0
Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT TRONG ĐIỀU TRỊ THA

Một phần của tài liệu DIEU TRI BENH TANG HUYET AP.DOC (Trang 32 -34 )

: Chất nền của Thuốc UCMC

7. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT TRONG ĐIỀU TRỊ THA

Các chỉ định bắt buộc sử dụng các nhóm thuốc dựa trên bệnh nội khoa đi kèm như suy tim, đái tháo đường, bệnh thận mạn, tiền sử đột quy, bệnh nhân có

nguy cơ cao bệnh động mạch vành và trên bệnh nhân sau NMCT (báng1I 1). Chỉ định này dựa trên các nghiên cứu lớn chứng minh hiệu quả của thuốc trên cả

THA và bệnh nội khoa đi kèm.

7.1 Điều trị THA trên bệnh nhân có bệnh tim thiếu máu cục bộ

THA là một trong 4 yếu tố nguy cơ chính của bệnh động mạch vành (BĐMV),

do đó thường có phối hợp THA và BĐMV. Tưới máu ĐMV xảy ra vào kỳ tâm

trương. Nghiên cứu SHEP cho thấy khi hạ huyết áp tâm trương < 55mmHg,

biến cố tim mạch gồm cả nhồi máu cơ tim gia tăng (dạng hình J của mức huyết

áp). Điều này không xảy ra khi hạ huyết áp tâm thu.

Trên bệnh nhân THA có tiền sử NMCT thuốc nên dùng là ức chế men chuyển, chẹn bêta và nitrates. Trên bệnh nhân THA có kèm cơn đau thắt ngực ổn định hoặc thiếu máu cơ tim yên lặng, các thuốc lựa chọn hàng đầu là chẹn bêta, ức chế calci tác dụng dài, ức chế men chuyển và nitrates. Cần nhắc bệnh nhân

đang dùng nitrates không nên sử dụng sildenafil (Viagra®). 7.2 Điều trị THA trên bệnh nhân suy tỉm

Suy tim trên bệnh nhân THA có thể là suy tim tâm trương hay suy tim tâm thu hoặc cả hai.

Suy fim trên bệnh nhân THẢ có thể do chính THA, do bệnh ĐMV, bệnh van tim phối hợp. Cũng có thể do một số nguyên nhân khác của suy tim. Cần có

các biện pháp cận lâm sàng để xác định nguyên nhân suy tim. Điều trị bao

gồm các biện pháp điều trị suy tim và các thuốc hạ huyết áp.

Ở giai đoạn B của suy tìm (NYHA 1), bao gồm rối loạn chức năng thất trái (PXTM < 40%) và chưa có triệu chứng cơ năng, ức chế men chuyển là thuốc lựa chọn đầu tiên. Chẹn thụ thể angiotensin II chỉ sử dụng khi bệnh nhân

không dung nạp được UCMC. Có thể kết hợp thêm với chẹn bêta. Cả UCMC

và chẹn bêta đều có tác dụng hạ HA. Chỉ khi mục tiêu HA chưa đạt với 2 thuốc này, mới kết hợp thêm với lợi tiểu và thuốc hạ HA khác (ngoại trừ ức chế calc1).

Ở giai đoạn C của suy tỉm (NYHA 2,3), bao gồm rối loạn chức năng thất trái kèm triệu chứng cơ năng, các thuốc sử dụng bao gồm UCMC, lợi tiểu mất kall,

spironolactone liều thấp và chẹn bêta. Nghiên cứu EPHESUS cho thấy có thể thay spironolactone bằng eplerenone, ít tác dụng phụ hơn spironolactone, có hiệu quả giảm tử vong 15%.

Ở giai đoạn D của suy tim (NYHA 4), ngoài các thuốc UCMC, lợi tiểu liều cao,

spironolactone hoặc eplerenone ; còn cần thêm thuốc tăng co cơ tim, máy tạo

nhịp phá rung, tạo nhịp 2 buồng thất, dụng cụ trợ tâm thất hoặc ghép tim.

Mục tiêu HA tâm thu trên bệnh nhân suy tim có thể từ 110-130 mmHg ; có nghiên cứu cho thấy có thể sử dụng chẹn bêta ở bệnh nhân suy tim có huyết áp tâm thu > 85 mmHg.

Tóm lại các thuốc cần sử dụng điều trị hạ HA trên bệnh nhân suy tim bao

gồm : UCMC, chẹn thụ thể angiotensin II, lợi tiểu, chẹn bêta, đối kháng

aldosterone.

Tần suất THA và tần suất ĐTĐ ngày càng tăng. Có tương quan giữa ĐTĐ và THA. Nghiên cứu UKPDS cho thấy giảm HA tâm thu IOmmHg sẽ giảm tử vong liên quan đến ĐTĐ 15%.

Mục tiêu HA trên bệnh nhân ĐTĐ là < 130/80 mmHg, để đạt mục tiêu này

Một phần của tài liệu DIEU TRI BENH TANG HUYET AP.DOC (Trang 32 -34 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×