4.1.1.1 Vị trí địa lý
Bình Long là một xã đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện 24 km về phía đông nam của huyện Võ Nhai, xã đƣợc chia thành 20 đơn vị xóm và đƣợc tách biệt thành hai miền rõ rệt đó là miền Bình Long I và miền Bình Long II.
+ Phía đông giáp với xã Quyết Thắng – Hữu Lũng – Lạng Sơn. + Phía tây giáp với xã Dân Tiến – Võ Nhai – Thái Nguyên. + Phía nam giáp với xã Đồng Vƣơng – Yên Thế - Bắc Giang. + Phía bắc giáp với xã Phƣơng Giao – Võ Nhai – Thái Nguyên.
Trên địa bàn xã có con sông Dong chảy qua và nhiều sông, suối nhỏ, cùng với hệ thống kênh mƣơng nội đồng. Từ đặc điểm trên đã hình thành trên địa bàn xã nhiều vùng đất khác nhau, vừa có thuận lợi cho việc phát triển hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và cũng gây ra không ít ảnh hƣởng của thiên tai nhƣ: lũ lụt, hạn hán.
Với địa bàn chủ yếu là đồi, núi, giao thông đi lại còn khó khăn, dân số phân bố không đồng đều, xã tách thành hai miền, do vậy có nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế, giao lƣu văn hoá, khoa học kỹ thuật với các xã bạn. Tuy nhiên với địa bàn chủ yếu là đồi, núi nhƣ vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các mô hình chăn nuôi gia xúc, gia cầm và trồng cây công nghiệp, xã đã phát triển nhiều mô hình chăn nuôi gà thả vƣờn và mô hình chăn dê thả núi với quy mô vừa và nhỏ.
4.1.1.2 Điều kiện thời tiết, khí hậu
Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa nóng mƣa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến hết tháng 3.
Nhiệt độ bình quân năm là 22,40C, các tháng 6,7,8 là các tháng nóng, nóng nhất là tháng 7 nhiệt 39,50C. Tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình là 14,90C. Biên độ nhiệt ngày và đêm trung bình 70C, lớn nhất là tháng 10 nhiệt độ 8,20C. Với chế độ nhiệt nhƣ trên rất thích hợp để phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới đặc biệt là các loại cây ăn quả nhƣ: Hồng, Táo, Na, Vải, Nhãn…
Độ ẩm không khí trên địa bàn xã dao động từ 80% đến 87%. Các tháng mùa khô, nhất là các tháng 11, 12 độ ẩm thấp gây khó khăn cho việc phát triển cây vụ đông muộn, nhƣng cũng tạo điều kiện cho thu hoạch và bảo quản nông sản trong thời kỳ này.
4.1.1.3 Điều kiện về đất đai
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế đƣợc, đất là môi trƣờng sống cho mọi sinh vật, là thành phần quan trọng cho phân bố dân cƣ, xây dựng cơ sở kinh tế - văn hoá - xã hội; đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai không chỉ là môi trƣờng sống mà còn là nguồn cung cấp dinh dƣỡng cho cây trồng.
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Bình Long năm 2014
STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 2777,49 100,00 1 Đất nông nghiệp 1713,96 61,71
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 675,29 24,31
1.2 Đất lâm nghiệp 1021,31 36,77
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 17,36 0,63
2 Đất phi nông nghiệp 387,06 13.93
2.1 Đất thổ cƣ 251,88 9.07
2.2 Đất chuyên dung 68,43 2.46
2.3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 0,19 0.01
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1,36 0.05
2.5 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 65,20 2.35
2.6 Đất có mục đích công cộng 67,37 2.43
( Nguồn: UBND xã Bình Long)
Qua bảng 4.1 cho thấy, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 2777,49 ha bao gồm các loại đất: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp.
- Đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp xã năm 2014 là 1713,96 ha. Đất nông nghiệp chiếm một tỉ lệ rất lớn so với tổng diện tích đất tự nhiên của xã, chiếm 61,71 %.
- Đất chuyên dùng: Đất chuyên dùng chiếm tỉ lệ rất nhỏ 2,46 % so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, loại đất này có chiều hƣớng gia tăng nhẹ, chủ yếu là trụ sở cơ quan, quốc phòng, an ninh, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, cơ sở văn hoá, bƣu chính…
- Đất thổ cƣ: Do dân số ngày càng tăng, tốc độ đô thị hoá lớn do đó nhu cầu nhà ở càng tăng lên theo đó gây ra áp lực cho phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu về nhà ở tăng, trong khi đó đất đai không tăng, nhƣ vậy để đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng của ngƣời dân thì địa phƣơng phải cắt giảm các loại đất nông nghiệp, đất khác để chuyển đổi sang đất làm nhà. Năm 2014 tổng diện tích đất thổ cƣ của xã là 251,88 ha chiếm 9.07 % trong cơ cấu đất.
- Đất lâm nghiệp: Bình Long là một xã miền núi, nhân dân trong xã đã tận dụng lợi thế, khai thác và trồng mới nguồn lợi từ rừng để phát triển kinh tế lâm nghiệp. Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã là 1021,31ha chiếm 36,77% so với tổng diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất trồng rừng sản xuất.
- Đất mặt nƣớc NTTS: Chiếm một tỉ lệ rất nhỏ 65,20 ha chiếm (2.35%) trong tổng diện tích đất tự nhiên của xã, do là xã miền núi nên diện tích đất này ít đƣợc khai thác và sử dụng.
4.1.1.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng * Cơ sở hạ tầng giao thông
Cơ sở hạ tầng giao thông là cầu nối để phát triển kinh tế xã hội, do đó bất kỳ địa phƣơng nào cũng xác định phát triển và hoàn thiện mạng lƣới giao thông là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội phát triển. Giao thông đƣờng bộ trên địa bàn xã có tuyến: tuyến tỉnh lộ 242 chạy từ thị trấn Đình Cả và nối sang huyện Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn. Sông Rong (hay sông Rang), một phụ lƣu của sông Thƣơng chảy qua phần giữa của xã theo chiều đông tây trƣớc khi đổ sang tỉnh Bắc Giang lân cận.
* Giáo dục - y tế
Giáo dục: Trên địa bàn xã có 6 trƣờng học, 2 trƣờng Mầm non, 2 trƣờng tiểu học, 2 trƣờng Trung học cơ sở. Chất lƣợng giáo dục đào tạo năm sau cao hơn năm trƣớc, công tác phổ cập giáo dục các cấp đƣợc duy trì và giữ vững, xã đã đầu tƣ xây dựng đƣợc 2 trƣờng Mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Y tế : Trạm nằm tại trung tâm xã thuận tiện cho mọi ngƣời dân đến khám chữa bệnh. Có các nhân viên y tế tận tình khám chữa bệnh cho ngƣời dân, tuy nhiên trình độ của những nhân viên y tế vẫn còn nhiều hạn chế và cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhƣ: Máy móc, trang thiết bị khám chữa bệnh, thuốc điều trị.
* Hệ thống thuỷ lợi
Hệ thống thuỷ lợi đã đƣợc đầu tƣ xây dựng kiên cố, phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và quản lý, tu bổ, bảo dƣỡng, kịp thời phát hiện và xử lý các trƣờng hợp vi phạm về quản lý các công trình thuỷ lợi nhƣ lấn chiếm, đổ đất vào các công trình. Thƣờng xuyên chỉ đạo các tổ chức thủy nông kiểm tra phát dọn, nạo vét kênh mƣơng, phối hợp với trạm khai thác thủy xây dựng kế hoạch cung cấp nƣớc phục vụ nhân dân sản xuất kịp thời.