Đánh giá chung về công tác phát triển nguồn nhân lực của công ty

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần dệt may nha trang (Trang 71)

trong thời gian qua

2.2.4.1 Những kết quả đạt được

- Công ty xem đào tạo nguồn nhân lực luôn gắn với phát triển, đào tạo là vũ khí chiến lược. Kết quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ phục vụ lại cho hoạt động kinh doanh của công ty.

- Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có những thành tựu nhất định như: Quy mô đào tạo không ngừng tăng lên, nâng cao chất lượng, đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn...

- Công ty áp dụng nhiều hình thức đào tạo, bậc ngành đào tạo; nội dung, chương trình đào tạo từng bước được đổi mới.

- Đội ngũ lao động đa số trẻ tuổi, trình độ và sức khoẻ tốt, có tính sáng tạo, tạo những sản phẩm đạt yêu cầu của thị trường làm cho những sản phẩm của công ty có sức cạnh tranh hơn.

- Công ty luôn tạo điều kiện để nhân viên tự khẳng định, có cơ hội thăng tiến trong công việc.

- Hằng năm công ty luôn dành kinh phí cho đào tạo nguồn nhân lực.

- Với số lượng và cơ cấu lao động hiện tại đảm bảo đáp ứng yêu cầu ngành dệt may của công ty đồng thời đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động.

- Công ty đã xây dựng được một đội ngũ quản lý, công nhân có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng nâng cao tay nghề. Đây là nền tảng rất quan trọng để công ty tiếp tục xây dựng và thực hiện những chiến lược để duy trì, phát triển hơn nữa nguồn nhân lực trong tương lai nhằm đáp ứng những chiến lược chung của toàn ngành dệt may.

ty. Đây là nhân tố nội lực quan trọng có thể tạo ra sự thay đổi nhanh chóng chất lượng nguồn nhân lực nếu vấn đề này được quan tâm và đầu tư đúng mức.

- Nguyên nhân:

Một là, công tác tuyển dụng tại công ty được tiến hành quy củ, đồng bộ

và tập trung về một mốỉ tuyển dụng là công ty.

Hai là, quy trình đào tạo tại công ty cơ bản đáp ứng được yêu cầu hiện tại

của hoạt động của công ty.

Ba là, chế độ đãi ngộ, khuyến khích về vật chất và tinh thần đã có tác

dụng động viên tinh thần làm việc của nhân viên, xác lập được những điều kiện cần cho phát triển nguồn nhân lực.

Thứ tư, một số giá trị đại diện cho văn hóa doanh nghiệp đã hình thành

tạo động lực thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực tại Công ty.

2.2.4.2 Những hạn chế

- Chưa xác định được mục tiêu cụ thể cũng như nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và cấp thiết của công tác đào tạo của công ty.

- Việc đánh giá xác định nhu cầu đào tạo chưa được tổ chức bài bản.

- Chất lượng nội dung chương trình đào tạo chưa cao, chưa gắn chặt lý thuyết ở trường với thực tế sản xuất tại công ty.

- Công tác đánh giá kết quả sau khi đào tạo không được thực hiện thường xuyên.

- Một số nhân viên chưa nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải nâng cao trình độ chuyên môn.

- Chính sách tiền lương chưa thật sự thỏa đáng, việc phân phối tiền lương và thưởng còn chưa chính xác theo kết quả lao động và hiệu quả làm việc.

- Chính sách đãi ngộ của công ty tuy đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn chưa thu hút khiến người lao động có thể yên tâm công tác, chưa khuyến khích được

nhân viên không ngừng phấn đấu để học tập, nghiên cứu và nâng cao trình ñộ. - Công tác tuyển chọn nhân lực chưa đảm bảo chất lượng.

Tóm tắt Chƣơng II

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn, Chương 2 đã giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Dệt may Nha Trang, sơ đồ bộ máy tổ chức, thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Dệt may Nha Trang trong những năm gần đây. Từ đó phân tích và đánh giá công tác phát triển nguồn nhân lực tại Công ty như: chính sách tuyển dụng, bố trí nhân viên, đào tạo và phát triển nhân viên, chính sách tiền lương - thưởng và các chế độ chính sách khác. Việc khảo sát mức độ hài lòng của người lao động đối với Công ty Cổ phần Dệt may Nha Trang qua các chỉ tiêu: Môi trường làm việc, khả năng thể hiện bản thân trong môi trường làm việc, sự gắn bó của cá nhân với Công ty...là để có cái nhìn khách quan hơn từ phía Người lao động nhằm có những nhận định tương đối chính xác hơn về thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực của Công ty.

Mục đích của việc khảo sát mức độ hài lòng của người lao động, phân tích thực trạng và đánh giá công tác phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dệt may Nha Trang nhằm chỉ ra những thành tựu đã đạt được và những tồn tại cần khắc phục, từ đó đề ra những giải pháp hoàn thiện sát với tình hình thực tế của Công ty. Vì vậy Chương 3 sẽ là giải pháp về công tác phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dệt may Nha Trang đến năm 2020.

CHƢƠNG III: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY NHA TRANG ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần dệt may nha trang (Trang 71)