6. Cơ cấu của khoá luận
3.1 Định hướng phát triển của Thư viện và Mạng thôngtin
Nhằm cung cấp lực lượng cán bộ khoa học kĩ thuật cho đất nước, có năng
lực, phẩm chất và tri thức khoa học, trước nhu cầu mượn và đọc tài liệu ngày càng lớn của sinh viên và cán bộ, Thư viện sắp xếp lại kho tài liệu, phòng đọc để đáp ứng tối đa nhu cầu học tập và nghiên cứu của bạn đọc.
Để tin học hóa Thư viện và giúp cho bạn đọc tìm tin một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ. Cán bộ thư viện tích cực làm việc và xây dựng những
CSDL rất phong phú, đa dạng cả về nội dung và hình thức. Cùng với việc xây
dựng và đổi mới nội dung cũng như hình thức của CSDL ngày càng phù hợp thì
Thư viện đã tiến hành tinh lọc kho sách,bổ sung sách mới, làm cho kho sách của Thư viện có chất lượng phục vụ kịp thời với nhu cầu của sinh viên, giảng viên cũng như cán bộ trong Trường.
Thư viện đã và đang xây dựng và hoàn chỉnh trang thiết bị trong Trường
như tăng cường máy tính, máy in, máy photo... để phục vụ bạn đọc và cán bộ Thư viện trong việc tra cứu tin trong và ngoài Thư viện. Thư viện cũng chú
trọng đến việc đào tạo cán bộ về những kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ
thông tin trong việc sử dụng máy tính và mạng máy tính.
Một số trong những yêu cầu được đặt ra như sau:
- Thuận tiện trong công tác tra cứu nhanh, chính xác mà bạn đọc không
mất thời gian tra cứu, tìm tin.
- Thuận tiện cho công tác mượn trả sách, các phòng ban mở rộng, cung
cấp cho bạn đọc những dạng tài liệu như : đĩa CD, tạp chí điện tử... và có thể
cho bạn đọc mượn về nhà những tài liệu này.
Như vậy, Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được hoàn tất và đưa vào hoạt động góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của Trường. Bên cạnh đó còn hiện đại hoá cho ngành đào tạo Nước nhà và từng bước hoà nhập với nền giáo dục trong và ngoài khu vực.
3.2. Một số ý kiến đề xuất về giải pháp hoàn thiện Bộ máy tra cứu tin tại
Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội