Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cao đặc

Một phần của tài liệu Bào chế và tiêu chuẩn hóa cao đặc bài thuốc testin (Trang 76)

D. Độ lặp lại của phương pháp

2, Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cao đặc

Đã nghiên cứu xây dựng và sơ bộ dự kiến tiêu chuẩn cao đặc bài thuốc với các chỉ tiêu chất lượng sau:

+ Cảm quan: Thể chất mềm dẻo, ở nhiệt độ thường sờ không bị dính tay, cao thuốc đồng nhất, có màu nâu đen, vị ngọt, mùi thơm.

+ Mất khối lượng do làm khô: 18,65%. + pH không: 4-5.

+ Xác định chất chiết được trong cao: Hàm lượng chất chiết được trong nước của cao từ 50 %.

+ Tro toàn phần: Không quá 10%

+ Định tính các nhóm chất hữu cơ: Đã xác định được trong cao đặc có các nhóm chất: flavonoid, saponin, coumarin, tanin, anthranoid, polysaccharid, đường khử, acid amin.

+ Giới hạn kim loại nặng: Không quá 20 ppm. +Giới hạn nhiễm khuẩn:

Vi khuẩn hiếu khí sống lại được: Không quá 7000 CFU/g Nấm mốc: Không quá 70 CFU/g

Enterobacteria: Không quá 350 CFU/g

E.coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphyllococcus aureus: Không được có.

68

+ Định tính sự có mặt các vị thuốc trong cao thuốc bằng SKLM: Trên sắc ký đồ phải có các vết của từng vị thuốc tương ứng với vết trong cao đặc.

+ Định lượng: Cao đặc phải chứa không dưới 0,03 % Imperatorin và không dưới 0,05 % Osthole.

Kiến nghị

- Để đảm bảo độ an toàn, độ chính xác cho cao đặc bài thuốc, cần tiến hành đánh giá cụ thể hơn các chỉ tiêu kiểm nghiệm với mỗi loại dược liệu, có sự so sánh với dược liệu chuẩn hoặc chất chuẩn với từng vị dược liệu.

- Cần nghiên cứu phương pháp chiết xuất trên quy mô công nghiệp để đưa bài thuốc vào sản xuất trên diện rộng.

- Tiếp tục nghiên cứu định lượng thêm thành phần trong cao, tốt nhất là trên mỗi dược liệu chọn ra được một chất đặc trưng cho vị dược liệu đó, khi đó việc xác định dấu vân tay hóa học của 8 vị dược liệu cũng như định lượng thành phần của 8 vị dược liệu này trong cao sẽ rất có ý nghĩa.

- Tiếp tục nghiên cứu các tiêu chuẩn của cao đặc: dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Tiếng Việt

1- Trần Quán Anh, Trần Thị Trung Chiến, Lê Văn Vệ (2002), Bệnh học giới tính nam. Nhà xuất bản Y học. Trang 232 - 302.

Một phần của tài liệu Bào chế và tiêu chuẩn hóa cao đặc bài thuốc testin (Trang 76)