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp) để giảm bớt lượng hàng tồn kho hoặc triển khai xây dựng các dự án nhà ở xã hội; (2) các chủ đầu tư này không còn nợ xấu tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng.

- Hàng tồn kho bất động sản mặc dù giảm nhưng giá trị vẫn còn khoảng 80% so với thời điểm cuối tháng 3/2013. Đây là một lượng vốn lớn bị ứ đọng, từ đó kéo theo những khó khăn như không quay vòng được vốn kinh doanh, không trả được lãi suất vay, gia tăng nợ gốc, rồi mất khả năng trả nợ. Tất cả những hệ lụy này có thể sẽ còn gia tăng nữa nếu không có biện pháp giải quyết nguồn hàng tồn, hay

hàng hóa dở dang. Do đó, cần thường xuyên thực hiện rà soát toàn bộ những dự án có hàng hóa thuộc các nhóm này để có những chính sách hỗ trợ về thuế, phí (như giãn thêm thời gian nộp thuế…) từ phía nhà nước, hỗ trợ chiết khấu giảm giá thông qua các hoạt động xúc tiến bán hàng của chủ dự án.

- Đối với những dự án có sản phẩm dở dang mà chủ đầu tư dự án không có khả năng hoàn thành nốt do thiếu vốn thì NHNN cần có thêm chính sách để các ngân hàng tiếp tục cho các chủ dự án vay để hộ trợ hoàn thành dự án nếu người mua cam kết thực hiện đóng tiền đúng tiến độ trực tiếp cho ngân hàng (Đây là những dự án khách hàng đã thực hiện đóng tiền đúng tiến độ để mua nhà, nhưng chủ đầu tư chưa hoàn thành dự án). Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ cung - cầu nhà ở xã hội một cách hợp lý theo hướng, tăng cung phải phù hợp với tăng cầu, tránh tình trạng gia tăng hàng tồn kho bất động sản thêm nữa.

- Chuyển đổi mục đích nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội là một chủ trương đúng đắn trong bối cảnh nhu cầu về căn hộ trung, cao cấp của thị trường bất động sản thấp như hiện nay... việc chuyển đổi này như đã phân tích nó sẽ tác động đến những khách hàng mua từ ban đầu, do vậy cần nghiên cứu và có quy định cho phép những người mua ban đầu có thể được nhận lại tiền từ chủ đầu tư nếu không tiếp tục mua khi dự án chuyển đổi mục đích hoặc nếu tiếp tục mua căn hộ thì phải chấp nhận các tiện ích có thể bị giảm xuống (nếu có) khi dự án thực hiện chuyển đổi. Điều này sẽ tạo cho những khách hàng mua từ ban đầu có nhiều lựa chọn hơn, ít bị thiệt thòi hơn.

5.3.4 Đề xuất hoàn thiện khung pháp lý, thể chế đối với TTCK:

Sau một thời gian ban hành và thực thi, Luật Chứng khoán đã được chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn qua thông tư số 73/2013/TT-BTC ngày 29/5/2013 để theo kịp thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thị trường vốn phát triển. Tuy nhiên cần có một số giải pháp cho thị trường chứng khoán:

Nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp :Xem xét tháo gỡ khó khăn cho việc phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá trên cơ sở ý kiến của đại hội đồng cổ đông về giá phát hành dưới mệnh giá, đồng thời doanh nghiệp vẫn phải tuân thủ các điều kiện phát hành ra công chúng và một số điều kiện quy định khác; Xem xét

tháo gỡ cho doanh nghiệp trong vấn đề huy động vốn qua phát hành trái phiếu; Sớm xây dựng tổ chức định mức tín nhiệm, triển khai sản phẩm quỹ hưu trí và các sản phẩm mới về trái phiếu.

Nhóm giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thay thế Quyết định 55/TTg theo hướng: đối với công ty niêm yết cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tối đa 60% cổ phiếu không có quyền biểu quyết của công ty niêm yết có nhu cầu huy động vốn nước ngoài được đại hội đồng cổ đông thông qua, ngoại trừ các trường hợp quy định pháp luật chuyên ngành hoặc các cam kết quốc tế Việt Nam chưa cho phép.

Đối với cổ phiếu không có quyền biểu quyết phát hành theo Luật doanh nghiệp thì không hạn chế sở hữu nước ngoài, hướng tới cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ các chứng chỉ lưu ký cổ phiếu không có quyền biểu quyết (NVDR).

Đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán thì bên cạnh việc cho phép tổ chức đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm được tham gia góp vốn, mua cổ phần để thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài dưới hình thức trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần tại Việt Nam theo cam kết WTO và Nghị định 58/2012/NĐ-CP, cần hướng tới cho phép tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài mua, nắm giữ cổ phần trên 49% đến 100% đối với các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ hiện nay.

Nhóm các giải pháp hỗ trợ thanh khoản và thuế: Xem xét triển khai các ưu đãi thuế đối với các loại hình quỹ đầu tư mới (quỹ mở, quỹ đầu tư bất động sản), công ty đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí tự nguyện nhằm phát triển loại hình đầu tư có tổ chức, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước; Kéo dài thời gian giao dịch đến trong phiên buổi chiều, đưa vào áp dụng một số loại lệnh giao dịch mới nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và góp phần tăng thanh khoản.

Nhóm giải pháp về tạo hàng hóa, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước: Tiếp tục thúc đẩy cổ phần hóa, tạo điều kiện cho nhà đầu tư tổ chức có nhu cầu đầu tư lâu dài; xây dựng cơ chế chào bán theo nhiều phương thức linh hoạt và cơ chế thoái vốn linh hoạt của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong các công ty cổ phần. ( Cần nói thêm rằng ngày 15/9/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành

Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg về một số nội dung về thoái hóa vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch niêm yết trên TTCK của doanh nghiệp nhà nước, Quyết định có hiệu lực từ ngày 01/11/2014. Đây là một bước tiến lớn của cơ quan quản lý khi lần đầu tiên cho phép DNNN được thoái hóa vốn dưới mệnh giá và giá trị sổ sách. Đây được xem là một trong những điểm nghẽn trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước hiện nay).

Nhóm giải pháp triển khai các sản phẩm mới: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về thuế, phí lệ phí, hệ thống giao dịch, chế độ tài chính, kế toán nhằm thúc đẩy các loại hình quỹ mới như quỹ mở, quỹ hoán đổi danh mục đầu tư, quỹ tín thác đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí nhằm thu hút đầu tư và tăng thanh khoản, tăng sức cầu; Triển khai áp dụng có lộ trình chế độ kế toán áp dụng cho các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ; Xây dựng các chuẩn mực về kế toán và báo cáo tài chính áp dụng cho thị trường vốn.

Nhóm các giải pháp về tái cấu trúc thị trường:

Xây dựng Đề án thị trường chứng khoán phái sinh và Nghị định hướng dẫn tổ chức và hoạt động thị trường chứng khoán phái sinh trình Thủ tướng Chính phủ; Xây dựng Đề án thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) Việt Nam trên cơ sở hợp nhất các SGDCK TP.Hồ Chí Minh và SGDCK Hà Nội.

5.4 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

5.4.1 Hạn chế của nghiên cứu:

Tại các thị trường chứng khoán đã phát triển, nhà đầu tư trước khi quyết định bỏ tiền vào bất kỳ tài sản nào, mà cụ thể ở đây là họ đầu tư vào cổ phiếu thì họ cũng đều có những phân tích kỹ lưỡng về rủi ro và tỷ suất sinh lợi. Họ phân tích kỹ những điều kiện, môi trường và từng nhân tố vi mô, vĩ mô của cổ phiếu để nhà đầu tư có thể dễ dàng xác định một danh mục đầu tư phù hợp với khẩu vị rủi ro của họ. Do đó, trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, tôi tự nhận thấy còn tồn tại một số hạn chế sau :

Phạm vi nghiên cứu còn hạn chế (Mẫu nghiên cứu chỉ có 36 cổ phiếu), không thể bao quát hết toàn bộ thị trường chứng khóan với nhiều ngành nghề khác

nhau. Mà với mỗi ngành như thế, đặc thù hoạt động sẽ khác nên sự ảnh hưởng của các nhân tố cũng sẽ thay đổi.

Phần nghiên cứu cơ sở lý luận đối với các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài còn hạn chế khi việc thông dịch những thuật ngữ chuyên ngành còn gặp nhiều khó khăn

- Mô hình trình bày trong nghiên cứu này là những vấn đề cơ bản, nhưng rất quan trọng, đã được kiểm định nhiều nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên do thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhiều hạn chế nên việc ứng dụng gặp nhiều khó khăn.

- Một nhân tố rất quan trọng đối với các thị trường chứng khoán non trẻ thường xuất hiện đó là nhân tố tâm lý bầy đàn. Theo ý kiến chủ quan cá nhân tác giả thì ở Việt Nam nhân tố này có ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu, nhưng do dữ liệu mà tác giả thu thập được là dữ liệu thứ cấp nên đã không tìm được tác động của nhân tố này.

5.4.1 Hướng nghiên cứu tiếp theo

Các lý thuyết tài chính hiện đại được trình bày trong phạm vi đề tài này là những kiến thức cơ bản nhưng rất quan trọng, đã được kiểm chứng và sử dụng rộng rãi tại các thị trường chứng khoán phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, do vẫn còn một số hạn chế kể trên nên tôi xin đề xuất một số hướng nghiên cứu mới nếu có cơ hội nghiên cứu tiếp trong tương lai như sau:

Mở rộng phạm vi nghiên cứu trên tất cả các cổ phiếu đang niêm yết để có những kết luận mang tính chính xác hơn.

Mở rộng thêm việc nghiên cứu dựa trên việc thêm vào nhiều nhân tố hơn nữa như nhân tố chính trị, tâm lý, trình độ nhà đầu tư, pháp luật, tính thanh khoản, thông tin, thái độ phục vụ, ….để tìm ra những nhân tố có mức ảnh hưởng nhất đến giá của cổ phiếu, từ đó đề ra những phương hướng nhằm lựa chọn danh mục đầu tư hiệu quả.

Tìm hiểu nhiều tài liệu hơn nữa về các nghiên cứu của các nhà kinh tế nước ngoài.

Phân tích mối liên hệ giữa các kênh đầu tư trên thị trường Việt Nam như: bất động sản, vàng và ngoại tệ…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

* TIẾNG VIỆT

1. Phan Thị Bích Nguyệt (2008)“Đầu tư tài chínhPhân tích đầu tư chứng khoán”, Nxb Tài chính.

2. Bùi Kim Yến, Thân Thị Thu Thủy, Lại Tiến Dĩnh, Trần Phương Thảo, Phạm Thị Anh Thư (2008) “Thị Trường Tài Chính – Thị trường chứng khoán”, Nxb Thống kê.

3. Bùi Kim Yến, Thân Thị Thu Thủy, Trần Phương Thảo, Phan Thu Hiền, Phạm Thị Anh Thư (2009) “Phân tích và đầu tư chứng khoán”, Nxb Thống kê.

4. Bùi Kim Yến (2013), “Thị trường chứng khoán, ” Nxb Lao động xã hội.

5. Trần Thị Hải Lý (2013), “Hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Nguyên nhân và một số giải pháp”, Tạp chí Phát triển và hội nhập số 5 – tháng 6/2010.

6. Nguyễn Thị Mỹ Dung (2013), “Nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán của Việt Nam : Một số điểm cần lưu ý”, Tạp chí Phát triển và hội nhập số 8 (18) – tháng 01- 02/2013.

7. Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dương Phương Thảo (2013), “Phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và hội nhập số 8 (18) – tháng 01-02/2013.

8. Huỳnh Thế Nguyễn và Nguyễn Quyết (2013), “Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái, lãi suất và giá cổ phiếu tại TP.HCM”, Tạp chí Phát triển và hội nhập số 11 (21) – tháng 07-08/2013.

9. Nguyễn Thị Phương Nhung (2013), “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của thị trường chứng khoán”. Tạp chí Phát triển và hội nhập số 11 (21) – tháng 07-08/2013.

* TIẾNG ANH

10. Abdulrahman A.M.Al-Twaijry ( 2006) “An Analysis of the Relationships among Stockprices ( and returns), Dividends and earnings in the UK stock market”,

11. Sofie Karlsson và Louise Nordstrom (2007) “The Swedish Real Estate Market and Macroeconomic Factors”, Jonkopin University, Swenden, Fall 2007.

12. Ahmet Buyuksalvarci and Hasan Abdioglu (2010) “The Causal Relationship between Stock Prices and Macroeconomic Variable : A case stuy for Turkey”,

International Journal of Economic Perspectives, 2010, Volume 4, Issue 4, 601-610.

13. Alun Campbell – IM Premachardra - Gurmeet S.Bhabra - Yih pin tang – John Watson (2008), “GDP, Share prices and Share returns : Australian and New Zealand Evidence”, Journal of Money, Investment and Banking ISSN 1450-288X Issue 5 (2008).

14. Faris Nasif Al-Shubiri (2010) Analysis the Determinants of Market Stock Price Movements : An Empirical Study of Jordanian Commercial Banks, International Journal of Business and Management Vol.5, No.10, Octorber 2010.

15. Sanjeet Sharma (2011), “Determinants of Equity share prices in India”, International Refereed Research Journal Vol II, Issue 4, Oct.2011.

16.Joel Hinaunye Eita (2011) Determinants of Stock Market Prices in Namibia,

Monash University, Working paper 209, March 2011.

17. Mehr – un –Nisa and Mohammad Nishat (2012) The Determinants of Stock Prices in Pakistan, Asia Economic and Financial Review Vol.1, No.4, pp 276-291. 18. Md. Reaz Uddin and Sm. Zahidur Rahman and Md. Rajib Hossan (2013) Determinants of Stock Prices in Financial Sector Companies in Bangladesh: A study on Dhaka Stock Exchange ( DSE), Interdisciplinary Journal of Contemporary Research in Business Vol.5, No.3, July 2013.

19. Marc Djandji (19/02/2010), “Nhận diện chứng khoán Việt Nam trên bản đồ Asean”, trang thông tin điện tử Vietstock.

20. Nor Edi Azhar Bintin Mohamad và Ilyas Ariefin Zolhifli (2014), “The

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố tác ĐỘNG đến GIÁ cổ PHIẾU các CÔNG TY bất ĐỘNG sản NIÊM yết TRÊN sở GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP hồ CHÍ MINH (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)