3.2.3.1 Giới thiệu sơ lược về dự án
Hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 200 khu công nghiệp (KCN) được cấp phép nhưng không có hệ thống xử lý nước thải bền vững. Để giải quyết thách thức này, dự án xây dựng hệ thống thoát nước toàn cho KCN đang được thực hiện tại KCN Trà Nóc, TP Cần Thơ thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là dự án hợp tác nghiên cứu Việt – Đức sẽ phát triển một chiến lược quản lý nước thải tổng hợp cho KCN (AKIZ) nhằm đảm bảo hiệu quả và vận hành bền vững toàn bộ hệ thống nước thải bao gồm tất cả các thành phần trong đó, kết hợp các giải pháp xử lý nước thải tập trung và phân tán, sau đó đưa ra cơ chế tính toán biểu phí nước thải hợp lý.
Dự án xây dựng hệ thống thoát nước thải cho KCN Trà Nóc, bao gồm: hệ thống thu gom toàn bộ lượng nước thải phát sinh của KCN và xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung (NMXLNTTT) cho KCN, với công suất 12.000 m3/ngđ. NMXLNTTT được đặt tại phía Tây Nam KCN Trà Nóc 2, diện tích 2 ha, với tổng số vốn đầu tư hơn 213 tỷ đồng. Vị trí tiếp giáp của NMXLNTTT được mô tả như sau:
- Phía Đông giáp đường số 7 – KCN Trà Nóc 2, phía bên kia đường số 7 là lô đất trống của KCN Trà Nóc 2.
- Phía Tây giáp với khu đất thỏa thuận dự kiến xây dựng 1.000 căn hộ cho công nhân.
- Phía Nam giáp rạch Sang Trắng, phía bên kia rạch Sang Trắng là cây cối và các hộ dân sinh sống rải rác.
- Phía Bắc giáp với khu đất dự kiến xây dựng khu tái định cư tại chỗ 10 ha, cách ranh giới NMXLNTTT 100 m.
Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Xây dựng hệ thống thoát nước thải khu công nghiệp Trà Nóc, công suất 12.000 m3/ngày đêm”,2010
Hình 3.7: Bản đồ thể hiện vị trí KCN Trà Nóc và vị trí xây dựng NMXLNTTT
Dự án “Xây dựng hệ thống thoát nước thải KCN Trà Nóc, công suất 12.000 m3/ngày đêm” được chia làm 6 giai đoạn và đã được bắt đầu thực hiện vào đầu tháng 4/2012. Hiện nay dự án đang trong giai đoạn thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị cho giai đoạn 2 trong 9 tháng, bao gồm: xây dựng module NMXLNT giai đoạn 2 từ 10/2013 đến tháng 07/2014. Theo tiến độ dự án sẽ được đưa vào hoạt động chính thức năm 2015. Dự án được chia thành hai hạng mục công trình xây dựng chính bao gồm:
Xây dựng mạng lưới thoát nước thải cho toàn KCN: bao gồm xây dựng hệ thống thu gom nước thải và 2 trạm bơm có nhiệm vụ tiếp nhận và bơm toàn bộ nước thải ở KCN Trà Nóc, với công suất 6.238 m3
/ngđ, gồm 2 bơm làm việc, 1 bơm dự phòng.
Xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung (NMXLNTTT) cho toàn KCN Trà Nóc:
Tổng lưu lượng nước thải phát sinh từ KCN Trà Nóc là 11.847 m3
/ngày đêm. Do đó, dự án lựa chọn công suất thiết kế cho NMXLNTTT là 12.000 m3/ngày đêm, với diện tích 2 ha trên phần đất trống thuộc KCN Trà Nóc 2 về phía Tây Nam.
Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải cho phép xả vào hệ thống thoát nước thải KCN Trà Nóc sẽ căn cứ vào quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT trước khi dẫn về NMXLNTTT. Tuy nhiên, tùy theo các trường hợp thực tế, một số doanh nghiệp có lưu lượng nước thải thấp, hoặc nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt, vệ sinh sàn nhà, làm mát thiết bị,…
Công ty TNHH MTV Xây dựng Hạ tầng KCN Cần Thơ sẽ có biên bản thỏa thuận riêng với các doanh nghiệp để tiếp nhận và xử lý phù hợp.
Nước thải sau khi được xử lý tại NMXLNTTT của KCN đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột A sẽ được xả ra tại 1 điểm tiếp nhận duy nhất là rạch Sang Trắng (phía Nam NMXLNTTT).
3.2.3.2 Công nghệ xử lí
Với các lưu lượng thải 11.847 m3/ngày đêm của KCN và đặc tính nước thải của các ngành nghề sản xuất tiêu biểu của KCN, dự án đã chọn dây chuyền công nghệ xử lí như sau:
Nguồn: Báo cáo tóm tắt đánh giá tác động môi trường Dự án “Xây dựng hệ thống thoát nước thải khu công nghiệp Trà Nóc, công suất 12.000 m3
/ngày đêm”
3.2.3.3 Tải lượng chất ô nhiễm có trong nước thải trước và sau khi được thu gom và xử lý tại nhà máy xử lí nước thải tập trung Trà Nóc
Qua các kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại rạch Sang Trắng cho thấy nguồn nước đã bị ô nhiễm chất hữu cơ. Nguyên nhân có thể do rạch Sang Trắng là nguồn tiếp nhận nước thải từ các nhà máy trong KCN Trà Nóc. Ngoài ra, nước thải sinh hoạt các hộ dân xung quanh sống dọc theo rạch Sang Trắng cũng là nguồn thải góp phần làm gia tăng ô nhiễm đến nguồn nước. Khi nhà máy XLNTTT đi vào hoạt động, nước thải của KCN được xử lý đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột A trước khi thải vào nguồn tiếp nhận là rạch Sang Trắng. Cho nên tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải của KCN thải vào rạch Sang Trắng sẽ giảm đi rất nhiều so với tình trạng hiện nay. Tải lượng chất ô nhiễm có trong nước thải trước và sau khi được thu gom xử lý tại NMXLNTTT được trình bày cụ thể trong bảng sau:
Bảng 3.5: Tải lượng chất ô nhiễm có trong nước thải trước và sau khi được thu gom xử lý tại NMXLNTTT
Nguồn: ETM, 2010.
Ghi chú:
- Qt(m3/ngđ): Lưu lượng thải
- Ctxl(mg/l): Nồng độ nước thải chưa qua xử lý tại NMXLNTTT - Csxl(mg/l): Nồng độ nước thải đã qua xử lý tại NMXLNTTT đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A
- L1(kg/ngày): Tải lượng trước xử lý tại NMXLNTTT - L2 (kg/ngày): Tải lượng sau xử lý tại NMXLNTTT
- L3 (%) = (L1 –L2)/L1*100 : Phần trăm tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải giảm sau khi được xử lý tại NMXLNTTT.
CHƯƠNG 4
SO SÁNH HIỆU QUẢ CHI PHÍ CỦA VIỆC XỬ LÍ NƯỚC THẢI BẰNG HỆ THỐNG XỬ LÍ NƯỚC THẢI PHI TẬP TRUNG VÀ VIỆC ĐÓNG PHÍ CHO NHÀ MÁY XỬ LÍ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG TRÀ NÓC TẠI CÔNG TY TNHH XNK THỦY SẢN
THIÊN MÃ 3