3.2. Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động thực tập ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí công nghệ kỹ thuật cơ khí
3.2.1. Xây dựng chương trình và nội dung thực tập với sự tham gia của doanh nghiệp
a. Mục tiêu của biện pháp
Như đã nêu trong 2.2.1.a. chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí tại Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức đã được xây dựng theo hướng tiếp cận nội dung.
Theo GS. Lâm Quang Thiệp “với tốc độ phát triển khoa học và công nghệ như vũ bão, kiến thức gia tăng theo hàm mũ, chương trình đào tạo được thiết kế theo nội dung sẽ bế tắc vì không thể truyền thụ đủ nội dung trong một thời gian hạn chế, và nội dung truyền thụ cũng nhanh chóng lạc hậu”. Cách xây dựng chương trình như thế sẽ không phù hợp với nhu cầu nhân lực lao động trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, biện pháp thứ nhất để nâng cao chất lượng hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí là xây dựng và phát
triển chương trình đào tạo và nội dung thực tập theo hướng tiếp cận năng
lực.
Bên cạnh đó, để đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội về năng lực lao động, thì phải tham khảo ý kiến từ doanh nghiệp SX, vì họ là người sử dụng lao động. Nói cách khác, lao động là vấn đề rất quan trọng đối với việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nên khi tuyển dụng chủ doanh nghiệp luôn đặt vấn đề năng lực làm việc của lao động đáp ứng hoạt động SX của doanh nghiệp là trên hết. Muốn doanh nghiệp tuyển dụng SV tốt nghiệp thì khoảng cách giữa đào tạo và thực tế SX phải thật ngắn, đào tạo phải “đáp ứng nhu cầu xã hội”. Muốn thế, khi xây dựng chương trình đào tạo và nội dung thực tập phải có sự tham gia của doanh nghiệp.
Việc biên soạn chương trình đào tạo phải do cơ sở đào tạo thực hiện. Nhưng nếu chỉ có các nhà giáo dục thực hiện biên soạn thì chương trình đào tạo sẽ mang tính chủ quan và người học sẽ không đáp ứng nhu cầu xã hội. Do đó, khi biên soạn chương trình các nhà giáo dục phải thực hiện khảo sát ý kiến doanh nghiệp cần những gì ở những người lao động do nhà trường đào tạo.
Mục tiêu của biện pháp là nhận được những ý kiến chính xác của doanh nghiệp về: sự phát triển SX của ngành cơ khí trong tương lai, mẫu người lao động đáp ứng SX cơ khí hiện tại và tương lai, năng lực và phẩm chất cần có của một kỹ thuật viên cơ khí, nội dung hoạt động thực tập. Những ý kiến này là những tư liệu quý giá để xác định năng lực mà người học cần đạt được từ đó làm căn cứ để xác định mục tiêu, nội dung của chương trình đào tạo trong đó có nội dung thực tập.
Đồng thời, biện pháp còn có mục tiêu là ban hành chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí trình độ CĐ được biên soạn theo hướng tiếp cận năng lực của trường CĐ Công nghệ Thủ Đức nhằm thực hiện hiệu quả chủ trương “đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội”.
b. Nội dung biện pháp
- Tổ chức thực hiện các hoạt động để xây dựng mối quan hệ hợp tác trong đào tạo và các hoạt động nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp, thu thập ý kiến của doanh nghiệp về nội dung, phương pháp và hướng phát triển trong đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí cũng như các nội dung thực tập theo hướng tiếp cận năng lực.
c. Cách thực hiện biện pháp
Một thực tế là doanh nghiệp thường chỉ làm những điều có lợi cho họ, cho hoạt động SX. Nếu chỉ mời doanh nghiệp đóng góp ý kiến thì khó nhận được các ý kiến sâu sắc, có chất lượng. Do đó để động viên doanh nghiệp đóng góp ý kiến chất lượng thì cần phải:
- Phân tích cho doanh nghiệp thấy những lợi ích khi họ đóng góp ý kiến có chất lượng cho chương trình đào tạo. Trung tâm Hợp tác doanh nghiệp và khoa Cơ khí phải sớm thực hiện.
- Xây dựng mối quan hệ đôi bên cùng có lợi khi cùng hợp tác chặt chẽ trong công tác đào tạo người lao động cơ khí cũng như những ngành khác.
- Trân trọng sự đóng góp của doanh nghiệp trong biên soạn chương trình và trong công tác đào tạo. Điều này sẽ củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp
- Thực hiện nhiều hình thức để tiếp nhận ý kiến đóng góp từ doanh nghiệp như: phiếu khảo sát, hội thảo, nghiên cứu khoa học – chuyển giao công nghệ …
Bên cạnh đó, việc biên soạn chương trình đào tạo cần thực hiện theo các bước sau:
i. Đánh giá chương trình đào tạo
Đây là bước nhìn lại chương trình đào tạo hiện hành để xác định ưu điểm và hạn chế của chương trình cũng như mức độ phù hợp của chương trình với “nhu cầu xã hội” một cách khoa học qua những tiêu chí đánh giá. Từ đó đề xuất
mức độ cập nhật và phát triển chương trình. Việc đánh giá phải được tất cả các thành viên tham gia vào các hoạt động trong chương trình đào tạo thực hiện. Đó là các GV, SV tốt nghiệp, doanh nghiệp SX có tuyển dụng SV và các thành viên khác của nhà trường.
GV đánh giá chương trình trên tất cả các nội dung, từ mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá, phân phối các học phần …. Việc đánh phải mang tính khách quan, khoa học trên cơ sở GV phải có năng lực sư phạm và năng lực chuyên môn vững vàng.
SV tốt nghiệp đánh giá chương trình qua sự phù hợp của các học phần với hoạt động nghệ nghiệp mà SV trải qua khi làm việc tại các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đánh giá chương trình qua năng lực, phẩm chất SV mà doanh nghiệp tuyển dụng. Đồng thời doanh nghiệp cũng có thể đóng góp ý kiến cho nội dung cũng như phương pháp mà chương trình chuyển tải đến người học.
Để việc đánh giá chương trình có hiệu quả và chất lượng, cần thành lập Ban xây dựng và phát triển chương trình và tổ chức hội thảo đánh giá chương trình. Kết luận của hội thảo là cơ sở để Ban xây dựng và phát triển chương trình thực hiện.
ii. Bồi dưỡng GV về xây dựng và phát triển chương trình
Mọi GV đều tham gia xây dựng và phát triển chương trình nên phải tổ chức bồi dưỡng cho họ các nghiệp vụ về đánh giá chương trình, xây dựng và phát triển chương trình theo tiếp cận năng lực, phân tích năng lực.
iii. Lập kế hoạch xây dựng và phát triển chương trình
Đây là bước định hướng cho toàn bộ hoạt động xây dựng và phát triển chương trình, là bước cơ sở để huy động toàn bộ nguồn lực và cũng là bước phân công nhiệm vụ của tổ chức, của từng bộ phận và cá nhân.
Khi lập kế hoạch phải luôn chú ý đến mục tiêu chính của biện pháp là nâng cao chất lượng của hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của người học đáp ứng nhu cầu xã hội. Để
đạt mục tiêu phải chọn hướng tiếp cận năng lực để phát triển chương trình, do đó mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá phải phù hợp.
Kế hoạch phải xác định mục tiêu hoạt động thực tập là hình thành kỹ năng, thái độ lao động nghề nghiệp và củng cố kiến thức đã học trong chương trình. Bên cạnh đó, kế hoạch cũng phải chú ý đến phương cách hình thành thái độ lao động nghề nghiệp, hình thành tác phong công nghiệp cho người học.
Kế hoạch cũng phải đảm bảo quy trình thực hiện xây dựng và phát triển chương trình từ biên soạn, thẩm định, hiệu chỉnh đến ban hành chương trình là đúng quy luật, quy định.
Cần xác định rõ những khâu mà doanh nghiệp, SV tốt nghiệp tham gia vào kế hoạch và xác định cách tiếp nhận sự đóng góp của đối tượng này vào chương trình. Để từ đó có thể tránh được những ảnh hưởng không cần thiết trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Kế hoạch cũng cần phải thể hiện các hoạt động để biện pháp thực hiện có hiệu quả cao nhất như chế độ động viên khen thưởng người thực hiện tốt, chính sách, cơ chế làm việc cũng như hình thức xử lý đối với người thực hiện thiếu trách nhiệm.
iv. Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển chương trình
Đây là bước hiện thực hóa kế hoạch. Hoạt động xây dựng và phát triển chương trình đào tạo là một hoạt động khoa học phức tạp, quá trình thực hiện cần nhiều nhân lực, cần nhiều thời gian, cần sự phối hợp chặt chẽ trong mọi người. Do đó, cần phải lưu ý vấn đề sắp xếp lịch thực hiện, phân phối và sắp xếp nhân lực.
Nếu tổ chức thực hiện khoa học, hợp lý, kịp thời thì không chỉ hoàn thành việc thực hiện kế hoạch mà qua đó còn rèn luyện nâng cao năng lực của đội ngũ, đồng thời năng lực của tổ chức cũng sẽ được nâng lên nhiều lần. Nói cách khác, ta sẽ có chương trình đào tạo tốt, có chất lượng.
Vì có doanh nghiệp tham gia trong quá trình thực hiện nên đội ngũ GV sẽ được thêm nhiều mối quan hệ, được học tập các kinh nghiệm SX của chủ doanh nghiệp.
v. Chỉ đạo xây dựng và phát triển chương trình
Song song với bước tổ chức là hoạt động chỉ đạo của chủ thể quản lý. Cụ thể là lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo khoa Cơ khí để hoạt động tiến hành đạt mục tiêu đề ra với chất lượng cao đồng thời động viên tích cực nhân lực tham gia.
Khi thực hiện chỉ đạo cần nắm vũng chủ trương của Bộ GD-ĐT, chủ trương của Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh về “đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội” nhằm đảm bảo tính chuẩn mực của chỉ đạo.
vi. Kiểm tra đánh giá
Đây không phải là bước cuối cùng mà là bước song song với hoạt động tổ chức và chỉ đạo. Hoạt động này là một quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo việc xây dựng và phát triển chương trình được thực hiện đúng mục tiêu của việc xây dựng và phát triển chương trình cũng như đáp ứng mục tiêu mà tổ chức đề ra.
3.2.2. Bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ GV a. Mục tiêu của biện pháp
Như đã nêu trong 2.2.2.b. đa số GV khoa Cơ khí chưa từng tham gia quá trình SX cơ khí tại xí nghiệp, doanh nghiệp nên rất thiếu kinh nghiệm cũng như kỹ năng lao động nghề nghiệp. Trong hoạt động giảng dạy tại trường, GV khó có điều kiện để tham gia vào các công nghệ chuyên biệt, công nghệ SX mới, công nghệ SX của ngành cơ khí.
Bên cạnh đó, trong điều kiện giảng dạy tại các xưởng thực tập của trường, đội ngũ GV khó có thể hình thành được thái độ đối với nghề nghiệp.
Thái độ đối với nghề nghiệp có thể xem là một kỹ năng nghề nghiệp. Tác phong công nghiệp cũng khó hình thành đầy đủ trong môi trường xưởng thực tập tại trường so với một xưởng SX của doanh nghiệp.
Tạo môi trường, điều kiện, hoạt động để qua đó đội ngũ GV từng bước nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao năng lực và phẩm chất của một người GV ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí đáp ứng nhu cầu giảng dạy theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội.
b. Nội dung biện pháp
Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho GV qua những hoạt động sau: - Tổ chức SX tại xưởng cơ khí của trường.
- Xây dựng các cơ chế, các mối quan hệ … để tạo những điều kiện thuận lợi nhất để tổ chức cho GV tham gia SX tại doanh nghiệp.
- Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới của ngành cơ khí.
c. Cách thực hiện biện pháp
Việc triển khai các nội dung trên có thể thực hiện như sau: i. Kết hợp hoạt động thực tập với tổ chức SX
Hiện nay, các hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí tại trường CĐ Công nghệ Thủ Đức được triển khai thông qua các bài tập thực hành đã nêu trong tài liệu giảng dạy. Sản phẩm do SV thực hiện sau khi được GV chấm điểm thì không có giá trị sử dụng. Chúng được cất vào kho, sau một thời gian thì thanh lý. Đây là một sự lãng phí đồng thời không gây được động cơ học tập trong SV.
Nhằm khắc phục, nhà trường đã thành lập Trung tâm Hợp tác Doanh nghiệp. Bộ phận này sẽ là cầu nối để nhà trường có thể ký hợp đồng hợp tác với các doanh nghiệp SX cơ khí để SX những chi tiết máy, bộ phận máy phù hợp với năng lực của xưởng trường, năng lực của GV và kỹ năng nghề nghiệp của SV ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí.
Nhà trường cũng đã đề ra những cơ chế thông qua quy chế chi tiêu nội bộ để động viên và đảm bảo quyền lợi cho GV khi thực hiện hoạt động thực tập kết hợp với tổ chức SX.
Với cơ chế đã được nhà trường công khai, với những bản hợp đồng SX, các GV có thể triển khai hoạt động thực tập bằng cách hướng dẫn SV thực hiện
các bài tập với sản phẩm là những chi tiết máy, bộ phận máy mà hợp đồng giữa nhà trường với doanh nghiệp yêu cầu SX.
Khi thực hiện giảng dạy theo hướng này, một mặt GV phải triển khai hoạt động thực tập để hướng dẫn SV theo đúng mục tiêu và nội dung của môn thực tập, một mặt GV phải tổ chức SX để đáp ứng yêu cầu của hợp đồng SX về kỹ thuật cũng như thời gian. Điều này sẽ nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cơ khí, kỹ năng tổ chức SX của đội ngũ GV từ đó đưa GV lên một tầm mới về năng lực chuyên môn. Đồng thời qua hoạt động này, GV cũng có điều kiện để cải thiện thu nhập.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng sẽ tiết kiệm kinh phí mua vật tư phục vụ học tập. SV thực hiện những sản phẩm là nhu cầu thực tế của SX nên sẽ thích thú và yêu nghề hơn.
Nhà trường cũng cần lưu ý không ký các hợp đồng SX có áp lực về thời gian, về yêu cầu kỹ thuật cao để tạo điều kiện thuận lợi cho GV triển khai thực hiện. Nhà trường cũng có thể tạo điều kiện để GV hợp tác với đồng nghiệp ở trường khác để hướng dẫn SV trong hoạt động dạng này, qua đó tạo môi trường để đội ngũ GV trao đổi về kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp.
ii. Làm việc tại doanh nghiệp
Hoạt động SX tại trường không thể thực hiện những việc có áp lực về thời gian hoặc có yêu cầu kỹ thuật cao. Muốn trải nghiệm SX ở mức độ này, GV phải tham gia SX tại doanh nghiệp. Đây là những trải nghiệm mà một GV dạy nghề nên trải qua.
Sau thời gian quan hệ, phân tích, vận động, thuyết phục… của Trung tâm Hợp tác Doanh nghiệp một số doanh nghiệp SX cơ khí đã ký hợp đồng hợp tác với nhà trường qua nội dung tiếp nhận GV tham gia vào quá trình SX tại doanh nghiệp.
Để động viên GV, nhà trường đã đề ra cơ chế để ghi nhận thời gian tham gia SX tại doanh nghiệp là thời gian thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và chuyển
giao công nghệ. Thực chất, tham gia SX cũng là một hình thức nghiên cứu khoa học.
Khi tham gia hoạt động này, GV sẽ trải nghiệm được áp lực SX đáp ứng yêu cầu về thời gian, yêu cầu về kỹ thuật. Bên cạnh đó, GV còn tích lũy được những công nghệ SX cơ khí ở mức độ phức tạp, tích lũy kinh nghiệm tổ chức SX cơ khí. Những điều này không dễ hình thành khi giảng dạy tại trường.