Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức đã nỗ lực rất nhiều trong việc triển khai hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội.
2.5.1. Thành công
Nhà trường đã xây dựng được một “nề nếp” trong công tác triển khai hoạt động thực tập nói riêng và công tác đào tạo nói chung. Từ đó, các SV tốt nghiệp được các doanh nghiệp tuyển dụng.
Toàn thể thành viên nhà trường đoàn kết để cùng cố gắng thực hiện tốt công tác được giao, cùng phối hợp thực hiện, hỗ trợ để vượt qua các khó khăn. Việc vượt qua khó khăn được sự chỉ đạo kịp thời của các cấp quản lý, điều này động viên mọi thành viên tích cực công tác.
Mạnh dạn áp dụng công nghệ thông tin, quy trình quản lý theo hệ thống ISO trong mọi công tác, đặc biệt là công tác quản lý. Đây là một trong những điều này cơ bản để hoạt động quản lý được tiến hành thuận lợi.
2.5.2. Hạn chế
Một số chủ thể quản lý cấp khoa chưa qua lớp bồi dưỡng về quản lý nên chưa nhìn thấy hết tầm ảnh hưởng của sự kịp thời trong chỉ đạo quản lý đến chất lượng cũng như hiệu quả công tác.
Tập thể GV còn thiếu về lý luận, kỹ thuật, kinh nghiệm biên soạn chương trình đào tạo các trình độ.
Phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động thực tập, năng lực nghề nghiệp chuyên môn cơ khí cũng như tác phong công nghiệp của GV chưa phù hợp với mục tiêu đào tạo CĐ.
Chưa có kinh nghiệm trong quan hệ hợp tác với doanh nghiệp, trong việc triển khai đào tạo theo hướng phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp SX.
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức được thành lập từ năm 2008 và bắt đầu tuyển sinh CĐ từ năm 2009 nên tham gia hoạt động trong đào tạo CĐ mới 4 năm và đến tháng 9/2013 mới có SV tốt nghiệp khóa thứ hai.
Bên cạnh nguyên nhân nhà trường còn non trẻ nên thiếu nhiều thông tin hướng dẫn thực hiện. Còn có thể xác định nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là:
- Các thành viên còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong công tác đào tạo, công tác phối hợp và đặc biệt là kinh nghiệm quản lý.
- Chương trình đào tạo và nội dung thực tập được biên soạn theo tiếp cận nội dung, mang tính chủ quan của tập thể GV biên soạn và nhất là không có sự tham gia của doanh nghiệp.
- Đa số GV khoa Cơ khí chưa từng tham gia quá trình SX cơ khí tại xí nghiệp, doanh nghiệp nên rất thiếu kinh nghiệm cũng như kỹ năng lao động nghề nghiệp.
- Khi đưa SV đến thực tập tốt nghiệp tại các doanh nghiệp, nhà trường chưa quan tâm đến cách để SV tiếp thu kỹ năng, kinh nghiệm gia công cơ khí, kinh nghiệm tổ chức SX.
- Công tác xây dựng kế hoạch thực tập được xem như là một bộ phận của công tác xây dựng kế hoạch đào tạo chung khiến chủ trương “đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội” rất khó thực hiện.
- Tương tự như công tác xây dựng kế hoạch, công tác chỉ đạo cũng chú ý đến công tác đào tạo chung mà chưa tạo được điểm nhấn để nâng tầm quan trọng của hoạt động thực tập trong đào tạo CĐ.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả thực tập chưa chú trọng đến yêu cầu hình thành cho SV kỹ năng đánh giá, phân tích, tổng hợp để qua đó cho SV tự nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
Kết luận chương 2
Với nhiệm vụ của một trường CĐ là đào tạo nhân lực cho nền kinh tế xã hội, việc phân tích thực trạng hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí tại cũng như thực trạng quản lý hoạt động này tại Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức là điều rất cần thiết.
Kết quả phân tích đã cho thấy những ưu điểm cũng như hạn chế từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện cho đến kiểm tra, đánh giá hoạt động thực tập này. Đồng thời cũng phân tích được nguyên nhân của các hạn chế,
Từ những phân tích cơ sở trên, luận văn đề xuất các biệp pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí tại Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức trong chương 3.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT
CƠ KHÍ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC