- Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập đƣợc trên địa bàn nghiên cứu, tôi tiến hành tổng hợp và phân tích.
- Số liệu thu thập đƣợc trong các phiếu điều tra, tổng hợp theo từng nội dung. - Sử dụng phƣơng pháp SWOT để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
- Xử lý thông tin : Các số liệu đƣợc thu thập đƣợc biểu thị qua phƣơng pháp phân tích tổng hợp nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế -xã hội xã Bình Long
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Bình Long là một xã đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện 24 km về phía đông nam của huyện Võ Nhai, xã đƣợc chia thành 20 đơn vị xóm và đƣợc tách biệt thành hai miền rõ rệt đó là miền Bình Long I và miền Bình Long II.
+ Phía đông giáp với xã Quyết Thắng – Hữu Lũng – Lạng Sơn. + Phía tây giáp với xã Dân Tiến – Võ Nhai – Thái Nguyên. + Phía nam giáp với xã Đồng Vƣơng – Yên Thế - Bắc Giang. + Phía bắc giáp với xã Phƣơng Giao – Võ Nhai – Thái Nguyên.
Trên địa bàn xã có con sông Dong chảy qua và nhiều sông, suối nhỏ, cùng với hệ thống kênh mƣơng nội đồng. Từ đặc điểm trên đã hình thành trên địa bàn xã nhiều vùng đất khác nhau, vừa có thuận lợi cho việc phát triển hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và cũng gây ra không ít ảnh hƣởng của thiên tai nhƣ: lũ lụt, hạn hán.
Với địa bàn chủ yếu là đồi, núi, giao thông đi lại còn khó khăn, dân số phân bố không đồng đều, xã tách thành hai miền, do vậy có nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế, giao lƣu văn hoá, khoa học kỹ thuật với các xã bạn. Tuy nhiên với địa bàn chủ yếu là đồi, núi nhƣ vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các mô hình chăn nuôi gia xúc, gia cầm và trồng cây công nghiệp, xã đã phát triển nhiều mô hình chăn nuôi gà thả vƣờn và mô hình chăn dê thả núi với quy mô vừa và nhỏ.
4.1.1.2 Điều kiện thời tiết, khí hậu
Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa nóng mƣa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến hết tháng 3.
Nhiệt độ bình quân năm là 22,40C, các tháng 6,7,8 là các tháng nóng, nóng nhất là tháng 7 nhiệt 39,50C. Tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình là 14,90C. Biên độ nhiệt ngày và đêm trung bình 70C, lớn nhất là tháng 10 nhiệt độ 8,20C. Với chế độ nhiệt nhƣ trên rất thích hợp để phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới đặc biệt là các loại cây ăn quả nhƣ: Hồng, Táo, Na, Vải, Nhãn…
Độ ẩm không khí trên địa bàn xã dao động từ 80% đến 87%. Các tháng mùa khô, nhất là các tháng 11, 12 độ ẩm thấp gây khó khăn cho việc phát triển cây vụ đông muộn, nhƣng cũng tạo điều kiện cho thu hoạch và bảo quản nông sản trong thời kỳ này.
4.1.1.3 Điều kiện về đất đai
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế đƣợc, đất là môi trƣờng sống cho mọi sinh vật, là thành phần quan trọng cho phân bố dân cƣ, xây dựng cơ sở kinh tế - văn hoá - xã hội; đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai không chỉ là môi trƣờng sống mà còn là nguồn cung cấp dinh dƣỡng cho cây trồng.
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Bình Long năm 2014
STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 2777,49 100,00 1 Đất nông nghiệp 1713,96 61,71
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 675,29 24,31
1.2 Đất lâm nghiệp 1021,31 36,77
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 17,36 0,63
2 Đất phi nông nghiệp 387,06 13.93
2.1 Đất thổ cƣ 251,88 9.07
2.2 Đất chuyên dung 68,43 2.46
2.3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 0,19 0.01
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1,36 0.05
2.5 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 65,20 2.35
2.6 Đất có mục đích công cộng 67,37 2.43
( Nguồn: UBND xã Bình Long)
Qua bảng 4.1 cho thấy, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 2777,49 ha bao gồm các loại đất: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp.
- Đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp xã năm 2014 là 1713,96 ha. Đất nông nghiệp chiếm một tỉ lệ rất lớn so với tổng diện tích đất tự nhiên của xã, chiếm 61,71 %.
- Đất chuyên dùng: Đất chuyên dùng chiếm tỉ lệ rất nhỏ 2,46 % so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, loại đất này có chiều hƣớng gia tăng nhẹ, chủ yếu là trụ sở cơ quan, quốc phòng, an ninh, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, cơ sở văn hoá, bƣu chính…
- Đất thổ cƣ: Do dân số ngày càng tăng, tốc độ đô thị hoá lớn do đó nhu cầu nhà ở càng tăng lên theo đó gây ra áp lực cho phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu về nhà ở tăng, trong khi đó đất đai không tăng, nhƣ vậy để đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng của ngƣời dân thì địa phƣơng phải cắt giảm các loại đất nông nghiệp, đất khác để chuyển đổi sang đất làm nhà. Năm 2014 tổng diện tích đất thổ cƣ của xã là 251,88 ha chiếm 9.07 % trong cơ cấu đất.
- Đất lâm nghiệp: Bình Long là một xã miền núi, nhân dân trong xã đã tận dụng lợi thế, khai thác và trồng mới nguồn lợi từ rừng để phát triển kinh tế lâm nghiệp. Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã là 1021,31ha chiếm 36,77% so với tổng diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất trồng rừng sản xuất.
- Đất mặt nƣớc NTTS: Chiếm một tỉ lệ rất nhỏ 65,20 ha chiếm (2.35%) trong tổng diện tích đất tự nhiên của xã, do là xã miền núi nên diện tích đất này ít đƣợc khai thác và sử dụng.
4.1.1.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng * Cơ sở hạ tầng giao thông
Cơ sở hạ tầng giao thông là cầu nối để phát triển kinh tế xã hội, do đó bất kỳ địa phƣơng nào cũng xác định phát triển và hoàn thiện mạng lƣới giao thông là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội phát triển. Giao thông đƣờng bộ trên địa bàn xã có tuyến: tuyến tỉnh lộ 242 chạy từ thị trấn Đình Cả và nối sang huyện Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn. Sông Rong (hay sông Rang), một phụ lƣu của sông Thƣơng chảy qua phần giữa của xã theo chiều đông tây trƣớc khi đổ sang tỉnh Bắc Giang lân cận.
* Giáo dục - y tế
Giáo dục: Trên địa bàn xã có 6 trƣờng học, 2 trƣờng Mầm non, 2 trƣờng tiểu học, 2 trƣờng Trung học cơ sở. Chất lƣợng giáo dục đào tạo năm sau cao hơn năm trƣớc, công tác phổ cập giáo dục các cấp đƣợc duy trì và giữ vững, xã đã đầu tƣ xây dựng đƣợc 2 trƣờng Mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Y tế : Trạm nằm tại trung tâm xã thuận tiện cho mọi ngƣời dân đến khám chữa bệnh. Có các nhân viên y tế tận tình khám chữa bệnh cho ngƣời dân, tuy nhiên trình độ của những nhân viên y tế vẫn còn nhiều hạn chế và cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhƣ: Máy móc, trang thiết bị khám chữa bệnh, thuốc điều trị.
* Hệ thống thuỷ lợi
Hệ thống thuỷ lợi đã đƣợc đầu tƣ xây dựng kiên cố, phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và quản lý, tu bổ, bảo dƣỡng, kịp thời phát hiện và xử lý các trƣờng hợp vi phạm về quản lý các công trình thuỷ lợi nhƣ lấn chiếm, đổ đất vào các công trình. Thƣờng xuyên chỉ đạo các tổ chức thủy nông kiểm tra phát dọn, nạo vét kênh mƣơng, phối hợp với trạm khai thác thủy xây dựng kế hoạch cung cấp nƣớc phục vụ nhân dân sản xuất kịp thời.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1: Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp
Trong năm 2014 qua thực hiện nghị quyết của Đảng ủy, Nghị quyết HĐND xã các cấp, các nghành, nhân dân các dân tộc xã Bình Long đã năng động, sáng tạo vƣợt qua những khó khăn để vận dụng chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng bộ và Nhà nƣớc vào thực tiễn tại địa phƣơng. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm sau đều tăng so với năm trƣớc, một số chỉ tiêu đạt khá nhƣ: Sản lƣợng lƣơng thực, trồng rừng, gia đình văn hóa… các lĩnh vực tiểu thủ công ngiệp. Từng bƣớc chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất đã tạo nên bƣớc đột phá mới trong phát triển kinh tế.
Cơ cấu kinh tế xã nói chung, cơ cấu nông nghiệp nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, sản xuất nông nghiệp phát triển theo hƣớng toàn diện, đa dạng hóa sản phẩm và từng bƣớc gắn với nhu cầu của thị trƣờng.
* Sản xuất trồng trọt
Xã tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất theo hƣớng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tích cực ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nhƣ cơ giới hoá trong khâu làm đất, sử dụng giống mới có hiệu quả năng suất và giá trị kinh tế, chú trọng thâm canh tăng vụ nhằm không ngừng nâng cao năng suất, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân. Qua 3 năm sản xuất trồng trọt đã đạt đƣợc những kết quả sau:
Bảng 4.2: Kết quả sản xuất trồng trọt qua 3 năm (2012 - 2014)
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tạ) DT (ha ) NS (tạ/ha ) SL (tạ) DT (ha) NS (tạ/h a) SL (tạ) Lúa 175 50 8750 172 55 9460 168 60 10 080 Ngô 350 52 1820 0 346 54 1868 4 344 56 19264 Sắn 10 255 5250 10 260 5380 10 267 8300 Khoai tây 11 33 350 24 62.5 1500 15 44 650 Lạc 8 40 350 9.5 40 375 3.6 40 144 Đậu tƣơng 9 70 630 5 72 355 7 74 518 Thuốc lá 8.5 75 650 11 65 718 15.9 80 1272
(Nguồn:Thống kê xã Bình Long)
Qua bảng 4.2 cho thấy đƣợc cây lúa và cây ngô chính là hai nguồn lƣơng thực chủ yếu của xã. Nhìn chung chỉ có những tháng đầu năm thời tiết lạnh kéo dài gây khó khăn cho bà con, nhƣng trong năm điều kiện thời tiết thuận lợi nên tình hình sản xuất nông nghiệp của xã cũng đã đạt đƣợc những kết quả mong đợi. Ngoài việc trồng lúa là cây lƣơng thực chính, bà con cũng đã tận dụng đất để trồng cây hoa màu, nhằm đem lại thu nhập để thoát nghèo và cải thiện chất lƣợng cuộc sống.
Do vậy, cán bộ khuyến nông cần có các giải pháp phù hợp để đẩy mạnh phát triển cây lƣơng thực cây lúa và cây ngô đó là hai cây chủ đạo của xã, nhƣ đẩy mạnh công tác giống, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn, thông tin tuyên truyền… đến bà con nông dân.
* Tình hình chăn nuôi
Cùng với sự lớn mạnh của ngành trồng trọt một hƣớng đi mới đang mở ra cơ hội làm giàu cho nhiều địa phƣơng. Những năm gần đây đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn phát triển tốt không có dịch bệnh lớn sảy ra, đƣợc nhƣ vậy là do có sự chỉ đạo, phối hợp kịp thời giữa các cấp ban ngành đoàn thể cùng với trạm khuyến nông huyện đã không ngừng theo dõi, bám sát và tiến hành những biện pháp phòng chống dịch bệnh (tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại, thoáng mát về mùa hè và giữ ấm về mùa
đông… cho đàn gia súc) trƣớc mỗi mùa có khả năng xảy ra dịch bệnh. Công tác thú y thực hiện tốt. Nhờ vậy, mà cán bộ khuyến nông đƣợc sự tin tƣởng, giúp bà con yên tâm phát triển chăn nuôi và sản xuất. tuy nhiên ngƣời chăn nuôi vẫn gặp nhiều khó khăng nhƣ: Gía gia cầm không ổn định, giá thức ăn chăn nuôi cao,dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, thậm chí có nhiều hộ còn thua lỗ và không có khả năng tái đầu tƣ cho chăn nuôi.
Bảng 4.3: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi qua 3 năm (2012 - 2014)
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng đàn lợn (con) 3400 2710 2650
Tổng đàn trâu (con) 323 350 307
Tổng đàn bò (con) 49 49 115
Số lƣợng gia cầm (con) 150000 150000 80000
(Nguồn:Thống kê xã Bình Long)
Qua bảng số liệu 4.3, ta thấy đa số tổng đàn gia súc, gia cầm đều giảm qua 3 năm, giảm mạnh nhất tổng đàn gia cầm năm 2014 là 8000 con, giảm 7000 con so với năm 2012. Tổng đàn bò năm 2014 là 115 con, tăng 66 con so với năm 2012.
* Nuôi trồng thủy sản
Do là một xã miền núi nên có diện tích mặt nƣớc nhỏ cho việc nuôi trồng thuỷ sản, chủ yếu là các hộ gia đình có một ít diện tích mặt nƣớc chăn thả phục vụ nhu cầu bữa ăn nhà mình. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản năm 2014 là 17.36 ha, chiếm 0.63 % rất nhỏ để có thể đƣa vào khai thác và sử dụng kinh doanh. Tuy nhiên việc khuyến khích, động viên thúc đẩy ngƣời dân khai thác và phát triển nghề thuỷ sản cần đƣợc chú trọng quan tâm và có chính sách hỗ trợ phù hợp.
Bảng 4.4: Giá trị sản sản xuất các ngành của xã năm 2012 – 2014 Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh(%)
GT (tđ) CC (%) GT (tđ) CC (%) GT (tđ) CC (%) 13/12 14/13 BQ N-L-N Nghiệp 51.68 88.64 51.13 88.63 53.54 88.63 98.94 104.71 101.83 CN- TTCN 1.33 2.29 1.32 2.28 1.38 2.28 99.25 104.55 101.9 TM-DV 5.29 9.07 5.24 9.08 5.49 9.09 99.05 104.77 101.91 Tổng GTSX 58.3 100 57.69 100 60.41 100 98.95 104.72 101.84
(Nguồn:Thống kê UBND xã Bình Long)
Qua bảng số liệu trên cho thấy: Tình hình kinh tế xã hội của xã Bình Long đã có nhiều thay đổi. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân là 101,84 %. Năm 2013 tổng GTSX là 57.69 tỷ, giảm 0.61 tỷ so với năm 2012. Tổng GTSX năm 2014 là 60.41 tăng 2.72 tỷ so với năm 2013.
Xã Bình Long vẫn mang tính chất thuần nông. Tỷ trọng kinh tế ngành Nông Lâm nghiệp vẫn chiếm tƣơng đối lớn. Với sự quan tâm, chỉ đạo của UBND xã trong công cuộc phát triển kinh tế. Đã làm tăng dần tỷ trọng cơ cấu kinh tế của xã. Đời sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện với mức thu nhập cao hơn.
4.1.2.2.Tình hình dân số và lao động
Năm 2014, Xã Bình Long dân số có 1646 hộ với 6026 nhân khẩu, đƣợc phân bố trên 20 xóm trong xã, gồm 09 dân tộc cùng chung sống là: Dân tộc Kinh chiếm 48,02%; Tày chiếm 13,1%; Nùng chiếm 22,8%; Dao chiếm 12%; Cao Lan chiếm 3,6%; Mƣờng chiếm 0,08%; Mông chiếm 0,03%; Sán dìu chiếm 0,12%; Thái chiếm 0,01%. Đời sống của nhân dân còn nghèo, tình hình dân trí còn thấp, giao thông nông thôn còn khó khăn, sống trên diện tích 2777.49 ha. Với mật độ 212 ngƣời/km2
, tập trung đông ở khu vực trung tâm, còn những khu vực xa trung tâm dân cƣ thƣa do diện tích lớn chủ yếu là đồi núi và cách xa nhau.
Bảng 4.5: Tình hình dân số và lao động của xã Bình Long qua 3 năm (2012– 2014)
Chỉ tiêu Đơn
vị
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh
SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 13/1 2 14/1 3 BQ I. Tổng nhân khẩu Khẩu 5764 100.00 5886 100.00 6026 100.00 102.12 102.38 102.25 II. Tổng số hộ Hộ 1306 100.00 1449 100.00 1646 100.00 106.54 113.6 110.07 III. Tổng số lao động Ngƣời 3455 100.00 3752 100.00 3828 100.00 108.6 102.03 105.32 1. Lao động
nông nghiệp Ngƣời 3045 88.13 3298 87.9 3545 92.2 108.31 107.49 107.9
2. Lao động phi nông nghiệp Ngƣời 1044 30.22 1154 30.76 1203 31.43 110.54 104.25 107.4 IV. Một số chỉ tiêu bình quân 1. BQ khẩu/ hộ K/hộ 4.41 2.68 3.7 95.85 90.12 92.89 2. BQ lao động/hộ LĐ/hộ 2.65 2.58 2.33 101.93 89.82 98.03
(Nguồn: Thống kê UBND xã Bình Long)
Qua bảng 4.5 ta thấy: Dân số của xã có xu hƣớng tăng lên bình quân qua 3 năm