Tình hình công tác khuyến nông xã Bình Long

Một phần của tài liệu Đánh giá các hoạt động khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt tại xã bình long – huyện võ nhai – tỉnh thái nguyên (Trang 35)

* Đặc điểm nguồn nhân lực cán bộ khuyến nông xã Bình Long

Đối với xã Bình Long là một xã có diện tích rộng, dân số đông, hầu hết ngƣời dân ở đây sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Cán bộ khuyến nông phụ trách tại xã chỉ có một do vậy việc chuyển giao các kỹ thuật mới, các cách chăm sóc giống cây trồng vật nuôi, hay các buổi tập huấn còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế mà trƣớc đây sản xuất Nông - Lâm nghiệp chƣa đạt kết quả cao. Do vậy mà các cấp chính quyền tại địa phƣơng đã thƣờng xuyên quan tâm gần gũi và giúp đỡ bà con nông dân nhiều hơn, hiện nay ở xã cũng đã khôi phục lại các làng nghề truyền thống, các nhóm

cùng sở thích và hội nông dân... các hộ nông dân làm kinh tế giỏi chia sẻ kinh nghiệm sản xuất để mọi ngƣời học hỏi lẫn nhau .

+ Các làng nghề truyền thống, các hợp tác xã. các nhóm cùng sở thích... tất cả mọi ngƣời đều có chung một mục đích, chung một hƣớng đi và cùng đặt ra một câu hỏi nên trồng cây gì và nuôi con gì để thích hợp với điều kiện khí hậu, địa hình và tập quán canh tác của ngƣời dân nhƣng đây là một vấn đề khó và càng khó hơn khi trình độ chuyên môn của họ còn thấp. Vì vậy cần phải mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho họ.

+ Với cán bộ khuyên nông xã vai trò chính là thƣờng xuyên cập nhật tình hình sản xuất giao ban hàng tháng và trao đổi phản ánh, rút kinh nghiệm định kỳ 1 lần trong một tháng, đồng thời với việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của cấp trên cán bộ khuyến nông xã còn có nhiệm vụ trực tiếp hỗ trợ và nhận phản hồi từ các câu lạc bộ khuyến nông, các nhóm cùng sở thích... phát huy tích cực sự tham gia của ngƣời dân trong kết hợp với hoạt động khuyến nông giúp hỗ trợ sản xuất có hiệu quả và giúp nông dân tự trao đổi, học hỏi lẫn nhau.

Dƣới đây là sơ đồ hệ thống tổ chức khuyến nông xã Bình Long.

Nguồn : ( Khuyến nông xã Bình Long)

: mối quan hệ. : mối quan hệ phối hợp.

Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức khuyến nông xã Bình Long.

Cơ quan ngoài ngành: Đài truyền hình, Đài truyền thanh

Trạm KN

Cơ quan trong ngành: Phòng nông nghiệp, Trạm BVTV KN cơ sở Làng Nghề truyền thống. các hợp tác xã Nhóm, Hội nông dân cùng sở thích Nông dân

Qua hệ thống tổ chức trên nông dân sẽ mạnh dạn hơn khi tham gia vào các mô hình trình diễn và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới khi đƣợc thông qua Câu lạc bộ khuyến nông, các nhóm cùng sở thích, tại đó tập hợp những nông dân sản xuất giỏi, có tâm huyết với nghề, có uy tín, tín nhiệm nên đƣợc đông đảo nông dân tham gia và nhiệt tình ủng hộ. Cùng với đó là sự phối kết hợp trực tiếp của cán bộ khuyến nông cơ sở tìm hiểu tình hình sản xuất, hỗ trợ nông dân, tiếp nhận và phản ánh nguyện vọng của dân. Để hoạt động khuyến nông đạt hiệu quả cao thì cần phải phát huy những thế mạnh của tổ chức cần có thêm nhiều hơn nữa các câu lạc bộ khuyến nông, nhóm cùng sở thích để ngƣời nông dân có thể học hỏi, chia sẻ các kinh nghiệm trong sản xuất.

* Vai trò của cán bộ khuyến nông xã:

- Tham mƣu giúp UBND xã về lĩnh vực khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngƣ trên địa bàn toàn xã.

- Triển khai các mô hình trình diễn khuyến nông.

- Tham gia việc phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi tại địa bàn xã theo hƣớng dẫn, quản lý của cơ quan quản lý chuyên ngành.

- Cung cấp các thông tin về tình hình dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi cho ngƣời nông dân và đƣa ra các biện pháp phòng trừ hợp lý, giúp nông dân sản xuất tốt và đạt đƣợc hiệu quả cao trong quá trình sản xuất, mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình họ.

- Thƣờng xuyên thống kê, cập nhật thông tin báo cáo UBND xã và Trạm Khuyến nông huyện về nhu cầu khuyến nông trên địa bàn xã và báo cáo kết quả công việc, nhiệm vụ đƣợc giao.

Một phần của tài liệu Đánh giá các hoạt động khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt tại xã bình long – huyện võ nhai – tỉnh thái nguyên (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)