Thực trạng hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động thực tập ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (Trang 41)

Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức

Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức tổ chức đào tạo CĐ theo học chế tín chỉ. Nhằm hoàn thành tốt sứ mạng Nhà trường rất chú trọng đến hoạt động thực tập trong công tác đào tạo các ngành nói chung và hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí nói riêng.

2.2.1. Chương trình, giáo trình thực tập

Giáo trình, tài liệu tham khảo và đề cương chi tiết có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo. Trong thời gian qua, Nhà trường đã chú trọng từ việc trang bị giáo trình, tài liệu tham khảo đến việc xây dựng đề cương chi tiết, tập bài giảng nhằm đáp ứng mục tiêu của các học phần. 100% các học phần trong chương trình giáo dục đều có đủ đề cương chi tiết.

Chương trình đào tạo và chương trình chi tiết được biên soạn khi mở ngành đào tạo theo quy trình được hướng dẫn bởi thông tư 08/2011/TT-BGDĐT quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng của Bộ GD- ĐT.

Hàng năm, trước khi triển khai đào tạo cho SV khóa mới, Nhà trường tổ chức cho các khoa thực hiện đánh giá và biên soạn cập nhật chương trình đào tạo trên cơ sở ý kiến đóng góp của GV.

a. Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí có tổng khối lượng là 112 tín chỉ (tương đương 2.880 tiết) và 135 tiết của môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh. Trong đó, khối kiến thức đại cương chiếm 38 tín chỉ và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp chiếm 74 tín chỉ.

Hoạt động thực tập của ngành này là tập hợp các môn học thực tập (bảng 2.1.) để hình thành kỹ năng thực hành nghề nghiệp cơ khí và thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong chương trình đào tạo ngành này, hoạt động

thực tập có 26 tín chỉ (tương đương 1.230 tiết) chiếm tỷ lệ 35,1 %, nhưng nếu xét trên số tiết thì chiếm đến 57,7% của khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Số liệu này cho thấy tầm quan trọng của hoạt động thực tập trong chương trình đào tạo.

Hoạt động thực tập gồm các môn học: Thực tập nguội, Thực tập cơ khí, Thực tập CAD/CAM-CNC, Thực tập gò-hàn, Thực tập điều khiển hệ thống khí nén, Thực tập trang bị điện và Thực tập tốt nghiệp. Trong đó ba môn đầu và Thực tập tốt nghiệp là môn bắt buộc, các môn còn lại là lựa chọn. Các môn học này được tổ chức thực hiện theo định hướng rèn luyện kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao.

Bảng 2.1. Khối lượng của hoạt động thực tập.

STT HOẠT ĐỘNG THỰC

TẬP

KHỐI LƯỢNG GHI CHÚ

Tín chỉ Giờ 1 Thực tập nguội 2 90 2 Thực tập cơ khí 12 540 3 Thực tập CAD/CAM- CNC 2 90 4 Thực tập gò-hàn 2 90 Chọn một trong ba môn Thực tập điều khiển hệ thống khí nén 2 90 Thực tập trang bị điện 2 90 5 Thực tập tốt nghiệp 4 240 Cộng 26

Thực tập nguội nhằm “Cung cấp kiến thức và kỹ năng cơ bản trong

công nghệ gia công cơ khí với các dụng cụ cầm tay và một số thiết bị gia công đơn giản: vạch dấu, đục, dũa, cưa cắt, uốn, nắn, khoan, khoét, doa, cắt ren, tán đinh, …; đo các kích thước bằng các dụng cụ cầm tay: thước kẹp, palme, dưỡng ren, calips, …”

Thực tập cơ khí nhằm “giúp cho SV củng cố kiến thức lý thuyết đã học

trang bị một số kỹ năng cơ bản của nghề tiện, phay, mài làm cơ sở cho các nội dung lý thuyết chuyên môn và thực tập kế tiếp.”

Thực tập CAD/CAM-CNC nhằm “Cung cấp kiến thức và kỹ năng cơ

bản về công nghệ CAD – CAM trên phần mềm VISI 15 và thực hiện gia công trên máy tiện, phay CNC.”

Thực tập gò-hàn nhằm “Giúp SV nắm được nguyên lý cơ bản của việc

triển khai hình gò; của quá trình hàn, phân biệt các phương án hàn, nguyên lý cấu tạo và làm việc của các thiết bị hàn điện và hàn hơi.”

Thực tập điều khiển hệ thống khí nén nhằm “Dùng phần mềm và các

phần tử khí nén, điện khí nén để mô phỏng một hệ thống truyền động khí nén” để hình thành kỹ năng điều khiển hệ thống khí nén cho SV.

Thực tập trang bị điện nhằm “hình thành các kỹ năng đọc hiểu các ký

hiệu thông số, đọc hiểu nguyên lý hoạt động sơ đồ trang bị điện, lắp ráp các mạch khởi động, hãm và điều khiển động cơ”

Thực tập tốt nghiệp nhằm “tạo điều kiện cho SV vận dụng các kiến

thức và kỹ năng đã học vào công việc thực tế của từng doanh nghiệp. Đây là giai đoạn để SV bước đầu giải quyết bài toán đặt ra trong tình hình thực tế của doanh nghiệp.”

Chương trình đào tạo được biên soạn bằng cách tham khảo một số chương trình đào tạo có sẵn của các trường bạn kết hợp với các xác định chủ quan để đề xuất một chương trình đào tạo mới. Nói cách khác, chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng tiếp cận nội dung, mang tính chủ quan của người biên soạn.

b. Chương trình chi tiết

Chương trình chi tiết cũng được biên soạn theo hướng tiếp cận nội dung được Hội đồng khoa học cấp khoa thông qua. Chương trình chi tiết các môn học thuộc hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí được nhà trường giao cho bộ môn cơ khí chế tạo máy biên soạn.

- Thông tin chung: Tên môn học, mã môn học, áp dụng cho chuyên

ngành, số tín chỉ, số tiết, loại học phần, điều kiện tiên quyết. - Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ của môn học.

- Tóm tắt nội dung môn học: nêu các khái niệm, lý thuyết chính của

nội dung học phần, các công nghệ, các phương pháp nghiên cứu, thành tựu và triển vọng của học phần đó.

- Nội dung chi tiết môn học: nêu nội dung các bài thực tập bao gồm

tên bài tập, thời lượng, yêu cầu thiết bị và dụng cụ thực hành, lý thuyết nghề và trình tự thực hiện.

- Nhiệm vụ của SV: quy định những việc mà SV phải thực hiện trong

quá trình học tập môn này.

- Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học

phần

- Tài liệu học tập bao gồm tài liệu chính và tài liệu tham khảo.

- Thông tin về GV: Họ và tên, Khoa, Chức danh, học hàm, học vị,

điện thoại, email.

Đây là căn cứ để GV biên soạn đề cương bài giảng, tài liệu dạy học và cũng là căn cứ để nhà trường thực hiện hoạt động thanh tra giáo dục. Các chương trình chi tiết đều được công bố trên website nhà trường.

c. Cập nhật chương trình

Trước khi bắt đầu khóa học mới, nhà trường tổ chức điều chỉnh chương trình đào tạo nhằm cập nhật các kiến thức mới và cải tiến theo trình tự sau:

- Bộ môn xác định nhu cầu về điều chỉnh chương trình đào tạo. - Bộ môn lập hồ sơ điều chỉnh chương trình đào tạo.

- Khoa phê duyệt hồ sơ điều chỉnh chương trình đào tạo.

- Bộ môn gửi hồ sơ điều chỉnh chương trình đào tạo về phòng Quản lý đào tạo.

- Phòng Quản lý đào tạo triển khai việc tổ chức họp Hội đồng Khoa học đào tạo nhà trường để thông qua hồ sơ điều chỉnh chương trình đào tạo.

- Phòng Quản lý đào tạo triển khai Trình Hiệu trưởng phê duyệt hồ sơ điều chỉnh chương trình đào tạo.

- Sau đó, phòng Quản lý đào tạo và khoa phối hợp thông báo triển khai, áp dụng chương trình đào tạo vừa cập nhật điều chỉnh.

d. Giáo trình

Hiện nay, hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí sử dụng giáo trình để giảng dạy như sau:

- Thực tập nguội: sử dụng Tài liệu giảng dạy Thực tập nguội do bộ môn Cơ khí chế tạo biên soạn và được lưu hành nội bộ từ năm 2008. Nội dung tài liệu bao gồm lý thuyết nghề nguội và những bài tập thực hành bao gồm yêu cầu, quy trình thực hiện và bản vẽ. Có sử dụng một tài liệu tham khảo: N . I . Makienko, Thực hành nguội, NXB ĐH và Giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội - 1985.

- Thực tập cơ khí: sử dụng Tài liệu giảng dạy Thực tập máy công cụ

do bộ môn Cơ khí chế tạo biên soạn và được lưu hành nội bộ từ năm 2009. Nội dung tài liệu bao gồm lý thuyết cơ bản về cắt gọt cơ khí và những bài tập thực hành tiện, phay, bào, mài bao gồm yêu cầu, quy trình thực hiện và bản vẽ. Tài liệu này chia thành 3 tập. Có sử dụng 2 tài liệu tham khảo:

1. V. A. Xlêpinin, Hướng dẫn dạy tiện kim loại, NXB Công nhân Kỹ Thuật, 1977.

2. V. A. Blumberg, E. I. Zazerski, Sổ tay thợ tiện, NXB Mir Maxcơva, 1988.

- Thực tập CAD-CAM/CNC: sử dụng Tài liệu giảng dạy Thực hành CAD/CAM-CNC do GV Phạm Quang Tuấn biên soạn vào năm 2011 và được hội đồng thẩm định giáo trình nhà trường thực hiện thẩm định và nghiệm thu vào năm 2012. Nội dung tài liệu bao gồm lý thuyết cơ bản về máy CNC, kỹ thuật

lập trình trên máy CNC và những bài tập thực hành. Bộ môn này có sử sụng 3 tài liệu tham khảo:

1. Getting to know – Visi-Series, Vero International Software, 2004.

2. Mill Operator Manual, Haas Automation INC, 2007. 3. Lathe Operator Manual, Haas Automation INC, 2007.

- Thực tập gò hàn: sử dụng Tài liệu giảng dạy Thực tập Gò - Hàn do bộ môn Cơ khí chế tạo biên soạn và được lưu hành nội bộ từ năm 2008. Nội dung tài liệu bao gồm lý thuyết cơ bản về gò – hàn và những bài tập thực hành gò, hàn bao gồm yêu cầu, quy trình thực hiện và bản vẽ. Bộ môn có sử dụng 3 tài liệu tham khảo:

1. Trương Công Đạt, Kỹ thuật hàn, NXBKHKT Hà Nội, 1977. 2. Nguyễn Tiến Đào, Công nghệ chế tạo phôi, NXBKHKT, 2006. 3. Trần Văn Giản, Khai triển hình gò, NXBKHKT, 1978.

- Thực tập điều khiển hệ thống khí nén: sử dụng Tài liệu giảng dạy Truyền động khí nén thuỷ lực trong công nghiệp do GV Nguyễn Chí Thành biên soạn và lưu hành nội bộ từ năm 2011. Nội dung tài liệu chủ yếu là lý thuyết khí nén và thủy lực và một số bài tập thực hành. Bộ môn có sử dụng 3 tài liệu tham khảo:

1. Hồ Vĩnh An, Giáo trình thủy lực – thủy lực tuyến tính, Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Việt Đức, 2010.

2. Nguyễn Ngọc Phương, Hệ thống điều khiển bằng khí nén,

NXB Giáo Dục, 2009.

3. Đỗ Đức Túy, Giáo trình kỹ thuật điều khiển bằng thủy lực, Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Việt Đức, 2006.

- Thực tập trang bị điện: sử dụng tài liệu Trang bị điện-điện tử máy gia công kim loại của 2 tác giả Nguyễn Mạnh Tiến, Vũ Quang Hồi do NXB Giáo dục phát hành năm 2003. Bộ môn có sử dụng 2 tài liệu tham khảo:

1. Vũ Quang Hồi - Nguyễn Văn Chất - Nguyễn Thị Liên Anh,

Trang bị điện - điện tử máy công nghiệp dùng chung, NXB Giáo dục 2003.

2. Nguyễn Đắc Lộc - Tăng Huy, Điều khiển số và công nghệ trên máy điều khiển số CNC, NXB KHKT Hà Nội, 2000.

- Thực tập tốt nghiệp: không có tài liệu giảng dạy.

2.2.2. Địa bàn và đội ngũ GV hướng dẫn thực tập

Để tổ chức hoạt động thực tập đạt chấ lượng tốt nhất, nhà trường rất chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị để đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho hoạt động này.

a. Địa bàn

Các hoạt động thực tập đều được tổ chức theo hình thức lớp học phần tại các xưởng thực tập của trường chỉ trừ thực tập tốt nghiệp.

Thực tập nguội được tổ chức tại xưởng thực tập nguội do Khoa Cơ khí quản lý. Nhà xưởng này có diện tích 280 m2 với đầy đủ trang thiết bị như bàn thợ, ê tô, bàn rà kiểm tra mặt phẳng, máy khoan, máy mài … và các dụng cầm tay. Xưởng có thể đáp ứng lớp học với 60 SV.

Thực tập cơ khí được tổ chức tại hai xưởng thực tập cơ khí cũng do Khoa Cơ khí quản lý. Mỗi xưởng có diện tích 350 m2 với đầy đủ máy móc như máy tiện, máy phay, máy mài, máy khoan … và các trang thiết bị liên quan như dụng cụ đo kiểm, dụng cụ gá kẹp, dụng cụ nâng chuyển … Mỗi xưởng có thể đáp ứng lớp học với 40 SV.

Thực tập CAD/CAM-CNC được tổ chức tại phòng thực hành CAD/CAM-CNC cũng do Khoa Cơ khí quản lý. Phòng có diện tích 150 m2 với các máy tiện CNC, máy phay CNC, hệ thống máy vi tính và các trang thiết bị liên quan như dụng cụ đo kiểm, dụng cụ gá kẹp, dụng cụ nâng chuyển… Xưởng có thể đáp ứng lớp học với 40 SV.

Thực tập gò-hàn được tổ chức tại Xưởng thực tập gò - hàn cũng do Khoa Cơ khí quản lý. Xưởng có diện tích 280 m2 với các máy móc như máy hàn các

loại, các máy gò kim loại, máy khoan… và các trang thiết bị liên quan như dụng cụ đo kiểm, các loại đe, dụng cụ cầm tay, hệ thống hút bụi thông gió, buồng hàn… Xưởng có thể đáp ứng lớp học với 40 SV.

Thực tập điều khiển hệ thống khí nén được tổ chức tại Phòng Thực tập Điện khí nén thủy lực do Khoa Công nghệ Tự động quản lý. Phòng có diện tích 64 m2 với các trang thiết bị phục vụ học tập là các mô hình thực tập điện khí nén từ cơ cấu chấp hành cho đến các cơ cấu điều khiển… Phòng có thể đáp ứng lớp học với 40 SV.

Thực tập trang bị điện được tổ chức tại Phòng Thực tập Trang bị điện do Khoa Điện - Điện tử. Phòng có diện tích 140 m2 với các trang thiết bị phục vụ học tập là các mô hình thực tập trang bị điện từ đơn giản đến phức tạp, từ các động cơ cho đến các bảng hệ thống điều khiển… Phòng có thể đáp ứng lớp học với 40 SV.

Thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại các doanh nghiệp SX cơ khí trong địa bàn quận Thủ Đức hoặc lân cận như Khu chế xuất Linh Trung, khu Công nghệ cao quận 9, khu công nghiệp Sóng thần, Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore …

Các doanh nghiệp mà nhà trường gửi SV thực tập là đối tác với nhà trường trong công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Hoạt động thực tập tốt nghiệp được hiện thông qua bản hợp đồng được ký kết giữa nhà trường với doanh nghiệp.

b. Đội ngũ GV

Đội ngũ GV khoa Cơ khí là lực lượng nòng cốt, chủ động trong việc triển khai hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí nhằm đào tạo SV có kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, đáp ứng được các yêu cầu của xã hội.

Hiện nay, khoa Cơ khí có 31 GV với 22 là GV cơ hữu và 9 thỉnh giảng trong đó có 19 thạc sĩ và 12 ĐH. Tất cả các GV này đều tốt nghiệp ĐH chính quy ngành Cơ khí chế tạo hoặc Kỹ thuật Công nghiệp từ trường ĐH Sư phạm

Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, các thạc sỹ đều tốt nghiệp ngành cơ khí. Đây là một điều rất thuận lợi cho công tác đào tạo của khoa.

Độ tuổi trung bình của GV là 36,48 ứng với độ tuổi trung niên. Theo tâm lý học lứa tuổi, khi đến tuổi trung niên con người đã tích lũy nhiều kinh nghiệm thực tiễn và tri thức, khả năng nhận thức, lý giải, suy lý, phán đóan, phân tích sự vật đều được nâng cao, khả năng tuy duy có tính sáng tạo cũng đạt tới giai đọan nở rộ nhất của một đời người. Người ở độ tuổi trung niên thì sự hưng phấn và ức

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động thực tập ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w