C. Chiết ngâm ở nhiệt độ phòng 3 ngày:
b. Tính hiệu suất bào chế cao đặc
3.2.3. Kiểm tra các vị thuốc trong cao đặc bằng SKLM
Chuẩn bị dịch chấm sắc ký: Cân số gam dược liệu đã được tán nhỏ thành bột tương ứng có trong 1 g cao đặc.
Cụ thể: Bá bệnh 0,33g Ba kích 0,33g Đương quy 0,46g Cốt khí củ 0,33g Hoàng kỳ 0,46g Xà sàng tử 0,40g
Câu kỷ tử 0,53g Bạch tật lê 0,40g - Cho riêng mỗi vị dược liệu vào bình nón, ngâm trong ethanol 96%, 3 lần, mỗi lần 10 ml trong 1 giờ, gạn lấy dịch, lọc, lấy dịch lọc đem bốc hơi dung môi còn 1 ml để chấm sắc ký.
32
- Lấy 1 g cao đặc, ngâm trong 30 ml ethanol 96% trong 3 giờ, lọc, lấy dịch lọc đem bốc hơi dung môi còn khoảng 2 - 3 ml, được dịch chấm sắc ký của cao đặc. - Bản mỏng Silicagel GF254, hoạt hóa ở 1050C trong 1 giờ.
- Hệ dung môi triển khai: Mỗi vị dược liệu tiến hành khảo sát trên nhiều hệ dung môi, chon hệ tách vết rõ, có khả năng nhận biết được vị thuốc trong cao đặc bài thuốc để ghi lại kết quả.
Mỗi vị dược liệu triển khai như sau: - Dịch chấm sắc ký của vị dược liệu. - Dịch chấm sắc ký của cao đặc (CĐ)
- Hệ dung môi khai triển: Tương ứng với từng vị dược liệu.
- Triển khai sắc ký: Chấm riêng 2 vết dịch chiết dược liệu và cao đặc trên cùng một bản mỏng với cùng một thể tích là 10µl, để khô, chạy sắc ký đến vạch giới hạn dung môi (cách mép trên 0,5cm), lấy ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Hiện vết dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm và 365 nm.
3.2.3.1. Bá bệnh
- Hệ dung môi khai triển: Cloroform : ethylacetat (7:3)
Nhận xét: Dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, sắc ký đồ của cao đặc cho 7 vết trong đó có 3 vết có Rf tương đương với sắc ký đồ của Bá bệnh. (Hình 3.2)
Kết luận: Sơ bộ nhận định trong cao đặc có vị thuốc bá bệnh.