Thực trạng quản lý hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động thực tập ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (Trang 54)

khí tại trường CĐ Công nghệ Thủ Đức

Như đã nêu trong 1.4, quản lý hoạt động thực tập là quản lý nhà trường và nếu tác động hợp lý đúng quy luật thì công tác quản lý sẽ đảm bảo cho chất lượng của hoạt động thực tập.

2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch thực tập

Hàng năm công việc lập kế hoạch được diễn ra theo trình tự sau:

- Trước khi bắt đầu năm học, nhà trường ban hành Tiến độ năm học với các mốc học vụ quan trọng và thông báo về xây dựng kế hoạch hoạt động năm học mới mà các đơn vị trực thuộc trường phải thực hiện. Hoạt động này do các phòng chức năng phối hợp thực hiện để tham mưu cho lãnh đạo. Trong bước này có các việc quan trọng liên quan đến hoạt động thực tập là: phân công GV, xây dựng thời khóa biểu, đăng ký mua sắm trang thiết bị vật tư thực tập.

- Các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch hoạt động năm học mới, trong đó khoa Cơ khí xây dưng tiến độ các học phần thực tập căn cứ tiến độ năm học và phân công GV.

- Phòng Quản lý đào tạo phối hợp khoa xây dựng thời khóa biểu.

- Phòng Quản lý đào tạo ban hành thời khóa biểu, sổ tay SV theo học kỳ.

- SV căn cứ vào thời khóa biểu, sổ tay SV theo học kỳ xây dựng kế hoạch học tập và đăng ký học tập.

- Phòng Quản lý đào tạo căn cứ vào đăng ký học tập của SV để xếp lớp và công bố. Việc công bố phải đến từng GV, SV.

Nhận thấy công tác lập kế hoạch có những ưu điểm:

- Thực hiện kịp thời và phối hợp tốt nên việc xếp lớp và công bố đúng hạn cho SV.

- Các hoạt động này thực hiện theo quy trình của hệ thống quản lý chất lượng ISO.

- Đã áp dụng công nghệ thông tin nên các thông tin về kế hoạch đến từng cá nhân là chủ thể cũng như khách thể quản lý.

Công tác này cũng còn những hạn chế:

- Hồ sơ để thực hiện kế hoạch rất nhiều và còn phân tán chưa tập trung nên gây nhiều khó khăn khi thực hiện.

- Chưa có quy trình cụ thể để hướng dẫn cố vấn học tập tư vấn về học tập cũng như lập kế hoạch học tập cho SV. Điều này khiến SV không thể xây dựng cho mình một kế hoạch chặt chẽ nên gặp nhiều khó khăn khi đăng ký cũng như khi học tập.

2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch

Việc tổ chức thực hiện kế hoạch là sự phối hợp chặt chẽ giữa lãnh đạo nhà trường với các phòng chức năng và khoa Cơ khí (bộ môn Cơ khí chế tạo).

Vì hoạt động thực tập là hoạt động dạy học nên trong quá trình thực hiện giảng dạy, các GV phải thực hiện ghi nhận các nội dung giảng dạy, chuyên cần cùng kết quả học tập của SV vào nhật ký giảng dạy. Kể từ năm học 2012-2013, Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức đã áp dụng nhật ký giảng dạy trực tuyến, điều này tạo nhiều thuận lợi cho công tác quản lý, lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo khoa, lãnh đạo bộ môn, các phòng chức năng cũng như GV đều có thể theo dõi dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi.

Các hoạt động thực tập được ghi nhận vào tiến độ học phần. Định kỳ hàng tuần, tháng, học kỳ các khoa, các phòng chức năng phải báo cáo sơ kết hoạt động chung trong đó có hoạt động thực tập.

Công tác cung cấp trang thiết bị, vật tư thực tập được thực hiện kịp thời. Nhà trường còn gắn máy quay phim tại các xưởng thực tập, gắn hệ thống điện thoại liên lạc nội bộ để tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động thực tập.

Nhận thấy công tác tổ chức thực hiện kế hoạch có các ưu điểm:

- Hoạt động được thực hiện theo đúng quy trình của hệ thống quản lý chất lượng ISO đã công bố. Điều này tạo thuận lợi cho việc phối hợp triển khai hoạt động, từ đó chất lượng và hiệu quả hoạt động đạt mục tiêu đề ra đồng thời cũng tận dụng cao nhất nguồn lực của Nhà trường vào hoạt động thực tập.

- Áp dụng công nghệ thông tin nên các thông tin về thực hiện hoạt động thực tập được thông báo đến từng cá nhân là chủ thể cũng như khách thể quản lý kịp thời. Điều này tạo nhiều thuận lợi cho công tác tổ chức cũng như chỉ đạo hoạt động thực tập.

Công tác này cũng còn những hạn chế:

- Hồ sơ để ghi nhận thực hiện hoạt động rất nhiều và còn phân tán chưa tập trung nên gây nhiều khó khăn khi thực hiện tổ chức hoạt động thực tập.

- Mặc dù đã áp dụng áp dụng nhật ký giảng dạy trực tuyến, nhưng có nhiều GV chưa có thói quen sử dụng. Điều này gây nhiều khó khăn cho chủ thể quản lý hoạt động thực tập.

- SV chưa xây dựng cho mình một kế hoạch chặt chẽ nên găp nhiều khó khăn khi học tập. Điều này cũng có thể do thời khóa biểu nhà trường ban hành không phù hợp với SV khiến họ phải có những chọn lựa đăng ký học phần không phù hợp.

2.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch

Thông qua các báo cáo định kỳ, thông qua ghi nhận của hệ thống công nghệ thông tin đã lắp đặt, công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch cũng được tiến hành rất kịp thời và đúng trọng tâm nâng cao chất lượng của hoạt động thực tập ngành.

Nhìn chung, công tác chỉ đạo được thực hiện qua văn bản hành chính và thông qua các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất của nhà trường, của các đơn vị.

Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch có các ưu điểm:

- Chỉ đạo kịp thời nên đảm bảo được mục tiêu và chất lượng hoạt động thực tập, tận dụng nguồn lực.

- Giúp bộ môn, GV và SV thực hiện tốt hoạt động thực tập như: chỉ đạo tổ chức sửa chữa các thiết bị học tập bị hư hỏng ngoài giờ để kịp thời phục vụ thực tập, chỉ đạo điều chỉnh lịch thực tập tại các xưởng khi bị cúp điện…

Công tác này cũng còn những hạn chế:

- Lãnh đạo khoa Cơ khí, các bộ môn chưa được trải qua lớp bồi dưỡng về công tác QLGD, quản lý nhà trường nên có tầm nhìn chưa đủ về công tác này.

- Chưa phân công bộ phận tập hợp các chỉ đạo để làm công tác tổng hợp thống kê để xây dựng các bài học kinh nghiệm.

- Công tác chỉ đạo ở cấp khoa, bộ môn còn chậm do thời gian trực tại khoa của lãnh đạo khoa, lãnh đạo bộ môn ít: 2 buổi/ tuần. Điều này sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý cấp khoa, bộ môn nếu khoa không xây dựng được hệ thống truyền thông tin kịp thời.

2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động thực tập

Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động thực tập có các ưu điểm:

- Đã xây dựng được bộ tiêu chí để đánh giá kỹ năng thực hành theo từng bộ bài tập của các hoạt động thực tập. Điều này giúp cho việc đánh giá các sản phẩm thực tập, đánh giá kết quả hoạt động thực tập của SV chính xác.

- Đã ban hành quy trình chấm sản phẩm thực tập, trong đó quy định phải thực hiện chấm hai lượt độc lập bởi hai GV và các GV này phải thống nhất kết quả. Điều này đảm bảo tính khách quan cho việc đánh giá kết quả hoạt động thực tập.

- Nhà trường đã tổ chức đánh giá năng lực sư phạm của GV hàng năm. Kết quả của công tác này sẽ cung cấp thông tin để tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm phù hợp.

- Chưa tạo điều kiện để SV nâng cao kỹ năng thực hành nghề nghiệp. Cụ thể, việc chấm bài tập thực hành do GV chấm trên sản phẩm, chưa chấm trên quá trình thao tác, chưa tổ chức cho SV chấm lẫn nhau. Điều này sẽ khiến SV thụ động trong việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp.

- Nhà trường chưa tổ chức đánh giá năng lực nghề nghiệp chuyên môn cơ khí cũng như khảo sát tác phong công nghiệp của GV. Từ đó, chưa tạo điều kiện để GV nâng cao năng lực nghề nghiệp chuyên môn.

- Hiện nay, việc bố trí trong xưởng thực tập là do nhà cung cấp thiết bị tham mưu cho nhà trường. Nhà trường cũng chưa tạo điều kiện để GV tổ chức SX cơ khí để nâng cao năng lực tổ chức SX cho GV. Chính vì vậy, việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm trong SV cũng rất hạn chế.

- Mặc dù có thông tin từ GV về cách chấm điểm môn Thực tập tốt nghiệp, nhưng đến nay, nhà trường vẫn chưa đưa ra biện pháp để điều chỉnh cách chấm để có kết quả khách quan hơn.

2.4. Thực trạng các biện pháp đã sử dụng để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí ở trường CĐ công nghệ Thủ Đức

Hiện nay, lãnh đạo nhà trường chủ trương “xem doanh nghiệp SX là người thầy” để thực hiện chủ trương “ đào tạo theo nhu cầu xã hội” mà Bộ GD- ĐT đã vận động. Đồng thời cũng đã xác định hoạt động thực tập phải gắn kết với hoạt động SX của doanh nghiệp.

Từ đó, đã đưa ra các biện pháp chính sau:

- Dựa vào doanh nghiệp để điều chỉnh chương trình đào tạo. Điều

này sẽ giúp SV tốt nghiệp của Nhà trường hầu như không gặp khó khăn vì không có khoảng cách giữa nhà trường và doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn và nhất là kỹ năng nghề nghiệp.

- Tham gia Hiệp hội Doanh nghiệp. Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức

là Hội viên chính thức và đầu tiên thuộc khối đào tạo của Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh từ năm 2010. Là tổ chức tự nguyện của các doanh

nghiệp, nơi chia xẻ thông tin, giúp đỡ lẫn nhau trong toàn bộ hoạt động SX kinh doanh nhằm đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển kinh tế của TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Doanh nghiệp TP đã giúp nhà trường các mối quan hệ thiết thực để thu thập thông tin, tham quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo. Thông qua mối quan hệ “cùng hội cùng thuyền”, nhà trường đã tìm được tiếng nói chung giữa nhà trường và doanh nghiệp.

- Xây dựng cơ chế. Trung tâm Hợp tác Doanh nghiệp trực thuộc nhà

trường đã được Hiệu trưởng ký quyết định thành lập. Đây là bộ phận chuyên trách với nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai thực hiện các hoạt động hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Bộ phận này đảm nhận vai trò làm cầu nối, điều phối các hoạt động hợp tác một cách chuyên nghiệp. Trung tâm thực hiện hoạt động tiếp xúc các doanh nghiệp, vận động các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo của nhà trường thông qua mô hình HỌC KỲ DOANH NGHIỆP.

- Mô hình Học kỳ doanh nghiệp. Đây là mô hình được xây dựng trên

tinh thần tự nguyện giữa nhà trường và các doanh nghiệp. Sau thời gian quan hệ, phân tích, vận động, thuyết phục… của Trung tâm Hợp tác Doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp SX cơ khí đã nhận thấy ý nghĩa cao cả và tích cực của mô hình này đồng thời sẵn sàng ký thỏa thuận hợp tác với nhà trường trong tình thế “chịu nhiều thiệt thòi” trong mối quan hệ. Nội dung hợp tác cụ thể như sau:

 Khoa Cơ khí xây dựng tiến độ năm học trong đó mỗi tuần HSSV có 2 ngày hoàn toàn ở doanh nghiệp.

 Khoa Cơ khí chịu trách nhiệm tổ chức dạy các phần về kỹ thuật cơ sở, lý thuyết chuyên ngành, an toàn lao động, luật lao động…trước khi đưa SV đến với doanh nghiệp.

 Khoa Cơ khí xây dựng kế hoạch học kỳ với mục tiêu, nội dung cụ thể và gởi đến doanh nghiệp.

 Khoa Cơ khí phân nhóm SV, phân công GV phụ trách nhóm, các GV này sẽ trực tiếp theo các nhóm SV để hỗ trợ học trò hoàn thành nhiệm vụ

HỌC KỲ DOANH NGHIỆP. Phiếu công tác thay cho “sổ lên lớp” ghi lại toàn bộ tình hình thành viên mỗi nhóm trong suốt HỌC KỲ DOANH NGHIỆP.

 Doanh nghiệp thay mặt cho nhà trường giám sát SV đến thực tập tại doanh nghiệp về ngày công, giờ công, công việc thực tập hoặc trực tiếp tham gia SX kinh doanh.

 Doanh nghiệp hướng dẫn SV hoàn thành các bài tập thực hành theo nội dung đề cương, chương trình đã thống nhất với nhà trường và phù hợp với tình hình SX tại doanh nghiệp.

 Tùy theo thực tế tham gia hoạt động SX kinh doanh, doanh nghiệp sẽ nhận xét, đánh giá và có thể cấp sinh hoạt phí hoặc lương sản phẩm để khuyến khích SV.

 Doanh nghiệp kiểm tra, quản lý SV thực tập. Nếu SV nào vi phạm nội quy quy định của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp có quyền đình chỉ thực tập đối với SV đó và thông báo cho nhà trường hoặc GV được phân công theo dõi việc thực tập biết.

 Sau thời gian thực tập, doanh nghiệp cho nhận xét toàn diện và đánh giá kết quả thực tập vào phiếu thực tập của SV để Nhà trường làm cơ sở nhận xét đánh giá kết quả thực tập SX.

Các biện pháp quản lý trên nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thực tập nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, khi triển khai cũng gặp một số khó khăn:

Một là, lãnh đạo khoa Cơ khí chưa nắm bắt quy trình xây dựng chương trình chi tiết học phần theo hướng phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp SX. Điều này khiến cho cán bộ quản lý, đội ngũ GV, đội ngũ cộng tác viên tại doanh nghiệp và SV thiếu sự dẫn dắt trong thực hiện nhiệm vụ.

Hai là, mục tiêu môn học thuộc hoạt đông thực tập tại doanh nghiệp chưa phù hợp với nội dung thực tập nên chưa được sự đồng thuận của GV. Đây là điều rất khó khăn cho công tác quản lý hoạt động thực tập.

Ba là, SV chưa được quán triệt các mục tiêu của hoạt động thực tập tại doanh nghiệp lại gặp nhiều khó khăn khi đi lại so với thực tập tại xưởng trường nên hay “than khó” với GV hướng dẫn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động thực tập ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w