Phân tích chi phí hệ thống xử lí nước thải phi tập trung tại công ty trước

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả chi phí của việc xử lí nước thải bằng hệ thống xlnt phi tập trung và việc đóng phí cho nhà máy xlnt tập trung trà nóc tại công ty tnhh xnk thủy sản thiên mã 3 (Trang 55)

ty trước khi nhà máy xử lí nước thải tập trung Trà Nóc đi vào hoạt động

Các chi phí tiêu hao cho HTXLNT của công ty hiện nay bao gồm: chi phí khấu hao, chi phí vận hành, phí bảo vệ môi trường (BVMT) và chi phí khác.

a) Chi phí đầu tư ban đầu

Chi phí đầu tư ban đầu là khoản chi phí lớn nhất trong toàn bộ chi phí của hệ thống. HTXLNT của công ty được thầu trọn gói với tổng chi phí 10,19 tỷ đồng và được bàn giao khi đã tiến hành vận hành thử. Chi phí trên bao gồm tất cả các khoản chi phí xây dựng, lắp đặt cơ bản (190 triệu đồng), chi phí mua trang thiết bị máy móc cho hệ thống và cả chi phí mua vi sinh vật, bùn hoạt tính và hoạt chất ban đầu (10 tỷ đồng).

Bảng 4.1: Chi phí đầu tư ban đầu và khấu hao của hệ thống xử lí nước thải tại công ty TNHH XNK thủy sản Thiên Mã 3

Chỉ tiêu Số tiền (tỷ đồng) Tỉ trọng

(%)

Chi phí xây dựng, lắp đặt 0,19 1,86 Thiết bị máy móc, chi phí vi sinh vật,

bùn, hóa chất ban đầu

10 98,14

Tổng chi phí 10,19 100

Chi phí khấu hao (trong 5 năm) 2.038 x Khấu hao/1m3

nước thải 14.153 x

Khấu hao/1m3

nước thải năm 2012 (đồng/m3

)

15.922 x

Nguồn: phòng kỹ thuật

b) Chi phí vận hành

Chi phí vận hành là chi phí phát sinh khi hệ thống bắt đầu đi vào hoạt động. Chi phí vận hành HTXLNT của công ty hiện nay chỉ bao gồm chi phí điện, chi phí nhân công, không có chi phí hóa chất, vi sinh vật vì trong quá trình vận hành hệ thống không có sử dụng thêm trừ lượng hóa chất ban đầu do công ty thầu xây dựng chạy thử nghiệm.

Điện là một nhân tố không thể thiếu trong việc vận hành HTXLNT. Vì sau khi áp dụng phương pháp xử lý hiếu khí bằng bùn hoạt tính thì HTXLNT cần phải có một số thiết bị không thể thiếu, mà các thiết bị này đa phần điều cần phải sử dụng điện năng để vận hành. Hiện các thiết bị trong HTXLNT của công ty đều có 2 cái, tuy nhiên chúng chỉ hoạt động luân phiên chứ không hoạt động cùng lúc, vì vậy chi phí điện được tính trên công suất hoạt động của 1 thiết bị trong ngày. Trong đó, có 2 thiết bị là máy bơm hóa chất và máy khuấy trộn hóa chất hiện công ty không có hoạt động. Vì vậy, việc vận hành hệ thống đã tốn một chi phí điện năng khá lớn cho toàn bộ hệ thống. Sau đây bảng 4.2 sẽ trình bày chi phí tiêu tốn điện năng của trang thiết bị trong một ngày (24h).

Bảng 4.2: Chi phí tiêu thụ điện năng của hệ thống xử lí nước thải tại công ty TNHH XNK Thủy Sản Thiên Mã 3 trong một ngày

Tên thiết bị Số lượng Công suất (kW) Giờ hoạt động/ngày Điện năng tiêu thụ (kW) Thành tiền (1.540 đồng/kW) Bơm chuyền 02 7,50 24 180,0 277.200 Bơm nước thải 02 7,50 24 180,0 277.200 Máy thổi khí 02 37,00 24 888,0 1.367.520 Bơm hồi lưu bùn 02 7,50 24 180,0 277.200 Máy nén khí 02 2,20 24 52,8 81.312 Cần gạt bùn 02 1,50 24 36,0 55.440 Bơm hóa chất 02 0,19 0 0,0 0 Khuấy trộn hóa chất 02 0,19 0 0,0 0

Tổng điện năng tiêu thụ/ngày 1.516,8 2.335.872 Điện năng tiêu thụ/năm (360 ngày) 546.048,0 840.913.920 Điện năng tiêu thụ/1m3

nước thải 3.793,0 5.840

Nguồn: Phòng kỹ thuật

Trong một ngày hệ thống tiêu thụ 1.516,8 kW. Với đơn giá điện trung bình dành cho sản xuất đã có thuế là 1.540 đồng /kW.

Chi phí điện hoạt động HTXLNT của công ty để xử lí 1m3

nước thải năm 2012 là 6.570 đồng. Nhìn chung chi phí điện năng để vận hành HTXLNT của công ty tương đối cao so với một số HTXLNT có cùng công suất xử lí ở một số công ty thủy sản tại ĐBSCL. Nguyên nhân là do lưu lượng nước thải sản xuất của công ty chỉ khoảng 400 m3

/ngày đêm, trong khi lại vận hành hệ thống hết công suất 1.200 m3/ngày đêm để xử lí. Vì thế để giảm bớt chi phí xử lí nước thải nói chung và chi phí điện năng nói riêng công ty có thể giảm thời gian hoạt động của HTXLNT, tắt bớt một số thiết bị không cần thiết trong những giờ có lượng nước thải thấp trong ngày như các máy bơm, cần gạt bùn chẳng hạn.

Chi phí nhân công

Hệ thống xử lý nước thải được điều khiển bởi 2 nhân viên kỹ thuật làm việc theo ca, với mức lương mỗi ca là 2.800.000 đồng/tháng. Vì vậy, mỗi tháng công ty tốn 5.600.000 đồng cho nhân viên để quản lý hệ thống.

Như vậy mỗi năm công ty tốn 67.200.000 đồng. Vậy để xử lí 1m3

nước thải sẽ tiêu tốn 466,67 đồng chi cho nhân công quản lý hệ thống nước thải.

Trong năm 2012 công ty đã chi 525 đồng để xử lí 1m3

nước thải. Đây là khoản chi phí khó có thể giảm được nữa thậm chí còn tăng lên mỗi năm theo chỉ số tăng giá và thâm niên. Tuy nhiên nếu công ty quản lý tốt và tận dụng được nguồn nhân lực từ tổ cơ điện thì vẫn có thể giảm được một khoản chi phí chi cho nhân công vận hành HTXLNT .

Tổng chi phí vận hành

Kết hợp các chí phí điện, chi phí nhân công ta có được tổng chi phí vận hành của HTXLNT qua bảng sau:

Bảng 4.3: Tổng chi phí vận hành của hệ thống xử lí nước thải tại Cty TNHH XNK Thủy Sản Thiên Mã 3

Chỉ tiêu

(tính trên 1m3 nước thải) Số tiền Tỷ lệ (%) Chi phí quân bình tính trên công suất thải 400 m3

/ngày đêm

Chi phí điện năng 5.840 92,60

Chi phí nhân công 467 7,40

Tổng chi phí vận hành 6.307 100,00

Năm 2012

Chi phí tiêu thụ điện 6.570 92,60

Chi phí nhân công 525 7,40

Tổng chi phí vận hành 7.095 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ bảng mục 4.1.2.b

Qua bảng tổng hợp trên cho thấy với công suất thải thực tế 400m3

/ngày đêm thì trung bình chi phí vận hành để xử lí 1 m3

nước thải của hệ thống xử lý là 6.307 đồng. Trong đó, chi phí tiêu thụ điện năng chiếm phần lớn trong toàn bộ chi phí vận hành hệ thống (5.840 đồng/1 m3

nước thải), chiếm đến 92,6 % toàn bộ chi phí vận hành. Như đã nói, tính đến hiện nay trong quá trình vận hành công ty không tốn chi phí hóa chất. Còn chi phí nhân công trung bình khoảng 467 đồng trên 1 m3

nước thải, chỉ chiếm khoảng 7,4 % trong toàn bộ cho phí vận hành hệ thống. Vì vậy đáng quan tâm nhất hiện nay là làm sao để

tiết kiệm điện năng, tránh lãng phí vì vận hành xử lí quá công suất thải thực tế của công ty.

Với lượng nước thải 128.000 m3

năm 2012, chi phí vận hành hệ thống để xử lí 1m3

nước thải lên đến 7.095 đồng để vận hành HTXLNT công ty phải tốn 908.160 nghìn đồng (7.095 đồng/1m3

nước thải).

b) Các chi phí khác

Do thiết bị công nghệ của hệ thống xử lí nước thải của công ty được thiết kế và bảo hành sử dụng trong 5 năm nên cho đến nay không có khoản chi phí bảo trì, sửa chữa. Nên chi phí khác chỉ có khoản chi phí hút bùn. Lượng bùn mà HTXLNT sản xuất ra khoảng 6,67 m3 bùn và cứ cách 6 tháng, công ty đều thuê Công ty môi trường đến thu bùn thải khoảng 24 m3/ 6 tháng (không thu hết lượng bùn thải ra) với giá thành khoảng 83.33 đồng/ m3

.

Vậy chi phí cho việc hút bùn thải trong một năm của hệ thống là: 24 x 2 x 83.33 = 3.999.984 đồng/ năm

Chi phí cho 1 m3 nước thải là: 3.999.984 : 144.000 = 27,78 đồng/ m3. Năm 2012 chi phí cho việc hút bùn của hệ thống là 31,25 đồng/ m3

, do trong năm qua công ty chỉ sản xuất 319 ngày nên chỉ thải 128.000 m3

nước thải trong năm.

c) Phí bảo vệ môi trường

Việc công ty đầu tư xây dựng HTXLNT với công suất lớn hơn nhiều so với tình hình sản xuất của công ty, đồng thời sử dụng công nghệ mới nhất, tiên tiến vào hệ thống. Nên đi cùng với chất lượng nước thải đầu ra rất tốt là giảm được một khoản phí bảo vệ môi trường. Phí BVMT phụ thuộc vào hàm lượng COD, TSS và hàm lượng một số chất nguy hiểm khác. Sau đây là bảng 4.4 tổng hợp các kết quả phân tích nước thải đầu ra của HTXLNT tại công ty từ 2010 đến 2012.

Bảng 4.4: Chỉ tiêu hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải đầu ra của HTXLNT tại công ty từ năm 2010 đến 2012

stt Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Mức thu (đồng/kg) Quý 1,2 Quý 3,4 Quý 1,2 Quý 3,4 Quý 1,2 Quý 3,4 1 COD 9,0 10,2 8 70 8 12 300 2 TSS 10,5 7,6 3,5 21,0 17,5 34,5 400 3 Pb 0,0 0,0 0,0 0,0059 0,0 0,0 500.000 4 As Không phát hiện 1.000.000 5 Cd Không phát hiện 1.000.000 6 Hg Không phát hiện 20.000.000 Nguồn: Phòng kỹ thuật

Riêng 6 tháng đầu năm 2013 qua kết quả phân tích nước thải đầu ra của công ty cho thấy nồng độ COD 11,4 mg/l và nồng độ các chất lơ lửng 6,4 mg/l. Tuy nhiên kết quả báo cáo về nồng độ trên cùng tờ khai nộp phí BVMT chưa được chi cục BVMT thành phố xác minh nên đến tháng 12/2013 công ty mới nộp lại tờ khai phí BVMT cho cả 4 quý năm 2013, đồng thời phải đóng phí với mức phí mới được quy định tại khoản a điều 5 Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 05 năm 2013 của Chính Phủ về phí BVMT đối với nước thải.

Phí BVMT mà công ty phải đóng cho cục BVMT thành phố Cần Thơ được tính dựa trên hàm lượng các chất ô nhiễm trên bảng 4.4 ta có tình hình nộp phí BVMT của công ty trong từ năm 2010 đến 2012 như sau:

Bảng 4.5: Tình hình nộp phí BVMT của công ty TNHH XNK Thủy Sản Thiên Mã 3 từ năm 2010 – 2012 STT Năm Số phí (VNĐ) 1 Năm 2010 1.872.000 2 Năm 2011 5.205.600 3 Năm 2012 3.859.200 Nguồn: Phòng kỹ thuật

Như bảng trên có thể thấy từ năm 2010 đến năm 2012, phí BVMT mà công ty phải đóng tuy có sự tăng giảm nhưng nhìn chung vẫn còn nằm ở mức thấp. Từ năm 2010 đến năm 2011, số tiền mà công ty phải đóng cho Chi cục bảo vệ môi trường thành phố Cần Thơ tăng hơn 3,33 triệu, tương đương tăng 178,08 % so với 2010. Nguyên nhân là do 6 tháng cuối năm 2011 công ty phải nộp phí BVMT lên đến 4.658.400 đồng mà nguyên nhân chủ yếu là trong thời gian này do vấn đề tài chính cũng như nhân công mà nhà xưởng sản xuất phải tạm ngưng sản xuất hơn 1 tuần. Chính vì vậy đã làm giảm hiệu quả xử lí của HTXLNT của công ty xuống đáng kể, các vi sinh đa số bị chết, lưới song chắn bị đóng cứng,…làm cho hàm lượng COD (70mg/l), TSS (21 mg/l) đột ngột tăng cao, đồng thời do hệ thống xử lí không tốt nên không xử lí được hết hàm lượng chì có trong nước sản xuất (nước được bơm từ giếng) và qua thu mẫu phân tích nước thải của công ty lúc này đã phát hiện hàm lượng chì 0,0059 mg/l .

Phí BVMT trong năm 2012 là 3.859.200 đồng, giảm nhiều so với năm 2011 (giảm 1.340.200 đồng), do tìm hiểu phát hiện và khắc phục các sự cố trên, lưới song chắn được thay mới, vi sinh vật được bổ sung,…làm tăng hiệu quả xử lí của hệ thống xử lí nước thải. Phí BVMT trên 1 m3

nước thải mà công ty phải trả năm 2012 là = 3.859.200/ 128.000 = 30,15 đồng/ m3

.

Theo nồng độ ô nhiễm được tổng hợp trong bảng 4.3 thì nhìn chung 6 tháng đầu năm 2013 phí BVMT cũng tương đối giảm nhiều so với 3 năm qua.

d) Tổng chi phí

Như đã nói trong chương 2, tổng chi phí mà hệ thống xử lý nước thải của công ty phải chi trả bao gồm chi phí khấu hao, chi phí vận hành, chi phí khác và phí BVMT. Vì để thuận lợi cho việc so sánh các khoản chi phí với nhau, nên tổng chi phí của hệ thống xử lý nước thải của công ty được quy về 1 m3

nước thải. Sau đây là bảng tổng hợp toàn bộ chi phí mà hệ thống phải chịu trên 1 m3 nước thải

Bảng 4.6: Tổng chi phí xử lí của HTXLNT trên 1 m3

nước thải tại công ty TNHH XNK thủy sản Thiên Mã 3 năm 2012.

TT Tổng chi phí Chi phí/1m 3 nước thải (đồng) Tỷ lệ (%)

1 Chi phí khấu hao 15.922 68,99

2 Chi phí vận hành 7.095,00 30,74

3 Chi phí khác 31,25 0,14

4 Phí BVMT 30,15 0,13

TỔNG 23.078,40 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ các mục 4.1.2.a, 4.1.2.b, 4.1.2.c, 4.1.2.d

Như phân tích trên thì chi phí vận hành là khoản chi phí quan trọng và chiếm phần lớn tổng chi phí của hệ thống xử lí nước thải của công ty với chi phí 7.095 đồng/m3. Tuy nhiên do HTXLNT của công ty được thầu xây dựng đến 10,19 tỷ đồng nhưng công ty chỉ khấu hao trong vòng 5 năm nên chi phí khấu hao hằng năm lên đến 2,038 tỷ đồng, vì vậy trong tổng chi phí để xử lí 1m3 nước thải thì đã có 15.922 đồng để khấu hao cho HTXLNT. Trong khi các khoản chi phí khác và phí BVMT trên 1m3 nước thải đều chỉ chiếm một phần rất ít so với tổng chi phí vận hành hệ thống.

Như vậy trước khi có NMXLNTTT để xử lí 1m3 nước thải sản xuất công ty phải chi trung bình khoảng 20.518 đồng. Với tình hình sản xuất và lưu

lượng nước thải 128.000 m3

công ty phải chi cho việc xử lí nước thải đến 23.078 đồng/1m3.

Tóm lại HTXLNT của công ty tuy xử lí đạt hiệu quả về mặc chất lượng nước thải đầu ra, nhưng chi phí xử lí còn khá cao so với HTXLNT của một số công ty chế biến thủy sản khác tại ĐBSCL. Nguyên nhân là do ban đầu công ty đầu tư xây dựng HTXLNT là để xử lí nước thải chung của cả 2 nhà máy với công suất xử lí 1.200 m3/ngày đêm, bao gồm nước thải từ nhà máy chế biến thủy sản và nhà máy chế biến phụ phẩm thủy sản của công ty. Tuy nhiên đến nay HTXLNT được vận hành chỉ phải xử lí nước thải từ chế biến thủy sản với công suất thải 400 m3/ngày đêm. Vì vậy chi phí để xử lí 1m3

nước thải của công ty hiện nay khoảng 20.512 đồng trong đó 1m3

nước thải đã phải chịu 14.153 đồng để khấu hao cho chi phí đầu tư ban đầu của hệ thống. Đồng thời chi phí điện chi cho HTXLNT cũng chiếm phần quan trọng (5.840 đồng/m3

). Vì vậy để giảm chi phí xử lí nước thải công ty cần điều chỉnh lại công suất xử lí phù hợp với công suất thải thực tế của công ty như vậy sẽ làm giảm được một khoản chi phí cho việc xử lí nước thải.

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả chi phí của việc xử lí nước thải bằng hệ thống xlnt phi tập trung và việc đóng phí cho nhà máy xlnt tập trung trà nóc tại công ty tnhh xnk thủy sản thiên mã 3 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)