THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố tác ĐỘNG đến GIÁ cổ PHIẾU các CÔNG TY bất ĐỘNG sản NIÊM yết TRÊN sở GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP hồ CHÍ MINH (Trang 67)

Từ lý thuyết các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, Timmerman (1995) đã lập luận rằng biến động giá cổ phiếu có thể bị tác động bởi thời gian và chịu nhiều nhân tố tác động đến; kết quả phân tích các yếu tố của cổ phiếu tại HoSE và theo paper của Faris Nasif Al-Shubiri (2010), tác giả đề xuất mô hình sáu yếu tố tác động đến giá cổ phiếu các công ty bất động sản tại HoSE là Tỷ lệ cổ tức; Thu nhập trên mỗi cổ phiếu; Lãi suất cho vay; Tỷ lệ lạm phát; Tốc độ tăng trưởng kinh tế và Quy mô của công ty. Kết quả nghiên cứu định tính khẳng định các yếu tố trên do tác giả đề xuất là những yếu tố chính có tác động đến giá cổ phiếu.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, mô hình sẽ có 4 yếu tố thu được từ phân tích nhân tố khám phá bao gồm : Thu nhập trên mỗi cổ phiếu ;Lãi suất cho vay; Tốc độ tăng trưởng kinh tế và Quy mô của công ty. Tuy nhiên mô hình chỉ giải thích được 52% biến thiên của giá cổ phiếu, đồng thời giá trị điểm định đối với hệ số hồi quy của các biến tỷ lệ cổ tức và tỷ lệ lạm phát không có ý nghĩa thống kê. Nghĩa là, ở thời điểm hiện tại, nghiên cứu này tìm ra được 4 nhân tố chính tác động đến giá cổ phiếu đó là :

- Lãi suất cho vay.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế. - Quy mô của công ty.

Với kết quả mô hình cuối cùng và trên phương trình hồi quy :

PS = -176,0998 + 0,0028EPS + 2,6194G – 127,6970INT + 6,8029SIZE+ [CX=F] Trong đó, cường độ tác động tích cực của quy mô công ty ( Size) là mạnh nhất, điều này cũng dễ hiểu bởi vì ở Việt Nam khi nhà đầu tư quyết định mua cổ phiếu họ thường chọn các công ty có vốn lớn, các công ty Blue-chips.

* Như thế, dựa vào paper của Faris Nasif Al-Shubiri (2010) ít nhiều có sự khác biệt so với thực tế. Sự khác biệt đó là:

Phương thức lựa chọn kỷ thuật cũng như công cụ hỗ trợ, nghiên cứu này sử dụng phần mềm Stata 12.

Ngành nghề nghiên cứu : trong Paper gốc là cổ phiếu các ngân hàng thương mại còn thực tế là cổ phiếu ngành kinh doanh bất động sản. Tác giả lựa chọn ngành này bởi vì trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua thì ngành kinh doanh bất động sản là ngành chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế, mà bắt nguồn từ bong bóng bất động sản ở Mỹ nổ ra. Như thế giá cổ phiếu của các công ty này đã trở về giá trị thực nhất.

Sự khác nhau tương đối giữa các biến, tác giả thay đổi 02 biến đó là Giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu (NAVPS) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bằng 02 biến đó là quy mô công ty (SIZE) và Tốc độ tăng trưởng kinh tế ( G). Biến G không khác biệt lắm so với biến GDP, nhưng biến SIZE được lựa chọn cho phù hợp với tâm lý nhà đầu tư cũng như tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tác giả có thể giải thích cho từng yếu tố tác động như sau :

Thứ nhất, Thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS là nhân tố tác động trực tiếp đến sự biến động giá cổ phiếu của một công ty. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có kế hoạch và chiến lược phát triển kinh doanh tốt, giảm chi phí đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận như vậy cổ phiếu công ty mới có sự hấp dẫn mạnh đến nhà đầu tư. Tuy là

một yếu tố quan trọng đến giá cổ phiếu và thông thường đối với đa số nhà đầu tư có tác động đến việc lựa chọn cổ phiếu đó, song thực tế ở Việt Nam hình như không ai mua cổ phiếu để mong nhận được khả năng sinh lời từ cổ phiếu, nhưng ngược lại khi quyết định mua cổ phiếu thì nhà đầu tư vẫn xem xét EPS cổ phiếu nào cao hơn để mua. Đó là một nghịch lý nhưng vẫn đang diễn ra tại TTCK của VN.

Tác động khủng hoảng kinh tế vẫn còn kéo dài, suy thoái kinh tế vẫn còn tiếp diễn, nền kinh tế trong nước hồi phục chậm; trong giai đoạn này Chính phủ vẫn đang duy trì chỉ số CPI ở mức khá thấp nên giá cả hàng hóa nói chung sẽ ở mặt bằng thấp cộng với lãi suất cho vay tiếp tục trên xu thế giảm. Đây là những yếu tố làm giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp giảm giá hàng hóa, thúc đẩy tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và tạo ra một kỳ vọng kinh doanh khả quan hơn cho ngành kinh doanh bất động sản và ảnh hưởng tích cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ hai, Khi nền kinh tế quốc dân tăng trưởng, tức là khi tốc độ tăng trưởng kinh tếcủa một quốc gia tăng cao, phản ánh thu nhập của bộ phận khác nhau trong xã hội bao gồm người lao động, doanh nghiệp và Chính phủ tăng cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua cổ phiếu, bởi vì TTCK là kênh thu hút nguồn vốn từ người dân, cho nên khi nền kinh tế phát triển nhà đầu tư sẽ bỏ qua các kênh đầu tư khác như vàng hoặc gửi tiền tiết kiệm để đầu tư vào cổ phiếu. Vì thế, là như vậy họ kỳ vọng vào nền kinh tế của nước nhà phát triển thì lợi nhuận từ cổ phiếu mà họ có được sẽ cao hơn các kênh đầu tư khác.

Thứ ba, Quy mô công ty là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đối với giá cổ phiếu tại Việt Nam, điều này dược minh chứng rằng các công ty càng lớn thì thông tin về công ty được công bố ra bên ngoài càng nhiều so với công ty nhỏ, do đó làm giảm tình trạng thông tin bất cân xứng, vì vậy các công ty này dễ dàng có được nguồn hỗ trợ tài chính từ các nhà cho vay mà cụ thể ở đây là nhà đầu tư. Theo Philip Kotler (2001, tr. 47) và các nghiên cứu về giá trị cảm nhận như: Zeitham’s (1988), Sweeney & Soutar (2001), Petric (2002), hình ảnh của nhà cung cấp là một trong yếu tố quyết định giá trị của khách hàng. Bởi vậy, thông thường chúng ta thường bị

tác động bởi sự hoành tráng từ thông tin mà các doanh nghiệp lớn công bố. Vì thế, dường như tâm lý của phần lớn nhà đầu tư là hướng đến sự ổn định, họ đặt niềm tin vào doanh nghiệp có uy tín nhẳm hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xuất hiện. Quy mô công ty lớn phản ánh giá cổ phiếu của một công ty, trong khi giá này có thể thay đổi theo kì vọng của các nhà đầu tư, vì vậy chỉ số này không phản ánh hoàn toàn chính xác giá trị thực sự của doanh nghiệp đó.

Thứ tư, Mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu là không trực tiếp, lãi suất có tác động lên dòng thu nhập tương lai của cổ phiếu. Nếu lãi suất tăng là do nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng, các doanh nghiệp cần nhiều vốn để đầu tư. Nếu sự gia tăng lãi suất quá lớn cho thấy nền kinh tế không giữ được sự ổn định sẽ làm giá cổ phiếu giảm và ngược lại. Lãi suất cho vay là một công cụ mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước, có ảnh hưởng đến nền kinh tế, khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp bị cắt giảm và tác động tiêu cực lên giá cổ phiếu như mô hình đã chứng minh. Do đó giả thuyết cho rằng lãi suất cho vay ảnh hưởng đến giá cổ phiếu đáng kể là đúng. Chính sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế và hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho giá cổ phiếu chuyển dịch theo hướng tăng giá.

Theo Ngân hàng Nhà nước, với chiều hướng giảm của lãi suất huy động và kỳ vọng kiềm chế lạm phát, mặt bằng lãi suất cho vay nhất định phải giảm theo. Nếu tiếp cận được nguồn vốn thì mức chi phí này đủ để hấp dẫn nhà đầu tư mạo hiểm để triển khai các dự án dở dang; bên cạnh đó gói hỗ trợ 30.000 tỷ của Chính Phủ không chỉ khuyến khách nhà đầu tư, lãi suất huy động giảm thì tính cạnh tranh của thị trường chứng khoán sẽ tăng lên.

Thứ năm, nghiên cứu không giải thích được ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát tác động đến giá cổ phiếu nó có sự trùng lắp với lãi suất cho vay. Điều này có thể giải thích rằng ở paper gốc thì tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu nhưng ở thị trường Việt Nam thì hầu như những nhà đầu tư nhỏ lẻ ít quan tâm đến tỷ lệ lạm phát khi đầu tư vào cổ phiếu.

Thứ sáu, giống như tỷ lệ lạm phát nghiên cứu chưa tìm ra sự khác biệt trong việc đánh giá nhân tố tỷ lệ cổ tức tác động đến giá cổ phiếu, điều này, có thể

là do nhận thức của nhà đầu tư Việt Nam về TTCK, nhưng quan trọng hơn đây chính là kết quả thực tế đang diễn ra. Tuy nhiên, cũng nhận thấy rằng điều kiện tiếp cận thông tin của nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn còn hạn chế, đồng thời sự đánh giá về một cổ phiếu nào đó có sự dễ dãi và thường theo xu hướng tâm lý bầy đàn, nên hệ quả tác động của nhân tố này đối với TTCK Việt Nam là không có ý nghĩa.

Tóm lại, Các luận giải trên đây cho thấy, nghiên cứu chưa tìm thấy sự tham gia của hai yếu tố : Tỷ lệ chi trả cổ tức, tỷ lệ lạm phát giống như trên paper gốc và những kết quả của các yếu tố còn lại là có cơ sở lý thuyết và thực tiễn. Tuy nhiên, mô hình hồi quy của nghiên cứu này chỉ giải thích được 52,03% sự thay đổi giá cổ phiếu các công ty kinh doanh bất động sản qua các biến: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu, lãi suất cho vay, tốc độ tăng trưởng kinh tế và quy mô của công ty. Vì thế cùng với các biến bị loại, trên thực tế rất có thể còn những nhân tố khác có tác động nhất định đến giá cổ phiếu các công ty bất động sản tại thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng chưa cô đọng trong mô hình nghiên cứu.

Tóm tắt chương 4

Chương 4 trình bày nội dung chính của nghiên cứu bao gồm: kết quả mô tả thống kê, kết quả mô tả hệ số tương quan, kết quả khảo sát và xây dựng các mô hình hồi quy; đồng thời kiểm định các vi phạm của mô hình sử dụng với biến phụ thuộc là PS bằng các giá trị thống kê, từ đó tác giả đưa ra các kết luận của giả thuyết nghiên cứu so với kết quả trong và ngoài nước nghiên cứu trước đây.

Nhìn tổng thể các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE giai đoạn 2009 - 2013 tuân thủ theo quy luật kinh tế và những nghiên cứu của những tác giả ở những nền kinh tế khác nhau cả thị trường chứng khoán phát triển và đang phát triển như thị trường chứng khoán Việt Nam đó là những tác động như đòn bẩy tài chính và tỷ lệ lợi nhuận. Mặc dù có những khác biệt như là tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp, rủi ro thị trường đã có xu hướng ngược theo nhận định chủ quan của tác giả đó là sự khác biệt về trình độ và phong tục tập quán kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam với các nước.

Trong chương này tác giả đã thảo luận bằng những kiến thức thu thập được do nghiên cứu và nhận định của cá nhân phần nào làm sáng tỏ vấn đề, mặc dù

chương này tác giả chưa thể giải thích và thảo luận hết tất cả những nguyên nhân của kết quả kiểm định, nhưng phần nào cho thấy được bức tranh về các nhân tố có ảnh hưởng nhất định đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, sự yếu kém cần khắc phục đối với nhà quản trị tài chính doanh nghiệp tương lai.

Qua thảo luận kết quả chương 4 cho tác giả cơ sở nền tảng làm sáng tỏ lý luận về giá cổ phiếu ở Việt Nam, để cho việc đưa ra những hàm ý chính sách cho Nhà nước, cho doanh nghiệp và nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời qua đây tác giả sẽ nhìn thấy những hạn chế đề tài và có kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo được đưa ra ở chương sau.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.1 KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích các nhân tố có tác động đến giá cổ phiếu – áp dụng cho trường hợp các công ty bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán tại TP. HCM, tác giả đã tổng kết lý thuyết về các vấn đề có lên quan đến cổ phiếu, các mô hình và các nghiên cứu trước đây ở trong nước và và trên tế giới đặt cơ sở cho việc đề xuất mô hình nghiên cứu. Tiếp theo quá trình nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ là một nghiên cứu định tính và nghiên cứu chính thức là một nghiên cứu định lượng.

* Nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu này là kỷ thuật thảo luận nhóm tập trung (gồm 2 nhóm, một nhóm gồm 10 nhà đầu tư bất động sản và một nhóm gồm 08 chuyên viên của các công ty bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM) nhằm:

- Xác định các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các công ty bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch TP. HCM.

- Lựa chọn mô hình các đo lường các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các công ty kinh doanh bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch TP. HCM.

* Nghiên cứu định lượngđược thực hiện qua các giai đoạn: - Thiết kế mẫu nghiên cứu.

- Phân tích dữ liệu bằng phần mềm xử lý Stata 12, sử dụng phương pháp hồi quy dữ liêu bảng và thông qua việc so sánh kết quả của những chỉ số R2 hiệu chỉnh để lựa chọn mô hình tốt nhất cho nghiên cứu nhằm khẳng định các yếu tố cũng như các giá trị của các yếu tố chính tác động đến giá cổ phiếu.

- Kiểm định độ phù hợp mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết nghiên cứu được thiết kế và đề xuất trong nghiên cứu định tính.

Dữ liệu sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu chính thức được thu thập từ 36 công ty thuộc nhóm ngành kinh doanh bất động sản niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM qua các năm 2009 – 2013.

Kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy cho thấy các nhân tố có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các công ty bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán tại TP. HCM bao gồm: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu; Lãi suất cho vay; Tốc độ tăng trưởng kinh tế; Tỷ lệ cổ tức; Tỷ lệ lạm phát và Quy mô của công ty.

Kết quả nghiên cứu chính thức xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các công ty bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán tại TP. HCM bao gồm: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu; Lãi suất cho vay; Tốc độ tăng trưởng kinh tế và Quy mô của công ty, được thể hiện qua phương trình hồi quy như sau :

PS = -176,0998 + 0,0028EPS + 2.6194G – 127,6970INT + 6.8029SIZE+ [CX=F] Như vậy, dựa vào phương trình này phương trình này các công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán và nhà đầu tư cổ phiếu sẽ xác định được các vấn đề chính liên quan đến giá cổ phiếu, trên cơ sở đó, một số hàm ý chính sách được rút ra từ kết quả nghiên cứu.

5.2 MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.2.1 Đối với công ty bất động sản niêm yết

* Nâng cao kết qủa lợi nhuận trên một cổ phiếu EPS

Khó khăn của thị trường bất động sản đã ảnh hưởng mạnh tới các doanh

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố tác ĐỘNG đến GIÁ cổ PHIẾU các CÔNG TY bất ĐỘNG sản NIÊM yết TRÊN sở GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP hồ CHÍ MINH (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)