2.4.1.1 Mô hình của Alun Campbell (2008): Nghiên cứu mối quan hệ giữa GDP và giá chứng khoán trong thị trường chứng khoán Úc và New Zealand. và giá chứng khoán trong thị trường chứng khoán Úc và New Zealand.
Mô hình của Alun Campbell (2008) trong “ Nghiên cứu mối quan hệ giữa GDP và giá chứng khoán trong thị trường chứng khoán Úc và New Zealand”. Tác giả sử dụng dữ liệu của hai thị trường chứng khoán Úc ( từ 1959 – 2006) và Newzealand ( từ 1987 – 2006). Bằng phương pháp dùng mô hình hồi quy đa biến, tác giả đã phân tích ảnh hưởng của giá chứng khoán với các yếu tố: GDP, cổ tức và thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Và kết qủa của nghiên cứu này đã cho kết qủa là : GDP có quan hệ mật thiết với sự thay đổi của giá chứng khoán.
2.4.1.2 Mô Mình của Faris Nasif Al-Shubiri (2010): Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu tại NHTM Jordan. hưởng đến giá cổ phiếu tại NHTM Jordan.
Tác giả đã trình bày các nhân tố chính tác động đến giá cổ phiếu đó là mức chi trả cổ tức, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế… Trong nghiên cứu này biến phụ thuộc là "Giá thị trường của chứng khoán
(MPS)" của các ngân hàng thương mại Jordan. Nghiên cứu thu thập 14 ngân hàng thương mại giá trị thị trường trung bình của cổ phiếu trong khoảng thời gian năm 2005 đến năm 2008. Trong mô hình hồi quy nghiên cứu này đã được sử dụng để phân tích dữ liệu của một mô hình.:
MPSt = β0+ β1NAVPSt-1+ β2DIVt-1 + β3EPSt-1+ β4INTt-1+ β5INFt-1+ β6GDPt-1 + et Mô hình này đã được thử nghiệm bằng bình phương nhỏ nhất (OLS) ước lượng bình thường. Sử dụng phân tích hồi quy đơn giản và nhiều trong nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa rất tích cực giữa giá thị trường của cổ phiếu và giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, tỷ lệ chia cổ tức, tổng sản phẩm quốc nội; mối quan hệ có ý nghĩa tiêu cực là lạm phát và lãi suất cho vay.
2.4.1.3 Mô hình của Sanjeet Sharma ( 2011): Những nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu tại Ấn Độ. cổ phiếu tại Ấn Độ.
Mô hình Sanjeet Sharma (2011) với “Những nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu tại Ấn Độ” . Với nghiên cứu này, Sanjeet Sharma đã sử dụng dữ liệu của 500 công ty hàng đầu của thị trường chứng khoán Ấn Độ trong giai đoạn từ năm 1993 – 2009. Tác giả đưa ra giả thuyết là giá cổ phiếu phụ thuộc vào những nhân tố: thu nhập trên một cổ phiếu ( EPS), cổ tức của một cổ phiếu ( DP), giá trị sổ sách, quy mô của công ty, tỷ lệ chi trả cổ tức và chỉ số P/E. Bằng phương pháp hồi quy tuyến tính tác giả đã chỉ ra hai nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới giá cổ phiếu đó là: thu nhập trên một cổ phiếu (EPS) và cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DP).
2.4.2 Một số mô hình nghiên cứu trong nước
2.4.2.1 Mô hình của Huỳnh Thế Nguyễn và Nguyễn Quyết (2013): Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái, lãi suất và giá cổ phiếu tại TP.HCM. giữa tỷ giá hối đoái, lãi suất và giá cổ phiếu tại TP.HCM.
Để đánh giá giá cổ phiếu trong mối quan hệ với tỷ giá hối đoái và lãi suất tác giả sử dụng mô hình Var (Vector Autoregression Models) để ước lượng các hàm phản ứng với ba biến số (ở dạng logarit) là giá cổ phiếu S, tỷ giá hối đoái E và lãi suất C. Phương pháp này có ưu điểm hơn phương pháp OLS thông thường là tránh các khuyết điểm về hồi qui giả hoặc tự tương quan. Với phương pháp này, các tác
giả sử dụng kiểm định Dickey – Fuller, Phillips – Perron và KPSS để kiểm định về sự tồn tại nghiệm đơn vị của chuỗi thời gian S, E và C. Nếu chuỗi thời gian không chứa nghiệm đơn vị hay gọi là dừng khi trung bình và Auto-covariances của nó không phụ thuộc vào biến thời gian. Cả hai kiểm định ADF và PP đều có chung một dạng giả thuyết là chuỗi thời gian không dừng hay có nghiệm đơn vị. Kế đến tác giả tiến hành tìm sự ảnh hưởng của các biến thông qua mô hình kiểm định nhân quả theo đề xuất của Granger (1969) để khẳng định sự tác động của tỷ giá hối đoái, lãi suất đến giá cổ phiếu. Kết quả thống kê mô tả cho biết phân phối của tỷ giá và lãi suất có độ nhọn gần giống nhau nhưng tỷ giá thì lệch trái và lãi suất thì lệch phải; tỷ giá, lãi suất, giá cổ phiếu đều không có phân phối chuẩn với mức ý nghĩa 5%. Kết quả kiểm định từ mô hình Var đã chứng tỏ rằng biến giá cổ phiếu có mối liên hệ với lãi suất và tỷ giá, đặc biệt giá cổ phiếu cũng có liên hệ với chính nó.
2.4.2.2 Mô hình của Thị Bích Nguyệt và Phạm Dương Phương Thảo (2013): Phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam
Dựa trên khung lý thuyết và với đặc thù về thông tin về kinh tế VN, 6 nhân tố vĩ mô sau đây được chọn để xem xét tương quan với thị trường chứng khoán: Cung tiền, Lạm phát, Hoạt động kinh tế thực, Lãi suất, Tỉ giá hối đoái, Giá dầu. Bài nghiên cứu áp dụng kiểm định đồng tích hợp theo phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị phần dư Engle Granger để xác định liệu các biến số kinh tế vĩ mô được lựa chọn có mối tương quan với thị trường chứng khoán tại VN hay không. Ngoài ra, để tránh hiện tượng hồi quy giả, kiểm định nghiệm đơn vị cũng được sử dụng để xem xét tính dừng của các biến số. Sau khi kiểm định, bài nghiên cứu dùng phương trình ước lượng hồi quy bội để phản ánh mối tương quan giữa các biến, và cũng thực hiện hậu kiểm định nhằm nâng cao mức xác thực của phương trình hồi quy như kiểm định Wald, kiểm định Durbin-Watson. Mục đích của nghiên cứu là xác định tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến TTCK Việt Nam, vì vậy mô hình nghiên cứu có dạng :
Kết quả của mô hình hồi quy cho thấy: Khi các nhân tố khác không đổi, tại Việt Nam : Cung tiền tương quan dương với TTCK (+), Lãi suất tương quan âm với TTCK (-), Lạm phát tương quan dương với TTCK (+), Sản lượng công nghiệp tương quan dương với TTCK (+), Tỉ giá hối đoái có tương quan âm với TTCK (-), Giá dầu thế giới có tương quan dương với TTCK (+).
2.5 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU TẠI HOSE
Căn cứ vào lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu và các đặc điểm giá cổ phiếu tại TTCK Việt Nam và từ các mô hình đã nghiên cứu, trên cơ sở mô hình của Faris Nasif Al-Shubiri (2010) “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu tại Ngân Hàng Thương Mại Jordan ”, tác giả xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu các công ty bất động sản niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TpHCM và các giả thuyết nghiên cứu như sau :
Mô hình :
PSt = β0 + β1DIVt-1 + β2EPSt-1 + β3INTt-1 + β4INTt-1 + β5Gt-1 + β6Sizet-1 + et Trong đó,
β0 : hằng số
β1, 2 ... 3 : hệ số dự đoán PS: Giá cổ phiếu DIV: Tỷ lệ cổ tức
EPS: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu INT: Lãi suất cho vay
INF: Tỷ lệ lạm phát
G: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Size : Quy mô của công ty
Tỷ lệ cổ tức (DIV)
Theo Brav và các cộng sự (2008) và Bùi Kim Yến (2013) thì chính sách cổ tức là chính sách phân phối giữa lợi nhuận giữ lại tái đầu tư và chi trả cổ tức cho cổ đông. Lợi nhuận giữ lại cung cấp cho cổ đông một nguồn tăng trưởng lợi nhuận tiềm năng tương lai thông qua tái đầu tư, trong khi cổ tức cung cấp cho cổ đông lợi ích hiện tại. Chính sách cổ tức quyết định mức lợi nhuận sau thuế của công ty sẽ được đem ra phân phối, để tái đầu tư và chi trả cổ tức cho các cổ đông. Vì thế, chính sách cổ tức sẽ có ảnh hưởng đến số lượng vốn cổ phần trong cấu trúc vốn thông qua lợi nhuận giữ lại và chi phí sử dụng vốn của công ty.
Giả thuyết H1: (DIV) Tỷ lệ cổ tức có mối quan hệ cùng chiều với giá cổ phiếu (+)
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu ( EPS)
Hoạt động kinh doanh của công ty thuận lợi, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận ổn định và bền vững thì giá trị nguồn vốn tích luỹ sẽ tăng theo, tiếp cận của PGS.TS Kim Yến (2013), nếu công ty có kết quả kinh doanh thuận lợi, doanh thu tăng ổn định chứng tỏ thị phần của công ty tăng trưởng bền vững, lợi nhuận thu được cao thì làm cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)của công ty tăng cao.
Giả thuyết H2: (EPS ) Thu nhập trên mỗi cổ phiếu có mối quan hệ cùng chiều với giá cổ phiếu (+)
Lãi suất cho vay (INT)
Quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu là mối quan hệ không trực tiếp và không diễn ra một chiều như quan hệ giữa lãi suất và trái phiếu. Bởi vì dòng tiền thu được từ đầu tư cổ phiếu là không cố định, chúng có thể thay đổi cùng với lãi suất và mức thay đổi này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn mức thay đổi của lãi suất (Phan Thị Bích Nguyệt – 2008) Kết quả là giá cổ phiếu có thể giảm, không đổi hoặc tăng tùy thuộc vào mức độ thay đổi của dòng tiền thu được từ đầu tư cổ phiếu tăng, không đổi hay giảm thấp. Lãi suất tăng ít hơn thu nhập của cổ phiếu thì giá cổ phiếu có xu hướng tăng còn lãi suất tăng nhiều hơn thu nhập của cổ phiếu thì giá cổ phiếu có xu hướng giảm.
Giả thuyết H3: Lãi suất cho vay (INT) có mối quan hệ ngược chiều với giá cổ phiếu(-)
Tỷ lệ lạm phát ( INF)
Lạm phát là một trong những chỉ tiêu quan trọng đo lường sự ổn định của nền kinh tế ( Phan Thị Bích Nguyệt – 2008) Khi lạm phát tăng làm cho lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại cũng tăng theo. Xét về mặt danh nghĩa thu nhập từ tiền gởi sẽ tăng lên làm cho một số nhà đầu tư có xu hướng chuyển nguồn tiền từ đầu tư chứng khoán sang gởi tiết kiệm ở các tổ chức tín dụng để hưởng lãi huy động cao. Việc dòng tiền từ vốn vay giảm và dòng tiền từ TTCK bị thu hút vào hệ thống ngân hàng do lãi suất huy động hấp dẫn làm cho cầu chứng khoán có xu hướng giảm và điều này làm cho GTT có xu hướng giảm theo
Giả thuyết H4: Tỷ lệ lạm phát (INF) có mối quan hệ ngược chiều với giá cổ phiếu (-)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GROWTH)
Khi nền kinh tế quốc dân tăng trưởng, tức là khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia tăng cao, phản ánh thu nhập của bộ phận khác nhau trong xã hội bao gồm người lao động, doanh nghiệp và Chính phủ tăng cao. Đời sống kinh tế tăng lên và nguồn lực tài chính của quốc gia tăng lên thì tiêu dùng dân cư, tiêu dùng của Chính phủ có xu hướng tăng theo và sẽ tác động đến hoạt động của công ty cũng như giá cổ phiếu ( Bùi Kim Yến – 2013).
Giả thuyết H5: (G) Tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ cùng chiều với giá cổ phiếu (+)
Qui mô công ty ( Size)
Quy mô công ty có thể được đo lường theo Logarit của tổng doanh thu hoặc Logarit của tổng tài sản. Tác giả lấy Logarit của tổng tài sản để thuận lợi cho việc tính toán. Wiwattanakantang (1999) cho rằng những công ty lớn có lợi thế hơn những công ty nhỏ trong thị trường nợ và có thể vay với điều kiện tốt hơn.
Giả thuyết H6 : (Size) Quy mô công ty có mối quan hệ cùng chiều với giá cổ phiếu (+).
Tóm tắt chương 2:
Vấn đề liên quan đến giá cổ phiếu luôn được nhà đầu tư quan tâm. Ở mỗi chủ thể nghiên cứu có một cách tiếp cận riêng và sử dụng phương pháp riêng cho ra những kết quả không giống nhau, tuy nhiên những nghiên cứu đó cũng đã làm sáng tỏ phần nào cơ sở lý thuyết về giá cổ phiếu. Với bài nghiên cứu của Faris Nasif Al- Shubiri (2010) đã bao quát các nhân tố chính tác động đến giá cổ phiếu đó là mức chi trả cổ tức, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế… Tác giả nhận thấy có những tương đồng với thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả mạnh dạn chọn cách tiếp cận này để nghiên cứu thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2013 với sự tiếp cận lần đầu là những công ty bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE trên cơ sở các nghiên cứu trong nước và nước ngoài với cách tiếp cận như nghiên cứu trước đã thực hiện.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN 3.1.1 Diễn biến thị trường bất động sản
Sau gần 6 năm đối phó với những khó khăn của thị trường (từ tháng 3 năm 2008) nhất là từ 2011 đến nay, chu kỳ kinh tế đã cho thấy: nền kinh tế đã tích lũy được một số nguồn lực (từ tăng trưởng GDP, từ đầu tư nước ngoài, từ tái cơ cấu nền kinh tế …). Vì vậy, sẽ có tín hiệu phục hồi do đó thị trường bất động sản sẽ có được những nguồn lực phái sinh tiếp cận đến. Tuy có tín hiệu phục hồi nhưng chưa có chuyển biến lớn; các yếu tố rủi ro vẫn chưa được giải quyết; nợ xấu mới chỉ được cải thiện chứ chưa được giải quyết; các doanh nghiệp bất động sản vẫn tồn đọng một lượng lớn sản phẩm chưa thể giải quyết được một cách dứt điểm… Các bên hữu quan, đặc biệt các nhà đầu tư tiềm năng vẫn đang chờ đợi, chưa thực sự tham gia vào thị trường.
Thị trường bất động sản năm 2013 có những khó khăn lớn: giao dịch trầm lắng, tồn kho bất động sản cao, nợ xấu chưa được giải quyết như mong muốn. Tuy vậy, một loạt giải pháp của Nhà nước đã được đưa ra. Nợ xấu đã được Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) xem xét mua lại. Nhà ở xã hội đã được xem xét hỗ trợ bằng Nghị quyết 02 của Chính phủ thông qua gói 30.000 tỷ, quỹ đầu tư bất động sản cũng được thúc đẩy, ngân hàng tiết kiệm nhà cũng được đề xuất. Cuối năm 2013, một số công trình tại một số vị trí thuận lợi đã tái khởi động. Một số dự án đã hoàn thành đi vào bàn giao nhà…Như vậy tình hình kinh doanh bất động sản được phản ánh qua các yếu tố sau:
Chỉ số giá nhà ở có xu hướng giảm
Thị trường nhà ở cả nước trong năm 2013 cho thấy, giá nhà ở đã diễn biến theo xu hướng giảm mạnh trong 4 tháng đầu năm và sau đó tăng nhẹ từ tháng 5 đến tháng 9, và đến tháng 10, 11 lại quay đầu giảm mạnh. Điều đặc biệt của diễn biến giá nhà ở và vật liệu xây dựng trong khoảng nửa đầu năm 2013 so với cùng kỳ 2012
là đã giảm mạnh tới quá ½, điều này cho thấy tổng cầu về nhà ở trong giai đoạn này là thấp so với cùng kỳ, khiến cho giá trị hàng BĐS còn tồn kho nhiều. Tuy nhiên, chỉ tính bình quân chung cả 11 tháng đầu năm 2013 thì giá nhà ở vẫn tăng 3,27% so với cùng kỳ năm 2012. Hình 1 cũng cho thấy,chỉ số giá nhà ở năm 2013 có xu hướng biến động phần lớn là đồng hành với chỉ số giá tiêu dùng chung, do vậy, có thể thấy sự suy giảm của thị trường nhà ở của Việt Nam mới chỉ diễn ra ở một số dự án hay một số nơi mà chưa phải xu hướng chung ở tất cả các phân khúc của thị trường.
Nguồn vốn đầu tư công
Nguồn vốn đầu tư công đã được bổ sung, trần bội chi ngân sách đã được nới lỏng từ 4,8% GDP lên 5,3% GDP; dư luận đã đồng thuận trong việc tăng chi tiêu công để đóng góp vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; 170 nghìn tỷ trái phiếu đã được Quốc hội thông qua. Nguyên nhân nâng trần bội chi có nhiều nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là thu ngân sách không đạt kế hoạch; ngân sách năm