6. Cơ cấu của khoá luận
3.2.5 Tăng cường ứng dụng công nghệ thôngtin nhằm hoàn thiện và phát triển
triển Bộ máy tra cứu tin
Để phát triển hoạt động tin học hoá Thư viện, đặc biệt trong giai đoạn
hiện nay, vấn đề phục vụ bạn đọc trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu, đòi hỏi ngày càng phải tố hơn nên Thư viện rất cần đến sự quan tâm, giúp đỡ đầu tư hơn nữa của Nhà trường và Nhà nước.
Thư viện cần nhập mới vào máy tính để tạo điều kiện cho Bộ máy tra cứu
hoàn thiện, giúp bạn đọc tra cứu thông tin đầy đủ và chính xác nội dung tài liệu
và có thể tìm kiếm chuyên môn hẹp.
Cần đầu tư thêm trang thiết bị, cơ sở vật chất, đặc biệt là số lượng máy tính để phục vụ bạn đọc để bạn đọc có thể khai thác thông tin một cách hiệu quả và
nhanh chóng. Đồng thời hướng dẫn, đào tạo bạn đọc tiếp xúc với Bộ máy tra
cứu hiện đại. Hướng dẫn bạn đọc tìm tên trên mạng máy tính, trên các CSDL của Thư viện, giúp bạn đọc làm quen và dễ dàng sử dụng khai thác nguồn tin
trên máy tính một cách có hiệu quả.
Thường xuyên đào tạo và nâng cao tay nghề cho cán bộ thư viện, nhất là về công nghệ thông tin và trình độ ngoại ngữ. Vì hiện nay Thư viện sử dụng hầu như là máy tính trong công tác phục vụ bạn đọc và việc sử dụng tin học này thì cần phải có trình độ ngoại ngữ tốt.
Tạo điều kiện cho bạn đọc có thể khai thác các tài liệu điện tử bằng cách:
- Số hoá các dạng tài liệu như luận án, luận văn, công trình nghiên cứu của trường, các tài liệu quý hiếm, ít xuất bản...
- Bổ sung các tài liệu ở dạng điện tử.
- Mua và thuê quyền truy cập thông tin ở dạng thư mục, dữ kiện như, toàn văn, của các cơ quan thông tin khác.
Đẩy mạnh việc giới thiệu sản phẩm và dịch vụ thông tin, giúp bạn đọc có
thể định hướng trong việc khai thác thông tin.
Tăng cường đối ngoại : Phát triển hợp tác với các cơ quan thông tin Thư
viện khác với tinh thần “hợp tác-hữu nghị-phát triển” về mọi mặt như : chuyển
giao công nghệ, xây dựng trang thiết bị, đào tạo bồi dưỡng nhân tài, tăng cường
phát triển nguồn tài liệu, tiếp thu những công nghệ tiên tiến và không ngừng
nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc nhằm hoà nhập với hệ thống thông tin trong và ngoài nước.
KẾT LUẬN
Nhân loại bước vào thế kỉ XXI, kỉ nguyên của nền văn minh thông tin trí
tuệ, thời đại mà thông tin trở thành động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá
hiện đại hóa đất nước. Thông tin cần cho mọi ngành, mọi nghề và hoạt động thư
viện cũng không nằm ngoài sự cần thiết ấy.
Hơn nữa, cuộc cách mạng thông tin đã dẫn tới hình thành một xã hội thông
tin toàn cầu, nguồn thông tin tri thức, xã hội phát triển theo xu hướng ngày càng mạnh mẽ và không loại trừ một quốc gia nào. Do đó, việc sử dụng thông tin tri
thức, công nghệ thông tin đã tạo ra thế cạnh tranh giữa các quốc gia để khẳng định chỗ đứng của mình trên Thế giới. Nhận thức được vai trò của thông tin,
trong những năm qua, Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa
Hà Nội gặp không ít những khó khăn nhưng vẫn không ngừng đi lên cùng những bước tiến chung của toàn hệ thống Thư viện của các trường đại học trong cả nước. Phục vụ đối tượng người dùng tin nhằm góp phần nâng cao trình độ
phục vụ tốt hơn phong trào học tập nghiên cứu khoa học của cán bộ, sinh viên và giảng viên trong Trường.
Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã đạt
được những thành tích góp phần vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo chung toàn xã hội, ngày càng đáp ứng được nhu cầu tin trong giai đoạn hiện nay. Việc ứng
dụng công nghệ khoa học đã nâng cao chất lượng nhu cầu tin tại Thư viện và Mạng thông tin. Ngay khi mới thành lập, Thư viện đã và đang có những biến đổi
mới, tiến bộ trong những hoạt động của mình, Đặc biệt là Bộ máy tra cứu của Thư viện luôn quan tâm tới việc xây dựng, củng cố và ngày càng hoàn thiện hai
Bộ máy tra cứu truyền thống và hiện đại. Nhờ vậy mà hoạt động của Bộ máy tra
qua máy tính. Cùng với sự kết hợp những thành tố trong Bộ máy tra cứu tin đã tạo điều kiện cho người dùng tin có thể tìm tin, đầy đủ, chính xác và nhanh chóng.
Qua tìm hiểu đánh giá và đưa ra một số phương hướng khắc phục nhằm
hoàn thiện Bộ máy tra cứu của Thư viện, tôi hy vọng rằng Thư viện tiếp tục giữ được vị trí là Thư viện hàng đầu trong việc ứng dụng tin học hoá vào công tác phục vụ bạn đọctrong và ngoài Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ... 1
1. Tính cấp bách của đề tài ... 2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 4
3. Phương pháp nghiên cứu ... 4
4. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu ... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ... 5
6. Cơ cấu của khoá luận... 5
CHƯƠNG 1: THƯ VIỆN VÀ MẠNG THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI GÓP PHẦN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC KỸ THUẬT CHẤT LƯỢNG CAO CỦA ĐẤT NƯỚC ... 7
1.1 Giới thiệu khái quát về Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội ... 7
1.2 . Qúa trình hình thành và phát triển của Thư viện ... 9
1.2.1 Các giai đoạn hình thành và phát triển của Thư viện... 9
1.2.2. Chức năng - nhiệm vụ của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại
Học Bách Khoa Hà Nội... 11
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Thư viện Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội ... 13
1.2.4. Đội ngũ cán bộ ... 15
1.2.5. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ... 15
1.2.5.1. Nguồn lực thông tin ... 15
1.5.2.2. Cơ sơ vật chất, thiết bị kĩ thuật ... 17
1.2.6. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin của Thư viện và Mạng thôngtin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội ... 18
1.2.6.1 Đặc điểm người dùng tin ... 18
1.2.6.2 Đặc điểm nhu cầu tin ... 21
1.2.7 Cơ sở vật chất - kỹ thuật của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội... 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BỘ MÁY TRA CỨU TIN CỦA THƯ VIỆN VÀ MẠNG THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ... 24
2.1 Khái quát về Bộ máy tra cứu tin ... 24
2.1.1 Định nghĩa Bộ máy tra cứu tin ... 24
2.1.2 Vai trò, tác dụng và chức năng của Bộ máy tra cứu tin ... 24
2.2. Cấu trúc Bộ máy tra cứu tin của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội... 25
2.2.1 Cấu trúc Bộ máy tra cứu tin truyền thống ... 25
2.2.2 Cấu trúc Bộ máy tra cứu hiện đại. ... 26
2.3. Tổ chức khai thác Bộ máy tra cứu tin tại Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội ... 27
2.3.1 Tổ chức khai thác Bộ máy tra cứu tin truyền thống... 27
2.3.2 Tổ chức khai thác Bộ máy tra cứu hiện đại ... 43
2.3.3 Mạng thông tin của Thư viện Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội ... 50
2.4. Nhận xét và đánh giá về Bộ máy tra cứu tin tại Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội ... 51
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY TRA CỨU TIN TẠI THƯ VIỆN VÀ MẠNG THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ... 53
3.2. Một số ý kiến đề xuất về giải pháp hoàn thiện Bộ máy tra cứu tin tại Thư viện
và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội ... 54
3.2.1. Những chính sách và chiến lược đối với công tác Thư viện ... 54
3.2.2 Đào tạo cán bộ thông tin thư viện ... 55
3.2.3 Đào tạo người dùng tin ... 55
3.2.4 Hoàn thiện và phát triển Bộ máy tra cứu tin truyền thống và hiện đại .... 56
3.2.5 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hoàn thiện và phát triển Bộ máy tra cứu tin... 58
KẾT LUẬN ... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC