Khảo sát cảm nhận của CBCNV về công tác phát triển nguồn nhân

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần dệt may nha trang (Trang 61)

của Công ty CP Dệt may Nha Trang:

2.2.3.1 Mục đích khảo sát

Đánh giá công tác phát triển nguồn nhân lực của Công ty trong thời gian qua. Qua đó, giúp lãnh đạo Công ty có các chính sách nhân sự phù hợp.

2.2.3.2 Đối tượng và phạm vi khảo sát

Đã có sự phân chia phiếu khảo sát theo cơ cấu lao động năm 2014 ở từng phòng ban và các bộ phận của Công ty. Số phiếu thu về: 220 phiếu, tỷ lệ so với tổng số nhân viên là: 7,33%.

Sau khi các cán bộ, công nhân viên điền xong phiếu khảo sát, Các cán bộ công nhân sẽ gửi lại phiếu khảo sát tại Phòng Hành chính nhân sự của công ty.

2.2.3.3 Phương pháp khảo sát

Việc điều tra khảo sát dựa trên bản câu hỏi được thiết kế sẵn gửi trực tiếp đến từng cán bộ công nhân viên đang làm việc tại Công ty. Kết quả trả lời được gửi về cho bộ phận điều tra tại Phòng Hành chính - Nhân sự trong phong bì dán kín và được tập hợp theo từng đơn vị phòng ban.

2.2.3.4 Công cụ thu thập thông tin

Bảng câu hỏi được thiết kế là những câu hỏi đóng, câu hỏi nhiều trả lời, một lựa chọn và được đánh giá theo thang điểm cho trước. Người trả lời chỉ việc chọn theo đúng lựa chọn của mình.

Nội dung của bản câu hỏi gồm có:

Phần 1: Giới thiệu mục đích nghiên cứu và thu thập thông tin về Công tác tuyển dụng, Công tác đào tạo, Bố trí, sử dụng lao động, Công tác duy trì nguồn nhân lực của cán bộ công nhân Công ty.

Phần 2: Đánh giá công tác phát triển nguồn nhân lực của Công ty: 1/ Về phát triển trình độ lành nghề

2/ Về phát triển kỹ năng làm việc nhóm 3/ Về văn hóa doanh nghiệp

4/ Về sự thăng tiến tại Công ty

5/ Về đảm bảo đủ số lượng và cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh

6/ Về môi trường làm việc của Công ty 7/ Về công tác đào tạo của Công ty

2.2.3.5 Kết quả khảo sát và thảo luận

Kết quả khảo sát cho thấy tình hình lao động tại Công ty cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.

Về phát triển trình độ lành nghề

Để giải quyết công việc hiệu quả, ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì trình độ lành nghề giữ vai trò quan trọng hơn cả. Hoạt động phát triển trình độ lành nghề của Công ty Cổ phần Dệt May Nha Trang được đánh giá qua kết quả khảo sát như sau:

Bảng 11 : Đánh giá của nhân viên về hoạt động phát triển trình độ lành nghề tại

Công ty: Đánh giá về phát triển trình độ lành nghề Số người trả lời Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình

Bạn có kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công

việc 220 1 5 3,51

Bạn được công ty tạo điều kiện để nâng cao trình

độ lành nghề 220 1 5 3,92

Bạn được tham gia các lớp tập huấn để nâng cao

trình độ lành nghề 220 1 5 3,96

Bạn nhận thấy trình độ thành thạo của mình được

nâng lên rõ rệt qua thời gian 220 1 5 3,51

Nhờ các lớp nâng cao trình độ lành nghè mà kết quả giải quyết công việc được nâng lên một cách rõ rệt

Nhìn chung công tác đào tạo nâng cao trình độ

lành nghề có hiệu quả tốt 220 1 5 2,81

Kết quả khảo sát cho thấy công ty có quan tâm đến công tác phát triển trình độ lành nghề (Công ty tạo điều kiện để nâng cao trình độ lành nghề được đánh giá mức 3,92/5 điểm. được tham gia các lớp tập huấn để nâng cao trình độ lành nghề được đánh giá ở mức 3,96/5 điểm).

Tuy nhiên, qua Bảng có thể thấy công ty chỉ mới tập trung vào đào tạo kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ mà chưa chú trọng đến các kỹ năng quan trọng khác như là lập kế hoạch, phân tích vấn đề, giải quyết vấn đề,… Ngoài ra, việc theo dõi đánh giá hiệu quả sau đào tạo chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng nhiều lao động sau khi được cử đào tạo về nhưng không được bố trí sử dụng những kiến thức đã học hoặc có những lao động được cử đi học nhưng không học đến nơi đến chốn. Vì vậy hiệu quả mang lại vẫn chưa tương xứng với sự quan tâm và đầu tư của Công ty (trình độ thành thạo được nâng lên rõ rệt theo thời gian chỉ đạt mức 3,51/5 điểm và kết quả giải quyết công việc được nâng lên rõ rệt đạt mức đánh giá 3,42/5 điểm). Từ đó, dẫn đến việc đánh giá chung công tác đào tạo nâng cao trình độ lành nghề có hiệu quả tốt đạt điểm trung bình thấp (2,81/5 điểm).

Qua đó công ty cần quan tâm hơn nữa đến hiệu quả đầu tư mà công tác phát triển trình độ lành nghề mang lại.

Về phát triển kỹ năng làm việc nhóm

Bảng 12: Đánh giá của nhân viên về kỹ năng làm việc nhóm tại Công ty

Đánh giá về kỹ năng làm việc nhóm Số người trả lời Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Bạn có thường xuyên làm việc theo nhóm 220 1 5 3,81 Mức độ hoàn thành công việc của Bạn gắn liền

Sự phối hợp với các đồng nghiệp trong tổ, nhóm

để giải quyết công việc đồng bộ, nhịp nhàng 220 1 5 2,31 Công việc yêu cầu bạn cần phải nâng cao khả

năng phối hợp giữa các đồng nghiệp trong tổ, nhóm

220 1 5 3,82

Định kỳ bạn được tham gia các lớp huấn luyện về

kỹ năng làm việc nhóm 220 1 5 2,12

Bạn có biết rõ các kỹ năng để nâng cao hiệu quả

làm việc nhóm 220 1 5 2,22

Với câu hỏi “Bạn có thường xuyên làm việc nhóm” và “Mức độ hoàn thành công việc của bạn gắn liền với kết quả của tổ, nhóm” có số điểm trung bình lần lượt là 3,81/5 điểm cà 3,89/5 điểm. Tuy nhiên, có một nghịch lý là việc người lao động được tham gia các lớp huấn luyện về kỹ năng làm việc theo nhóm và người lao động biết rõ các kỹ năng để nâng cao hiệu quả làm việc nhóm đạt điểm trung bình rất thấp, lần lượt là 2,12/5 điểm và 2,22/5 điểm. Để hoạt động làm việc theo nhóm đạt hiệu quả hơn nữa công ty cần có những biện pháp đào tạo kỹ năng, sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng của các thành viên nhóm.

Bảng 13:Đánh giá của nhân viên về văn hóa doanh nghiệp Công ty

Đánh giá về văn hóa doanh nghiệp

Số người trả lời Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình

Lãnh đạo có tác phong hòa nhã, lịch sự 220 1 5 3,74 Nhân viên được tôn trọng và tin cậy 220 1 5 3,66 Nhân viên đối xử thân thiện, thoải mái với nhau 220 1 5 4,16

Mọi người hợp tác để làm việc 220 1 5 4,04 Đối với câu hỏi “Lãnh đạo có tác phong hòa nhã, lịch sự” thì điểm trung bình đạt được là 3,74/5 điểm. Ngoài ra Công ty đang chủ trương phát huy tinh thần sáng tạo, nâng cao vai trò của cá nhân trong lao động sản xuất nên kết quả khảo sát cho thấy đối với câu hỏi “Nhân viên được tôn trọng và tin cậy” cũng đạt điểm trung bình khá cao 3,66/5 điểm. Đây là một tỷ lệ tương đối cao và có ảnh hưởng tốt đến kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của công ty.

Để có thêm thông tin về vấn đề đề bạt bổ nhiệm, tác giả đã tiến hành khảo sát CBCNV trong Công ty:

Bảng 14: Đánh giá của CBCNV về thăng tiến tại Công ty

Đánh giá của CBCVN về thăng tiến tại Công ty

Số người trả lời Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Bạn có nhiều cơ hội được thăng tiến trong Công

ty 220 1 5 2,15

Bạn được biết các điều kiện cần thiết để được

thăng tiến 220 1 5 2,33

Chính sách thăng tiến của Công ty là công bằng 220 1 5 2,53 Và kết quả có đến 154 người (chiếm tỷ trọng 70%) trả lời không đồng ý hoặc rất không đồng ý khi nói rằng họ biết các điều kiện cần thiết để được thăng tiến, chỉ có 35 người (tương ứng 15,9%) đồng ý hoặc rất đồng ý với nhận xét có nhiều cơ hội thăng tiến. Vì vậy chính sách thăng tiến của Công ty là Công bằng.

Bảng15: Đánh giá số lượng và cơ cấu lao động có đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản

xuất kinh doanh

Số lượng và cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu SXKD

Số người trả lời Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình

Bạn được bố trí công việc phù hợp với chuyên môn

đào tạo 220 1 5 4,2

Việc phân công công việc cho phép sử dụng tốt các năng lực cá nhân

220

1 5 3.3

Bạn ít khi phải làm thêm giờ vì công việc quá nhiều 220 1 5 4.36 Công việc của Bạn ổn định (ít thuyên chuyển) 220 1 5 4.34 Số lượng lao động hiện nay đảm bảo đáp ứng yêu cầu

công việc của bộ phận nơi bạn đang làm việc

220

1 5 4.53

Cơ cấu lao động hiện nay là phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của bộ phận ban đang làm việc

220

1 5 4.68

Điều này có thể được giải thích bởi các lý do sau:

Việc tính toán phát triển số lượng nhân lực luôn được Công ty gắn liền với việc sắp xếp lại lao động, đào tạo lại nhằm tăng năng suất lao động, đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Cơ cấu lao động theo độ tuổi cho phép phát huy năng lực của lao động trẻ bởi lẽ đa phần những lao động trẻ trong giai đoạn sau này là những người được đào tạo bài bản qua trường lớp, là những người mang trong người bầu nhiệt huyết cống hiến.

Mặc dù vậy, số lượng và cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần dệt may Nha Trang hiện nay vẫn chứa đựng những hạn chế nhất định;

Người lao động mặc dù được bố trí công việc phù hợp với chuyên ngành đào tạo (4,23/5 điểm), nhưng do Công ty chưa quan tâm đúng mức đến các năng lực cá nhân khi bố trí công việc nên phần nào đã hạn chế việc sử dụng tối ưu các năng lực cá nhân của người lao động (điểm trung bình chỉ ở mức 3,3/5 điểm).

Sự nóng vội, háu thắng, thiếu kinh nghiệm và bản lĩnh, thiếu sự điềm tĩnh trong phán xét và nhìn nhận của thanh niên (những lao động dưới 30 tuổi) cũng

sẽ có những mặt hạn chế nhất định, nhất là khi doanh nghiệp cần những kinh nghiệm và bản lĩnh dày dặn để vượt qua những hoàn cảnh ngặt nghèo, để quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Để bổ sung cho vấn đề này thì hiện nay ngoài lực lượng lao động trẻ dưới 30 tuổi, Công ty còn có một lực lượng lao động kỳ cựu hơn trong độ tuổi từ 31 – 40 tuổi (chiếm khoảng 40%). Đây là những lớp đàn anh, đàn chị có rất nhiều kinh nghiệm trong nghề, do đó cần tranh thủ sự đóng góp và tiếp thu kinh nghiệm của họ, đồng thời phải có chiến lược về NNL bổ sung một khi thế hệ này về hưu.

Bảng 16 : Nhận xét môi trường làm việc của Công ty

Môi trường làm việc

Anh (chị) thường nghĩ về Công ty hoặc công việc hiện nay như thế nào?

Số người trả lời Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình

1 Khi làm việc có cảm giác thất vọng 220 1 5 2,126

2 Công việc hàng ngày đơn điệu 220 1 5 2,247

3 Công việc hàng ngày có nhiều biến đổi phong

phú 220 1 5 3,318

4 Thành quả công việc của bản thân chỉ cần nhìn

qua là biết ngay 220 1 5 3,379

5 Việc tiến hành công việc theo kế hoạch và lịch

trình do tự mình lập ra sẽ được chấp nhận 220 1 5 3,442 6 Công việc hiện nay khiến cho bạn cảm thấy

cuộc sống có ý nghĩa. 220 1 5 3,133

7 Phương pháp làm việc sẽ do mình quyết định

và chịu trách nhiệm. 220 1 5 4,194

8 Tôi và các đồng nghiệp khác có sự phân chia

công việc rõ ràng. 220 1 5 4,228

9 Muốn tiếp tục công việc hiện nay. 220 1 5 3,257 10 Ở nơi làm việc các đồng nghiệp hợp tác giúp

đỡ lẫn nhau. 220 1 5 4,279

11 Hiểu rõ ràng công việc mà bản thân phải làm. 220 1 5 4,757 Nhìn vào bảng đánh giá về môi trường làm việc được xếp từ thấp lên cao có thể thấy trị số điểm trung bình là để đánh giá môi trường làm việc hiện nay của Công ty là tốt, trong đó cao điểm nhất là các nhân viên đã hiểu rất rõ ràng công việc mà mình thực hiện, việc đánh giá “Hiểu rõ ràng công việc mà bản thân phải làm” Ở nơi làm việc các đồng nghiệp hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trung

bình là 4,279; các câu hỏi khác cũng cho giá trị trung bình rất tốt chứng tỏ môi trường làm việc của Công ty hiện nay là điểm mạnh của Công ty. Chỉ có hai câu hỏi có giá trị thấp hơn giá trị trung bình là câu “Khi làm việc có cảm giác thất vọng” có giá trị 2,126 và câu “Muốn làm việc suốt ở Công ty này” giá trị là 2,068 cho thấy cũng có nhân viên không muốn gắn bó với công ty, Công ty phải cố gắng tăng lương và các chính sách của mình, nhất là đối với nhân viên lâu năm, để tận dụng tối đa năng lực những nhân viên này, kích thích tính sáng tạo của nhân vân.

Khảo sát về công tác đào tạo của Công ty

Bảng 17: Nhận xét về công tác đào tạo của Công ty CP Dệt may Nha Trang

Hỏi về việc phát triển năng lực đào tạo

Số người trả lời Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình 1

Trong khoảng 1 năm gần đây, anh (chị) được đào tạo và học tập những điều hữu dụng để đạt được mục tiêu

220 1 5 3,482

2 Công việc mang lại cho anh (chị) cơ hội để có

thể nâng cao năng lực. 220 1 5 4,018

3

Ở nơi làm việc, cấp trên và những người đi trước luôn chỉ bảo tận tình cho cấp dưới và những người vào sau.

220 1 5 4,176

Nhận xét: Khảo sát qua 220 CBCNV về “Đào tạo và phát triển”, phần trả lời có giá trị cao nhất là câu 1: “Ở nơi làm việc, cấp trên và những người đi trước luôn chỉ bảo tận tình cho cấp dưới và những người vào sau.”: 4,176, trong đó câu hỏi đánh giá về mức độ hài lòng trong công tác đào tạo là câu 2: “Trong khoảng 1 năm gần đây, anh (chị) được đào tạo và học tập những điều hữu dụng để đạt được mục tiêu” có giá trị là 3,482; công tác đào tạo và phát triển hiện nay cần

phải phân tích - đánh giá để có thể đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng lực chuyên môn ở người lao động.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần dệt may nha trang (Trang 61)