Thăm dò tính cần thiếtvà khả thi của các biện pháp được đề

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động thực tập ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (Trang 84)

3.3.1. Mục đích thăm dò

Đánh giá mức độ cần thiết và tính hiệu quả, khả thi của các biện pháp đã đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí.

3.3.2. Nội dung thăm dò

Việc tham dò bao gồm các nội dung:

- Đánh giá tính cần thiết và hiệu quả, khả thi của hệ thống các nhóm biện pháp đã nêu trên.

- Thực hiện khảo sát cần đảm bảo tính khách quan, tính chính xác cũng như tính khoa học.

3.3.3. Địa bàn thăm dò

Việc thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất được thực hiện tại các trường sau:

- Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng;

- Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm; - Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng;

- Trường CĐ Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh; - Trường CĐ Giao thông Vận tải III;

- Khoa Cơ khí máy, trường ĐH Sư phạm Kỹ thhuật TP Hồ Chí Minh. Đối tượng thăm dò bao gồm các cán bộ quản lý và GV như: Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo, Trưởng khoa, Phó trưởng khoa Cơ khí, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng đào tạo và một số GV kỳ cựu, có kinh nghiêm trong giảng dạy thực tập cơ khí và hướng dẫn SV thực tập tốt nghiệp. Đây là những cán bộ có rất nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động đào tạo cũng như quản hoạt động thực tập nghề nghiệp do đó có thể tin cậy vào các ý kiến đánh giá của họ về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.

Công tác thăm dò được thực hiện trên 50 đối tượng có nhiệm vụ công tác ở các trường đã nêu. Trước khi thực hiện thăm dò, tác giả cũng đã trao đổi với từng đối tượng về nội dung và mục đích thăm dò. Điều này góp phần vào tính chính xác của kết quả thăm dò.

3.3.4. Kết luận rút ra từ thăm dò

Đối với thăm dò tính cần thiết, các biện pháp 1, 2 và 6 có 100% phiếu đánh giá là cần thiết và ba biện pháp còn lại thì có số phiếu đánh giá cần thiết đạt 80% trở lên (Bảng 3.1).

Đối với thăm dò tính khả thi, các biện pháp 2 và 6 có 100% phiếu đánh giá là khả thi và bốn biện pháp còn lại thì có số phiếu đánh giá khả thi đạt 84% trở lên(Bảng 3.2).

Hoạt động thực tập là nhu cầu khách quan để có thể đáp ứng nhu cầu về năng lực lao động nghề nghiệp của doanh nghiệp SX. Nhà trường đóng vai trò chính trong công tác đào tạo nhưng sự hợp tác với các doanh nghiệp là điều cần thiết. Vì lợi ích của chính mình, hoạt động đào tạo của nhà trường luôn hướng

tới nhu cầu xã hội, trong đó có nhu cầu doanh nghiệp. Mặt khác, nếu nhà trường đảm bảo cung cấp những lao động đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp, thì đối với doanh nghiệp đó là điều rất lý tưởng. Doanh nghiệp cũng muốn hợp tác với nhà trường để tuyển dụng lao động và cũng để phát triển SX. Do đó, các nhà quản lý giáo dục cần lưu ý đến mối quan hệ hợp tác này để xem đó là điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và nâng cao chất lượng hoạt động thực tập nói riêng.

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí.

TT Các biện pháp Số phiếu

Mức độ cần thiết của các biện pháp % của phiếu “cần” Rất cần Cần Ít cần Không cần Không trả lời 1 Xây dựng chương trình và nội dung thực tập với sự tham gia của doanh nghiệp 50 40 7 3 0 0 100,0 2 Bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ GV 50 36 12 2 0 0 100,0 3 Bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn thực hành cho đội ngũ cộng tác viên hướng dẫn thực tập tại doanh nghiệp 50 10 12 22 4 2 88,0

4 Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch thực tập

TT Các biện pháp Số phiếu

Mức độ cần thiết của các biện pháp % của phiếu “cần” Rất cần Cần Ít cần Không cần Không trả lời tại doanh nghiệp

5

Đổi mới công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch thực tập tại doanh nghiệp 50 32 8 4 6 0 88,0 6 Kiểm tra, đánh giá khách quan kết quả thực tập 50 34 12 4 0 0 100,0 Trung bình chung 50 30,67 9,50 6,17 2,67 1,00 92,7

Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động thực tập ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí.

TT Các giải pháp Số phiếu

Mức độ khả thi của các biện pháp % của phiếu Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Không trả lời 1 Xây dựng chương trình và nội dung thực tập với sự tham gia của doanh nghiệp

50 22 16 10 2 0 96,0%

2

Bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ GV

50 28 16 6 0 0 100,0%

3

Bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn thực hành cho đội ngũ cộng tác viên hướng dẫn thực tập tại doanh nghiệp

50 16 24 6 4 0 92,0%

4

Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch thực tập tại doanh nghiệp

50 24 12 6 6 2 84,0%

5

Đổi mới công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch thực tập tại doanh nghiệp

50 24 14 6 5 1 88,0%

6

Kiểm tra, đánh giá khách quan kết quả thực tập

50 28 16 6 0 0 100,0%

Trung bình chung 23,7 16,3 6,7 2,8 0,5 93,4% Kết luận chương 3.

Trên cơ sở khoa học và thực tiễn ở các chương 1 và 2, chương này đã đề xuất sáu nhóm biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí trình độ CĐ tại trường CĐ Công nghệ Thủ Đức nhằm đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Trong đó cần hình thành quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường và các doanh nghiệp SX cơ khí. Đây là những nhóm biện pháp sẽ được đề xuất áp dụng thực hiện cho công tác đào tạo các ngành khác trong trường. Hiện tại, hiệu quả các nhóm biện pháp trên còn tùy thuộc vào điều kiện doanh nghiệp cụ thể, nhưng chắc chắn chúng sẽ là công cụ hỗ trợ tốt cho công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay.

Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức đã báo cáo với Sở GD-ĐT, Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh và Bộ GD-ĐT về những hoạt động hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài: “Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động thực tập ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí tại trường CĐ Công nghệ Thủ Đức”, tác giả rút ra những kết luận sau đây:

- Luận văn đã sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu SX xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo với thực tiễn. Trong đó nêu được lịch sử nghiên cứu trong nước và ngoài nước.

- Luận văn đã nêu rõ các khái niệm về: Chương trình đào tạo, Thực tập và hoạt động thực tập, Quản lý và quản lý hoạt động thực tập, Biện pháp và biện pháp quản lý hoạt động thực tập, Chất lượng hoạt động thực tập.

- Phân tích các cơ sở khoa học và hệ thống hóa lý thuyết về hoạt động thực tập ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí ở trường CĐ để làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý cụ thể để nâng cao chất lượng của hoạt động này.

- Nêu rõ thực trạng hoạt động cũng như quản lý hoạt động thực tập ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí về chương trình, giáo trình thực tập; các điều kiện phục vụ hoạt động thực tập; thực trạng thực hiện; Thực trạng kết quả thực tập.

- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn luận văn đã đề xuất các biện pháp quản lý cần thiết và khả thi để nâng cao chất lượng hoạt động thực tập ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí tại trường CĐ Công nghệ Thủ Đức.

- Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã được xác định thông qua việc thăm dò tại một trường ĐH và sáu trường CĐ có đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí tại TP Hồ Chí Minh, với các đối tượng khảo sát là các cán bộ quản lý đào tạo và các GV có kinh nghiệm chuyên môn, sư phạm.

II. KIẾN NGHỊ

1. Ðối với Bộ GD-ÐT

- Để các hoạt động thực tập của các trường CĐ đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội, sự hỗ trợ của Bộ Gíao dục và Đào tạo là rất cần thiết. Bộ cần tạo

ra sự nhất quán trong nhận thức về quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp bằng việc ban hành các quy định chung. Trên cơ sở đó, các trường sẽ cụ thể hoá và tìm kiếm những con đường riêng phù hợp với đặc thù đào tạo của nhà trường để phát triển mối quan hệ.

- Tạo điều kiện và cho phép các trường xây dựng và phát triển chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực trên cơ sở phân tích thực tiễn SX nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu, nội dung chương trình khung quốc gia.

2. Ðối với Trýờng CÐ Công nghệ Thủ Ðức.

- Tăng cường các mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp trên cơ sở hai bên đều có lợi nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, giảm áp lực thực tập tại xưởng thực tập và tạo điều kiện để SV trải nghiệm thực tiễn SX.

- Triển khai thực hiện các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động thực tập mà luận văn đã đề xuất trong chương 3 trên cơ sở có sự phân tích đánh giá của hội đồng khoa học và đào tạo của nhà trường và của doanh nghiệp.

- Xây dựng cơ chế quản lý hoạt động thực tập nghề nghiệp từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện cho đến kiểm tra hoạt động. Để các hoạt động này phát triển bền vững góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

3. Ðối với các doanh nghiệp SX

- Doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ hợp tác với nhà trường để qua đó nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ lao động, củng cố và phát triển SX.

- Qua mối quan hệ nay, doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo như: tiếp nhận SV thực tập, góp ý kiến cho chương trình đào tạo và xây dựng nội dung thực tập nghề nghiệp, đánh giá kết quả thực tập của SV theo những tiêu chí mà nhà trường xây dựng.

Tập trung nghiên cứu phát triển ba nhóm biện pháp được các chuyên gia quản lý đào tạo đánh giá cao về mức độ cần thiếtvà khả thi là: Xây dựng chương trình và nội dung thực tập với sự tham gia của doanh nghiệp, Bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp để nâng cao năng lực cho đội ngũ GV, Kiểm tra, đánh giá khách quan kết quả thực tập .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Bộ GD-ĐT (2007), Quyết định số 64/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về Ban hành Bộ chương trình khung giáo dục ĐH khối ngành Công nghệ trình độ CĐ, Hà Nội.

2. Bộ GD-ĐT (2007), Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng ban hành kèm theo Quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Hà Nội.

3. Bộ GD-ĐT (2009), Điều lệ Trường cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Hà Nội.

4. Bộ LĐTBXH (2004). Xây dựng mô hình liên kết dạy nghề giữa nhà trường và doanh nghiệp, CB 2004 - 02 - 03 trường Kỹ thuật và Công nghệ, Hà Nội.

5. Bộ LĐTBXH (2003), Quy định nguyên tắc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình dạy nghề ban hành kèm theo Quyết định số 212/2003/QĐ- BLĐTBXH, ngày 27/02/2003 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Nguyễn Tiến Đạt (2007), Kinh nghiệm và thành tựu phát tiển giáo dục và đào tạo trên thế giới, NXB Giáo dục.

8. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục Việt Nam.

9. Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Vǎn Tảo, Bùi Hiền (2001),

10. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật số 38/2005/QH11: Luật Giáo dục, Hà Nội.

11. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật số 44/2009/QH12: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật giáo dục, Hà Nội.

12. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật số 08/2012/QH13: Luật Giáo dục đại học, Hà Nội.

13. Sở LĐTBXH Hà Nội, Các giải pháp gắn đào tạo với sử dụng lao động của hệ thống dạy nghề Hà Nội trong lĩnh vực xây dựng, Đề tài NCKH: 01X - 06/ 05 - 2004 - 1, Hà Nội, 2004.

14. Thái văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và Quản lý nhà trường, NXB ĐH Huế;

15. Lâm Quang Thiệp (2000), Về việc Dạy và học ở đại học và vai trò của nhà giáo đại học trong thời đại thông tin, Tạp chí Giáo dục Đại học và Dạy nghề, số 5, 2000.

16. Lâm Quang Thiệp (2005), Về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy và học ở đại học trong thời kỳ mới, Tạp chí Giáo dục số 120, 6/2005.

17. Lâm Quang Thiệp (2007), Suy nghĩ về quản lý trường Đại học trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí Giáo dục số 160, kỳ 1-4/2007.

18. Chu Bích Thu, Nguyễn Ngọc Trâm, Nguyễn thị Thanh Nga, Nguyễn Thúy Khanh, Phạm Hùng Việt (2013), Từ điển Tiếng Việt phổ thông,

NXB Phương Đông.

19. Phan Chính Thức (2003), Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sỹ Giáo dục học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

20. Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức (2013), Dự thảo kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường 2013 – 2015 tầm nhìn đến năm 2020, TP Hồ Chí Minh.

21. Trường Trung học Kỹ thuật xây dựng Hà Nội (2004), Các giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa trường Trung học Kỹ thuật xây dựng Hà Nội với các đơn vị sản xuất, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố, Hà Nội.

Tài liệu tiếng nước ngoài:

22. International Forum on Technical engineering Educators in developing countries (1998), Linkage of Work & Education: Models derived from Australia, Korea University of Technology & Education, Korea.

23. Ole Frahm Reindell (2004), Employment-oriented Co-operative Training, International seminar on Effective management of training institutions, Bangkok, Thailand.

24. Wentling T. (1993), Planning for effective training: A guide to curriculum development. Published by Food and Agricultural Organization of the United Nation.

PHỤ LỤC

PHIẾU THĂM DÒ

(Mức độ cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động thực tập ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí)

Kính thưa quý Thầy (Cô).

Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí trình độ CĐ tại Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức và thực hiện đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, công trình nghiên cứu đã đề xuất 6 biện pháp quản lý như trong phần II.

Kính mong quý Thầy (Cô) đánh giá về mức độ cần thiết, khả thi của các biện pháp đó và góp thêm ý kiến cho việc nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Ý kiến của quý Thầy (Cô) sẽ đóng góp cho sự thành công của đề tài. Đề nghị quý Thầy (Cô) hoàn tất phiếu khảo sát này trước ngày 25/07/2013 và gởi về:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động thực tập ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w