Các nhân tố ngoại sinh

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố tác ĐỘNG đến GIÁ cổ PHIẾU các CÔNG TY bất ĐỘNG sản NIÊM yết TRÊN sở GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP hồ CHÍ MINH (Trang 29)

2.3.2.1 Tăng trưởng kinh tế

Khi nền kinh tế quốc dân tăng trưởng, tức là khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia tăng cao, phản ánh thu nhập của bộ phận khác nhau trong xã hội bao gồm người lao động, doanh nghiệp và Chính phủ tăng cao. Đời sống kinh tế tăng lên và nguồn lực tài chính của quốc gia tăng lên thì tiêu dùng dân cư, tiêu dùng của Chính phủ có xu hướng tăng theo và sẽ tác động đến hoạt động của công ty cũng như TTCK ( Bùi Kim Yến – 2013).

+ Đối với doanh nghiệp: Khi hoạt động tiêu dùng của người dân và tiêu dùng của Chính phủ tăng lên làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sẽ gặp nhiều thuận lợi. Lợi nhuận của công ty sẽ tăng và kéo theo EPS cũng tăng theo, làm cho giá trị nội tại tính theo phương pháp tỷ số P/E trở nên hấp dẫn so với GTT sẽ kích thích các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến cổ phiếu. Ngược lại, khi kinh tế bị khủng hoảng, các bộ phận dân cư có xu hướng tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu làm cho tổng cầu của nền kinh tế suy giảm sẽ tác động đến hoạt động sản xuất của công ty. Khi công ty gặp khó khăn, kinh doanh thua lỗ sẽ làm cho cổ phiếu kém hấp dẫn và GTT sẽ có xu hướng giảm.

+ Đối với TTCK: Khi thu nhập của các tầng lớp dân cư tăng lên làm cho nhu cầu đầu tư tăng theo và chứng khoán là một trong những kênh đầu tư sẽ được lựa chọn, làm cho cầu chứng khoán tăng lên kéo theo GTT có xu hướng tăng. Khi nền kinh tế gặp khó khăn thu nhập của người dân bị giảm, các bộ phận dân cư sẽ có xu hướng phòng thủ không đầu tư, thậm chí thu hẹp đầu tư, các nhà đầu tư có xu hướng bán chứng khoán làm cho cung chứng khoán tăng lên và GTT có xu hướng giảm.

2.3.2.2 Lạm phát

Lạm phát là một trong những chỉ tiêu quan trọng đo lường sự ổn định của nền kinh tế ( Phan Thị Bích Nguyệt – 2008). Khi lạm phát tăng cao, sẽ có xu hướng kéo theo lãi suất ngân hàng tăng làm cho chi phí sử dụng vốn tăng theo.

Điều này, làm cho những nhà đầu tư sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư chứng khoán phải cân nhắc trong việc ra quyết định đầu tư vì tỷ suất sinh lời phải đảm bảo được chi phí.

Khi lạm phát tăng làm cho lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại cũng tăng theo. Xét về mặt danh nghĩa thu nhập từ tiền gởi sẽ tăng lên làm cho một số nhà đầu tư có xu hướng chuyển nguồn tiền từ đầu tư chứng khoán sang gởi tiết kiệm ở các tổ chức tín dụng để hưởng lãi huy động cao.

Việc dòng tiền từ vốn vay giảm và dòng tiền từ TTCK bị thu hút vào hệ thống ngân hàng do lãi suất huy động hấp dẫn làm cho cầu chứng khoán có xu hướng giảm và điều này làm cho GTT có xu hướng giảm theo và ngược lại.

2.3.2.3 Lãi suất

Quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu là mối quan hệ không trực tiếp và không diễn ra một chiều như quan hệ giữa lãi suất và trái phiếu. Bởi vì dòng tiền thu được từ đầu tư cổ phiếu là không cố định, chúng có thể thay đổi cùng với lãi suất và mức thay đổi này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn mức thay đổi của lãi suất (Phan Thị Bích Nguyệt – 2008). Kết quả là giá cổ phiếu có thể giảm, không đổi hoặc tăng tùy thuộc vào mức độ thay đổi của dòng tiền thu được từ đầu tư cổ phiếu tăng, không đổi hay giảm thấp. Lãi suất tăng ít hơn thu nhập của cổ phiếu thì giá cổ phiếu có xu hướng tăng còn lãi suất tăng nhiều hơn thu nhập của cổ phiếu thì giá cổ phiếu có xu hướng giảm.

Mức độ ảnh hưởng của lãi suất lên giá cổ phiếu phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra thay đổi đó và mức độ tác động của thay đổi này lên dòng thu nhập tương lai của cổ phiếu. Nếu lãi suất tăng là do nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng, các doanh nghiệp cần nhiều vốn để đầu tư vì khả năng sinh lời rất cao, chính nhu cầu vốn vay tăng nên các NHTM cổ phần sẽ tăng lãi suất tiền gửi để có thể huy động đủ nguồn vốn cho vay. Vì vậy, sự gia tăng lãi suất lúc này là điều tất nhiên, giúp dòng vốn được luân chuyển và sử dụng hiệu quả, nó không là lực cản ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp mà nó lại là lực đẩy giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn vốn đúng lúc cần thiết.

2.3.2.4 Tỷ giá hối đoái

Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và thu nhập từ chứng khoán được rất nhiều nhà nghiên cứu nghiên cứ giải thích, tuy nhiên, kết quả của những nghiên cứu này vẫn không thống nhất được chiều ảnh hưởng của tỷ giá lên giá chứng khoán. Về mặt lý thuyết có 3 cách tiếp cận mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán:

Đầu tiên, theo cách tiếp cận của Dornbusch và Fisher (1980) cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa giá chứng khoán và tỷ giá. Hai ông lý luận: một khi đồng tiền trong nước được định giá thấp sẽ làm cho những DN trong nước tăng tính cạnh tranh hơn, kết quả làm gia tăng trong hoạt động xuất khẩu của họ. Điều này làm cho giá cổ phiếu của những DN này tăng lên và ngược lại.

Một cách tiếp cận khác bằng mô hình cân bằng danh mục đầu tư về tỷ giá, Branson (1983) đã chứng minh rằng: quan hệ giữa tỷ giá và giá cổ phiếu là ngược chiều. Nguyên nhân tạo ra kết quả này có thể được giải thích từ chiều tác động của giá cổ phiếu lên tỷ giá. Trong mô hình này, những nhà đầu tư cá nhân nắm giữ những tài sản trong nước và tài sản nước ngoài (bao gồm cả tiền tệ trong danh mục đầu tư của họ).

Khi tiếp cận tỷ giá như một tài sản (giá của một đơn vị ngoại tệ) trong thị trường tài sản, Gavin (1989) trong mô hình tiền tệ đã khẳng định tỷ giá và giá cổ phiếu có mối quan hệ yếu hoặc hoàn toàn không có quan hệ. Giống như giá của những tài sản khác, tỷ giá cũng được xác định bởi tỷ giá tương lai kỳ vọng. Bất kỳ yếu tố nào ảnh hưởng đến giá trị tương lai của tỷ giá thì sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá ở hiện tại.

2.3.2.5 Chính sách phát triển TTCK Việt Nam

Sự thay đổi trong các chính sách về thị trường như thay đổi Luật chứng khoán, các quy định về điều kiện phát hành, niêm yết, chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý và hành động của nhà đầu tư, nhà phát hành. Ngoài ra, chính sách thuế thu nhập đánh vào các nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán cao (hoặc thấp) quyết định phần thu nhập từ đầu tư chứng khoán mà

nhà đầu tư phải trích nộp cho Nhà nước là lớn hay nhỏ cũng sẽ tác động trực tiếp đến thu nhập ròng của nhà đầu tư, làm cho số lượng nhà đầu tư giảm xuống (hoặc tăng lên), từ đó tác động làm cho giá chứng khoán giảm (hoặc tăng) ( Bùi Kim Yến và Thân Thị Thu Thủy - 2009).

2.3.2.6 Nguồn vốn FDI (Foreign direct investment)

Nguồn vốn đầu tư FDI tăng lên sẽ làm kích thích đầu tư và tăng trưởng kinh tế, tác động tích cực tới thị trường chứng khoán. Malcolm Baker, Fritz Foley, Zeffrey Gurgler (2004) với “Giá trị thị trường chứng khoán và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI” cũng đã chỉ ra rằng nguồn vốn FDI ảnh hưởng mạnh tới thị trường chứng khoán.

2.3.3 Các nhân tố can thiệp

2.3.3.1 Tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán

Một trong những yếu tố căn bản trong biến động giá chứng khoán là sự tăng giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với tương lai của giá chứng khoán, lợi nhuận công ty và cổ tức ( Bùi Kim Yến - 2013). Vào bất cứ thời điểm nào, trên thị trường cũng xuất hiện 2 nhóm người: nhóm người lạc quan và nhóm người bi quan. Khi vốn do người lạc quan đầu tư chiếm nhiều hơn, cầu chứng khoán có xu hướng tăng và GTT sẽ có xu hướng tăng. Ngược lại khi vốn của người bi quan nhiều hơn, cầu chứng khoán giảm và GTT có xu hướng giảm. Tỷ lệ giữa 2 nhóm người này sẽ thay đổi tuỳ theo cách diễn giải về thông tin, cả về chính trị lẫn kinh tế, cũng như những đánh giá về nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng.

Cùng một loại chứng khoán, có người cho rằng lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai không tốt cần phải bán đi nhưng ngược lại có người cho rằng lợi nhuận kỳ vọng tương lai tốt cần phải mua vào. Điều này cũng lý giải tại sao trên TTCK lúc nào cũng có người mua, người bán. Chính vì vậy, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương, sự điều hành của UBCKNN, việc công bố thông tin của công ty có tác động đối với tâm lý của nhà đầu tư. Khi nhà đầu tư có niềm tin sẽ quyết định mua làm cho thị trường có xu hướng tăng và ngược lại khi nhà đầu tư mất

niềm tin thường quyết định không mua mà còn bán ra cổ phiếu đang nắm giữ, làm cho thị trường có xu hướng giảm.

Các dạng nhà đầu tư khác nhau sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Nhà đầu tư ngắn hạn và các chuyên gia “lướt sóng” có khuynh hướng giống nhau và ưu tiên xem trọng các yếu tố kỹ thuật. Nhà đầu tư dài hạn thì lại xem trọng các yếu tố cơ bản, dù họ cũng nhận ra các yếu tố kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng. Nhà đầu tư nào có lòng tin mạnh mẽ vào các yếu tố kỹ thuật thông qua sự tranh luận: các yếu tố kỹ thuật và cảm xúc thị trường có thể điều khiển thị trường trong ngắn hạn, nhưng các yếu tố cơ bản sẽ thiết lập giá cổ phiếu trong dài hạn.

2.3.3.2 Biến động thị trường chứng khoán thế giới

Hiện nay, khi việc lưu chuyển các dòng tiền đầu tư không chỉ giới hạn trong một quốc gia mà còn mang tính toàn cầu. Các dòng tiền chảy từ quốc gia này sang quốc gia khác, hoạt động sản xuất của công ty không dừng ở phạm vi một quốc gia mà phát triển trên phạm vi quốc tế ( Phan Thị Bích Nguyệt – 2008). Khi kinh tế một quốc gia, một khu vực bị khủng hoảng thì TTCK khu vực này sẽ suy giảm và có tính lan tỏa đến các thị trường khác.. đặc biệt, những TTCK ở những nước phát triển như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản biến động sẽ tác động mang tính dây chuyền đến TTCK các nước khác, các khu vực khác trên thế giới.

Có thể nói, TTCK các nước trên thế giới tác động lẫn nhau không tách rời đơn lẻ. Vì hiện nay, các tổ chức đầu tư quốc tế có sự lựa chọn trong việc đầu tư đối với từng khu vực và từng quốc gia, đặc biệt là TTCK. Khi thị trường của một quốc gia biến động tăng hay giảm đều ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các tổ chức quốc tế. Khi TTCK của một quốc gia xảy ra khủng hoảng, thì tác động dây chuyền đến các quốc gia khác theo tâm lý đám đông, các nhà đầu tư quốc tế lo sợ TTCK các nước khác sẽ bị ảnh hưởng theo nên đưa ra quyết định bán chứng khoán để bảo toàn vốn và sẽ làm ảnh hưởng đến TTCK của các nước khác trên thế giới. Hơn nữa khi TTCK của một quốc gia bị khủng hoảng giá chứng khoán của quốc gia đó có xu hướng giảm và nhà đầu tư quốc tế thường có động thái bán chứng khoán ở những thị trường khác để đầu tư vào những thị trường có giá chứng khoán rẻ với kỳ vọng tỷ suất sinh lợi cao hơn, làm ảnh hưởng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đến TTCK của các nước khác.

2.3.3.3 Nguồn vốn FII (Foreign Institutional Investors)

Nguồn vốn nước ngoài vào thị trường chứng khoán. Khi dòng vốn này tăng sẽ dẫn đến cầu về chứng khoán tăng và có thể sẽ tác động làm tăng giá cổ phiếu. Và ngược lại khi dòng vốn này sụt giảm sẽ làm giảm lượng cầu về chứng khoán và tác động làm giảm giá cổ phiếu. Thị trường chứng khoán Việt nam còn khá non trẻ giá trị vốn hóa thị trường còn khá nhỏ so với các nước phát triển khác. Nên dòng vốn này có ảnh hưởng khá mạnh đối với sự biến động giá cổ phiếu Việt Nam.

Lý thuyết thị trường hiệu quả cho rằng, giá cả thị trường chứng khoán chứa đựng tất cả các thông tin hiện có, đồng thời cũng khẳng định, không thể kiếm được lợi nhuận bằng cách nhìn vào các thông tin cũ hay các hình thái biến động của giá cả trong quá khứ. Bernard Baruch, nhà tài chính có uy tín nhất của Mỹ hiện nay, đã cảnh báo: “Nếu bạn sẵn sàng nghiên cứu toàn bộ lịch sử và nền tảng của thị trường và tất cả những công ty lớn có cổ phiếu được niêm yết trên bảng một cách cẩn thận như một sinh viên y khoa nghiên cứu môn giải phẫu, và thêm vào đó, bạn có thần kinh vững vàng của một tay cờ bạc cỡ lớn, có giác quan thứ sáu của những nhà tiên tri và sự dũng cảm của con sư tử, bạn sẽ có tia hy vọng”. Sự cố gắng tuyệt đỉnh nêu trên của nhà đầu tư chứng khoán cũng chỉ được hưởng một “tia hy vọng” , thế mà một “tia hy vọng” này được thị trường chứng khoán chia đều cho tất cả mọi người tham gia đầu tư. William D .Norhaus, giáo sư trường đại học Yale - Mỹ, trong tác phẩm “Lý thuyết thị trường hiệu quả”, khẳng định, “bạn không thể khôn hơn thị trường”.

2.3.3.4 Biến động của các kênh đầu tư khác

Thị trường chứng khoán tăng hay giảm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên tất cả yếu tố đều thể hiện qua quyết định mua bán của nhà đầu tư, việc quyết định mua hay bán tuỳ thuộc vào niềm tin và cách tính toán riêng của mỗi nhà đầu tư. Tất cả các nhà đầu tư có chung một điểm đó là kỳ vọng về tỷ suất sinh lời cao trong việc ra quyết định đầu tư của mình. Hiện nay, phần lớn nhà đầu tư quan tâm, nghiên cứu đầu tư ở nhiều lĩnh vực khác nhau: cổ phiếu, bất động sản, vàng, ngoại tệ ...

Xét theo nguồn lực của nhà đầu tư cá nhân cũng như nhà đầu tư tổ chức, khi nguồn vốn đầu tư đổ vào kênh đầu tư này thì kênh đầu tư khác sẽ bị hạn chế. Nếu thị trường bất động sản hoặc thị trường vàng có dấu hiệu tăng mạnh thì các nhà đầu tư có xu hướng điều chuyển nguồn vốn đầu tư từ lĩnh vực chứng khoán sang lĩnh vực bất động sản và vàng làm cho cầu chứng khoán giảm kéo theo TTCK sẽ giảm theo. Khi kênh đầu tư bất động sản đóng băng, giá vàng ổn định, đầu tư vào thị trường bất động sản và thị trường vàng lợi nhuận kỳ vọng không cao thì các dòng tiền có xu hướng hội tụ vào TTCK sẽ làm cho TTCK có xu hướng tăng.

Vấn đề ưu tiên lựa chọn kênh đầu tư nào là tuỳ thuộc vào từng thời điểm của mỗi thị trường và tùy thuộc vào các tính toán dự báo tăng trưởng của mỗi nhà đầu tư khác nhau. Tuy nhiên, có thể nói các kênh đầu tư có tính cạnh tranh với nhau trong việc đón các dòng tiền đầu tư.

2.4 CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIÁ CỔ PHIẾU TRƯỚC ĐÂY 2.4.1 Một số mô hình nghiên cứu trên thế giới 2.4.1 Một số mô hình nghiên cứu trên thế giới

2.4.1.1 Mô hình của Alun Campbell (2008): Nghiên cứu mối quan hệ giữa GDP và giá chứng khoán trong thị trường chứng khoán Úc và New Zealand. và giá chứng khoán trong thị trường chứng khoán Úc và New Zealand.

Mô hình của Alun Campbell (2008) trong “ Nghiên cứu mối quan hệ giữa GDP và giá chứng khoán trong thị trường chứng khoán Úc và New Zealand”. Tác giả sử dụng dữ liệu của hai thị trường chứng khoán Úc ( từ 1959 – 2006) và Newzealand ( từ 1987 – 2006). Bằng phương pháp dùng mô hình hồi quy đa biến, tác giả đã phân tích ảnh hưởng của giá chứng khoán với các yếu tố: GDP, cổ tức và thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Và kết qủa của nghiên cứu này đã cho kết qủa là : GDP

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố tác ĐỘNG đến GIÁ cổ PHIẾU các CÔNG TY bất ĐỘNG sản NIÊM yết TRÊN sở GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP hồ CHÍ MINH (Trang 29)