Hiện nay, khi việc lưu chuyển các dòng tiền đầu tư không chỉ giới hạn trong một quốc gia mà còn mang tính toàn cầu. Các dòng tiền chảy từ quốc gia này sang quốc gia khác, hoạt động sản xuất của công ty không dừng ở phạm vi một quốc gia mà phát triển trên phạm vi quốc tế ( Phan Thị Bích Nguyệt – 2008). Khi kinh tế một quốc gia, một khu vực bị khủng hoảng thì TTCK khu vực này sẽ suy giảm và có tính lan tỏa đến các thị trường khác.. đặc biệt, những TTCK ở những nước phát triển như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản biến động sẽ tác động mang tính dây chuyền đến TTCK các nước khác, các khu vực khác trên thế giới.
Có thể nói, TTCK các nước trên thế giới tác động lẫn nhau không tách rời đơn lẻ. Vì hiện nay, các tổ chức đầu tư quốc tế có sự lựa chọn trong việc đầu tư đối với từng khu vực và từng quốc gia, đặc biệt là TTCK. Khi thị trường của một quốc gia biến động tăng hay giảm đều ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các tổ chức quốc tế. Khi TTCK của một quốc gia xảy ra khủng hoảng, thì tác động dây chuyền đến các quốc gia khác theo tâm lý đám đông, các nhà đầu tư quốc tế lo sợ TTCK các nước khác sẽ bị ảnh hưởng theo nên đưa ra quyết định bán chứng khoán để bảo toàn vốn và sẽ làm ảnh hưởng đến TTCK của các nước khác trên thế giới. Hơn nữa khi TTCK của một quốc gia bị khủng hoảng giá chứng khoán của quốc gia đó có xu hướng giảm và nhà đầu tư quốc tế thường có động thái bán chứng khoán ở những thị trường khác để đầu tư vào những thị trường có giá chứng khoán rẻ với kỳ vọng tỷ suất sinh lợi cao hơn, làm ảnh hưởng
đến TTCK của các nước khác.