PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả chi phí của việc xử lí nước thải bằng hệ thống xlnt phi tập trung và việc đóng phí cho nhà máy xlnt tập trung trà nóc tại công ty tnhh xnk thủy sản thiên mã 3 (Trang 30)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu là những số liệu do khảo sát được thực tế tại Công ty và các số liệu thứ cấp do công ty cung cấp. Những số liệu liên quan đến các thông tin về : lịch sử hình thành và phát triển của công ty, quy trình sản xuất, tình hình hoạt động kinh doanh, thực trạng môi trường nước và hệ thống xử lí nước thải tại công ty.

Ngoài ra, còn thu thập ở các báo cáo thống kê của Bộ Tài nguyên, niên giám thống kê của công ty, tạp chí khoa học, xử lí môi trường và các tư liệu của công ty.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Trong quá trình phân tích đề tài đã sử dụng các phương pháp phân tích sau:

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua bảng, biểu bảng, thiết lập sơ đồ, hình vẽ để trình bày về khái quát về quá trình sản xuất, hiện trạng ô nhiễm nước thải của công ty cũng như khu công nghiệp Trà Nóc. Từ đó tìm hiểu kỹ hơn về quá trình xử lí và chất lượng nước thải của công ty trước khi thải ra môi trường.

Đề tài chủ yếu phân tích chi phí xử lí nước thải bằng HTXLNT phi tập trung của công ty trước khi có NMXLNTTT Trà Nóc và ước tính chi phí với từng phương án xử lí nước thải của công ty khi NMXLNTTT Trà Nóc đi vào hoạt động tương ứng các mức thu phí đề ra. Chi phí xử lí được tính trên một đơn vị nước thải (VNĐ/m3

). Trong đó có các loại chi phí: chi phí khấu hao, chi phí vận hành, phí BVMT, chi phí khác và phí đóng cho NMXLNTTT Trà Nóc.

- Chi phí xử lí nước thải bằng HTXLNT phi tập trung của công ty được phân tích bằng:

Tổng chi phí (đơn vị: VNĐ/m3

nước thải ) = chi phí khấu hao + chi phí vận hành + phí BVMT + chi phí khác

Trong đó:

+ Từ 2015 trở đi chi phí khấu hao sẽ còn 200 triệu đồng/năm (do Cty bỏ ra 1 tỷ đồng để tái đầu tư vào hệ thống và sẽ trích khấu hao 20% mỗi năm trong vòng 5 năm), chi phí vận hành sẽ có thêm khoản chi phí hóa chất, vi sinh vật 30 triệu đồng và chi phí khác sẽ thêm khoản bảo trì sửa chữa hệ thống 5 triệu đồng/năm.

+ Giả sử chi phí xử lí nước thải sẽ tăng theo chỉ số tăng giá trung bình hằng năm tính chung cho mức tăng giá điện, giá nhân công, giá mua vi sinh vật hóa chất, mua bùn, hút bùn ước tính khoảng 3% mỗi năm.

+ Trong trường hợp đấu nối vào NMXLNTTT Trà Nóc thì chi phí xử lí bằng HTXLNT tại công ty được tính không bao gồm phí BVMT.

+ Để ước tính chi phí xử lí nước thải đến năm 2020, chi phí được tính trên công suất thải thực tế của công ty là 400.000 m3

/ngày đêm. (tương ứng 144.000 m3/năm).

+ Các khoản chi phí cụ thể trong tổng chi phí để xử lí nước thải được so sánh và tính tỷ trọng tương ứng so với tổng chi phí.

Đề tài cũng sử dụng phương pháp so sánh, tính tỷ trọng để xem xét các khoản chi phí tương ứng với các phương án xử lí nước thải đề ra, qua đó chọn được phương án xử lí nước thải với chi phí thấp nhất cho doanh nghiệp.

- Mức phí đóng cho NMXLNTTT Trà Nóc dựa trên giả định về mức phí và lộ trình tăng phí của KCN được trình bày cụ thể ở 4.2 của đề tài.

Từ những kết quả phân tích ở các mục tiêu trên kết hợp với kiến thức đã tiếp thu trong quá trình thực tập để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi phí cho việc xử lí nước thải tại Công ty TNHH XNK Thủy sản Thiên Mã 3 trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XNK THỦY SẢNTHIÊN MÃ 3 VÀ KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC VỚI HAI HỆ THỐNG XLNT PHI TẬP TRUNG, NHÀ MÁY XLNT

TẬP TRUNG

3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XNK THỦY SẢN THIÊN MÃ 3 VÀ HỆ THỐNG XỬ LÍ NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY SẢN THIÊN MÃ 3 VÀ HỆ THỐNG XỬ LÍ NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY

3.1.1 Tổng quan về Cty TNHH XNK thủy sản Thiên Mã 3 3.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 3.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

- Tên doanh nghiệp: Cty TNHH XNK Thủy Sản Thiên Mã 3

- Địa chỉ: Lô 2.11, đường số 09, KCN Trà Nóc 2, Q. Ô Môn, TP Cần Thơ

- Tên giao dịch quốc tế: Thienma Seafood Co.,Ltd - Tên viết tắt: Thimaco

- Điện thoại: 071 03 765064 - Fax: 07103764060

- Email: thienmacobiz@vnn.vn

- Hiện nhà máy hoạt động với công suất khoảng 25.000 tấn nguyên liệu/ năm.

- Công ty TNHH XNK Thủy Sản Thiên Mã 3 với mục tiêu phát triển sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu. Các quy trình quản lý chất lượng theo GMP, SSOP, HACCP, BRC 2008, HALLA,.... đã được áp dụng tại Công ty, được EU công nhận và cấp CODE: DL 499, DL 387 tạo ra khả năng chế biến những sản phẩm với tiêu chuẩn chất lượng cao nhất có được về an toàn vệ sinh thực phẩm, là nguyên tắc chính yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty.

3.1.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý

Cơ cấu tổ chức quản lý công ty tương đối chặt chẻ với các bộ phận quản lý theo quy trình:

Nguồn: Công ty TNHH XNK Thủy sản Thiên Mã 3

Hình3.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty

3.1.1.3 Hoạt động và quy trình sản xuất của công ty

Hoạt động chủ yếu của công ty là chế biến philê cá tra và các sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra để xuất khẩu. Ngoài ra còn nuôi trồng một số trại cá tra ở các tỉnh nhằm phục vụ nhu cầu nguồn nguyên liệu sản xuất của công ty.

Thuyết minh quy trình chế biến philê cá tra, cá basa

Nguyên liệu

Nguyên liệu cung cấp cho nhà máy được vận chuyển bằng các ghe chuyên dùng đảm bảo nguyên liệu phải tươi, sống. Tại khu tiếp nhận, nguyên liệu được cân và đổ vào bồn nước sạch bên trong phân xưởng để rửa nguyên liệu, nước rửa ở nhiệt độ thường. Chỉ thu mua và tiếp nhận các lô nguyên liệu có kết quả kiểm tra đạt các chất kháng sinh cấm sử dụng (CAP, AOZ, MG, LMG, CIPROFLOXACINE, ENPROFLOXACINE, FLUMEQUINO).

Cá sau khi rửa, được chuyển đến công đoạn cắt tiết và ngâm rửa lại cho sạch máu.

Philê

Cá được băng tải tự động cuốn lên phân phối vào các băng tải philê. Công nhân đứng dọc theo băng tải philê dùng dao chuyên dùng để cắt philê cá. Sử dụng dao chuyên dùng để philê cá: Tách thịt hai bên thân cá, bỏ đầu, bỏ nội tạng, dưới vòi nước chảy liên tục, thao tác phải đúng kỷ thuật và tránh vỡ nội tạng, không để sót thịt trong xương. Miếng philê phải nhẵn, phẳng, không sót xương, phạm thịt. PHÒNG KINH DOANH GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC KINH DOANH P. GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH P. GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT P. GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰC PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH BỘ PHẬN SẢN XUẤT

Cá sau khi philê xong được cho vào rổ để trên bàn, phần đầu cá, ruột cá, xương cá và đuôi cá và các phụ phẩm khác được băng tải gom thu tự động và chuyển vào kho chứa phụ phẩm.

Rửa, lạng da

Cá philê được rửa qua nước sạch, nhiệt độ thường, nước rửa chỉ sử dụng một lần. Mỗi lần rửa không quá 50 kg. Rửa sạch máu và các tạp chất trên bề mặt miếng cá philê. Rửa để loại bỏ hết phần vụn làm cho miếng philê trắng hơn đồng thời giảm bớt vi sinh vật trên bề mặt miếng cá.

Miếng philê sau khi rửa sạch máu chuyển sang lạng da. Dùng máy hoặc dao bén lạng hết da trên miếng philê. Không sót da trên miếng philê, không phạm thịt hoặc rách thịt. Da được chuyển đến kho chứa phụ phẩm. Sau đó cân và chuyển cho bộ phận chỉnh hình.

Định hình

Miếng philê sau khi lạng da được chuyển sang công đoạn chỉnh hình nhằm loại bỏ thịt đỏ, mỡ trên miếng philê. Miếng philê sau khi chỉnh hình phải sạch phần thịt đỏ, mỡ, không rách thịt, không sót xương, bề mặt miếng philê phải láng, miếng philê trắng đẹp đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Miếng phi lê sau khi chỉnh hình xong được nhúng rửa qua nước sạch, nhiệt độ nước =< 50

C. Rửa để loại bỏ hết phần vụn làm cho miếng phi lê trắng hơn đồng thời giảm bớt lượng vi sinh vật trên bề mặt miếng cá.

Phân màu

Sau khi định hình miếng phi lê được phân màu. Phân màu để chọn miếng cá trắng tự nhiên không màu là đặc trưng của sản phẩm đông lạnh. Sau công đoạn phân màu đưa đến phân cỡ miếng philê.

Phân cỡ

Miếng phi lê sau khi rửa được phân cỡ, loại và cân tùy theo yêu cầu khách hàng mà có trọng lượng cân khác nhau, cho phép sai số =< 2%. Cỡ cá thường được tính theo số gram/ miếng.

Để đảm bảo độ chính xác khi phân loại càn bố trí những công nhân có tay nghề cao để phân loại. Cá được phân loại theo các tiêu chuẩn sau:

Loại I: cá có màu trắng hoặc màu trắng hồng. Không có đốm đỏ trên lưng miếng philê.

Loại II: cá có màu hồng hoặc màu vàng nhạt. Không có đốm đỏ trên lưng miếng philê.

- Thao tác phân cỡ, loại phải nhanh để đảm bảo nhiệt độ miếng cá đạt tăng hơn 150

C.

Cấp đông

Sau khi phân cỡ, miếng cá philê sẽ được cho vào túi PE và chuyển đến tủ đông và được cấp đông bằng dây chuyền phẳng. Thời gian cấp đông khoảng 30 – 45 phút tùy theo kích cỡ của miếng cá, nhiệt độ trung tâm sản phẩm phải đạt -18 0

C.

Sau khi cấp đông sản phẩm được mạ băng nhiệt độ nước mạ băng -1 đến 40C, sau đó được tái đông.

Cân định lượng

Cân để xác dịnh sản lượng chế biến, cân mỗi rổ 10 kg và được đựng trong túi PE.

Đóng gói

Cá sau khi cân theo trọng lượng tùy theo yêu cầu khách hàng được bao gói PE ngay. Trọng lượng sản phẩm được bao gói trong thùng carton với 2 hoặc 5 hoặc 10 túi PE cùng cỡ loại cho vào thùng carton, thường xuyên kiểm tra số lượng PE cho vào thùng carton, đai hẹp hai ngang hai dọc. Bao gói đúng cỡ, loại, đúng quy cách theo từng khách hàng. Thông tin trên bao bì phải theo quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam hoặc theo quy định khách hàng. Thời gian bao gói không quá 30 phút/ tủ đông.

Nhập kho trữ đông

Sau khi bao gói, sản phẩm cuối cùng sẽ được chuyển đến kho lạnh và sắp xếp theo thứ tự, bảo quản ở nhiệt độ -200

C -+ 20C.

Xuất kho thành phẩm

Thành phẩm sau khi đạt yêu cầu chờ xuất kho cung cấp cho khách hàng.

Nguồn Công ty TNHH XNK Thủy sản Thiên Mã 3, 2013

Hình 3.2 : sơ đồ quá trình chế biến philê cá tra, cá basa

Nước thải, máu cá, phụ phẩm cá, đầu cá, đuôi cá,… Xuất kho thành phẩm Xếp khuôn Cấp đông,mạ băng Thành phẩm Cân định lượng Đóng gói Nhập kho trữ đông -200C Rác thải Năng lượng Nước thải, chất thải Nước thải Điện Điện Nước Phân cở Philê Rửa, Lạng Định hình Phân màu

Nước thải rửa cá, da vụn Điện

Nước

Điện Plastic

Nguyên liệu Nước rửa nguyên liêu

Phụ phẩm là phần thịt đỏ, xương, mỡ cá Vận chuyển tươi, sống bằng ghe, xe đến nhà máy Nước thải Nước thải Nước thải

Qua sơ đồ quá trình chế biến philê cá tra, cá basa cho thấy rỏ hầu hết các công đoạn chế biến đều thải ra nước thải cho đến khi thành phẩm. Vì vậy đặc điểm của ngành chế biến thủy sản là sử dụng và thải ra một lượng nước thải rất lớn, trung bình để sản xuất 1 tấn nguyên liệu cần phải tiêu thụ 5 – 7 m3

nước.

Ngoài chế biến cá xuất khẩu công ty còn nuôi một số trại cá tra ở một số địa phương để cung cấp 40 – 45 % nguồn nguyên liệu phục vụ cho việc chế biến xuất khẩu. Hiện công ty đang sở hửu 6 trại cá tra với tổng diện tích 211,7 ha, các trại được thả nuôi quanh năm theo phương thức cuốn chiếu. Năm 2012 công ty thu hoạch được 8.000 tấn cá tra đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của công ty. Sau đây diện tích trại cá cụ thể ở các địa phương:

Bảng 3.1: Diện tích các trại nuôi cá tra của công ty TNHH XNK Thủy Sản Thiên Mã 3 tại các địa phương hiện nay

STT Địa điểm Diện tích

(ha)

1 Ấp Vĩnh Thành – xã Vĩnh Chinh – H. Vĩnh Thạnh

– TP Cần Thơ 70,7

2 Ấp Vĩnh Long - xã Vĩnh Chinh – H. Vĩnh Thạnh

– TP Cần Thơ 60,0

3 Xã Cây Dương – H. Phụng Hiệp – T. Hậu Giang 45,0 4 Xã Châu Thành – H. Châu Thành – T. Hậu Giang 28,0 5 Ấp Thế Nhỉ - xã Phước Long – Q. Ô Môn

– TP. Cần Thơ 7,0

6 Ấp Quy Thạnh – xã Trung Kiên – H. Thốt Nốt

– Tp . Cần Thơ 1,0

7 Tổng 211,7

Nguồn: phòng kỹ thuật

3.1.2Tổng quan về hệ thống XLNT phi tập trung tại công ty TNHH XNK thủy sản Thiên Mã 3 XNK thủy sản Thiên Mã 3

3.1.2.1 Thực trạng ô nhiễm nước thải tại công ty

Nguồn phát sinh nước thải trong quá trình hoạt động của nhà máy bao gồm: nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất.

Nước mưa chảy tràn ở nhà máy được phân làm hai loại là nước mưa không bị nhiễm bẩn và nước mưa bị nhiễm bẩn. Nước mưa không bị nhiễm bẩn thường được thu gom từ mái nhà của các khu vực văn phòng, nhà xưởng, sân bãi, hệ thống đường giao thông nội bộ được trải nhựa hoặc lót bêtông nên được xem là nước thải sạch. Loại nước này được thu gom qua hệ thống riêng, sau đó thoát ra nguồn tiếp nhận. Nước mưa bị nhiễm bẩn là nước mưa thường

vực đặt bồn chứa nhiên liệu, khu vực vệ sinh phương tiện, máy móc thiết bị. Nước mưa chảy qua các khu vực này thường chứa hàm lượng dầu mỡ lớn, do đó phải được tách dầu trước khi thoát ra môi trường bên ngoài.

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày như: ăn uống, tắm giặt, vệ sinh… Nó có thể gây ô nhiễm bởi các chất hữu cơ dạng lơ lửng và hòa tan có chứa các vi khuẩn gây bệnh ( E.coli, Coliform), thành phần hữu cơ cao ( BOD5, COD), dầu mỡ thực vật, thành phần dinh dưỡng. Mỗi ngày có khoảng 30 m3 nước thải sinh hoạt được công ty xử lí riêng bằng 2 bể tự hoại, nên lượng nước thải sinh hoạt không được đưa vào hệ thống xử lí nước thải của công ty.

Nước thải sản xuất bao gồm nước thải trong quá trình sản xuất và chế biến thủy sản, chủ yếu tập trung từ khâu rửa nguyên liệu và các công đoạn chế biến hải sản. Thành phần ô nhiễm trong nước thải chủ yếu là các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy, chất rắn lơ lửng, chất rắn hòa tan, dầu mỡ động thực vật, vi sinh và clo dùng để khử trùng. Nước sử dụng cho mục đích chế biến của nhà máy vào khoảng 500 m3/ngày. Nồng độ của các chất ô nhiễm có trong nước thải được thể hiện trong bảng 3.2 sau:

Bảng 3.2: Kết quả phân tích nước thải sản xuất của công ty TNHH XNK Thủy Sản Thiên Mã 3 trước khi xử lí, năm 2012

ST T CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ KẾT QUẢ ĐO LƯỜNG QCVN 11:2008/BT NMT (A) CHÊNH LỆCH (Lần) 1 pH 7,33 6- 9 - 2 BOD5 Mg/l 855 30 28,5 3 COD Mg/l 1.600 50 32 4 TSS Mg/l 380 50 7,6 5 Tổng Nitơ Mg/l 100,87 30 3,36 6 Tổng lượng Photpho Mg/l 24,7 4a - 7 Tổng Coliform MPN/100 ml - 3000 - 8 Amoni Mg/l 3,72 10 (- 2,69)

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả chi phí của việc xử lí nước thải bằng hệ thống xlnt phi tập trung và việc đóng phí cho nhà máy xlnt tập trung trà nóc tại công ty tnhh xnk thủy sản thiên mã 3 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)