Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả chi phí của việc xử lí nước thải bằng hệ thống xlnt phi tập trung và việc đóng phí cho nhà máy xlnt tập trung trà nóc tại công ty tnhh xnk thủy sản thiên mã 3 (Trang 45)

Năm 1995, KCN Trà Nóc 1 được thành lập, với diện tích 135 hecta, nằm tại phường Trà Nóc - quận Bình Thủy - TP Cần Thơ. Ban quản lý KCN cũng được ra đời để điều hành hoạt động của KCN và KCN Trà Nóc 1 đã có những bước phát triển rất tích cực trong thời gian qua, thu hút một lượng lớn đáng kể các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào hoạt động. Bên cạnh đó, nước ta cũng đã ban hành luật khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài và có chính sách ngoại giao rất tốt với tất cả các nước trên thế giới đã tạo thuận lợi cho tình hình phát triển của KCN. Đến nay, hạ tầng kỹ thuật của KCN đã được xây dựng hoàn chỉnh như: giao thông nội bộ, cấp điện, cấp thoạt nước và bưu chính viễn thông.

Trên đà phát triển của KCN Trà Nóc 1, đến năm 1998 chính phủ lại có quyết định thành lập KCN Trà Nóc 2, nằm liền kề với khu công nghiệp Trà Nóc 1, thuộc xã Phước Thới – quận Ô Môn – Tp Cần Thơ, với diện tích 165 hecta.

KCN Trà Nóc nói chung bao gồm cả KCN Trà Nóc 1 và 2, với tổng diện tích xây dựng 300 ha, nằm ở phía Tây Bắc thành phố Cần Thơ. Hiện tại, KCN Trà Nóc có 129 doanh nghiệp đang hoạt động, 4 doanh nghiệp ngừng hoạt động, 7 kho chứa nguyên, nhiên, vật liệu, 1 doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động, 2 doanh nghiệp đang xây dựng, 6 doanh nghiệp chưa xây dựng và 3 lô đất trống. KCN đã thu hút rất nhiều ngành đầu tư như ngành chế biến thủy sản, chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản, phân bón, cơ khí, xăng dầu, may mặc, kinh doanh vật liệu xây dựng,…

Nước thải phát sinh ở KCN chủ yếu là nước thải sản xuất ngoại trừ nước thải phát sinh từ ngành may mặc và kinh doanh vật liệu xây dựng thì nước thải là nước thải sinh hoạt.

3.2.2Hiện trạng thu gom và xử lí nước thải tại khu công nghiệp Trà Nóc

3.2.2.1 Hiện trạng thu gom nước thải tại khu công nghiệp Trà Nóc

Hiện tại, KCN Trà Nóc 1 và Trà Nóc 2 đều sử dụng mạng lưới thoát nước chung.

Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt từ các nhà máy, các doanh nghiệp và nước mưa chảy trên bề mặt KCN đều được thu vào hệ thống mương và cống dẫn thoát nước mưa đã có sẵn trong KCN.

Mạng lưới thoát nước hiện nay tại KCN Trà Nóc đã tận dụng triệt để độ dốc địa hình để đảm bảo nước chảy về các cửa xả.

Toàn bộ nước thải từ các doanh nghiệp được xả vào hệ thống mương thoát nước mưa của KCN, sau đó thải thẳng ra nguồn tiếp nhận là rạch Cái chôm, rạch Sang Trắng và sông Hậu.

Mạng lưới thoát nước hiện hữu tại KCN Trà Nóc 1 là hệ thống mương hở BTCT đúc sẵn hình chữ nhật, nắp đan đậy cống được bố trí tại những nơi có cửa vào các doanh nghiệp.

Nước thải từ các nhà máy được đấu nối vào mạng lưới thoát nước mưa bằng các ống dẫn trung gian và nước mưa trên bề mặt theo các rãnh dẫn vào các hố ga trên mạng lưới.

Toàn bộ nước thải tại khu Trà Nóc 1 được dẫn về 6 cửa xả (X1, X2, X3, X4, X5, X6), các điểm xả này được bố trí tại các vị trí khác nhau trên Sông Hậu (X1, X2) và rạch Sang Trắng (X3, X4, X5, X6).

Hình 3.4: Cửa xả X5 và X3 KCN Trà Nóc 1 ra rạch Sang Trắng

Mạng lưới thoát nước hiện hữu tại KCN Trà Nóc 2 sử dụng kết hợp hệ thống mương hở và cống tròn BTCT với nắp đan đậy cống được bố trí tại những nơi có cửa vào các doanh nghiệp. Nước thải được dẫn về 8 cửa xả (Y1, Y2, Y3, Y4, Y5, Y6, Y7, Y8) và được bố trí tại các vị trí khác nhau trên rạch Sang Trắng (Y1, Y2, Y6, Y7, Y8), rạch Cái Chôm (Y5) và sông Hậu (Y3, Y4).

Hình 3.6: Cửa xả Y5 KCN Trà Nóc 2 ra rạch Cái Chôm.

3.2.2.2 Hiện trạng xử lí nước thải tại khu công nghiệp Trà Nóc

Hiện tại KCN Trà Nóc vẫn chưa đưa vào hoạt động NMXLNTTT.

Theo thống kê sơ bộ ngày 30/7/2010 của công ty TNHH MTV Xây dựng Hạ Tầng KCN Cần Thơ, toàn KCN Trà Nóc 1 và 2 có khoảng 42/129 doanh nghiệp đã có trạm xử lí nước thải cục bộ. Các doanh nghiệp, nhà máy còn lại do lượng nước thải phát sinh ít, chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước thải vệ sinh sàn nhà với lưu lượng nhỏ nên được qua hầm tự hoại trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

Toàn bộ nước thải từ các doanh nghiệp được xả vào hệ thống mương thoát nước mưa của KCN, sau đó thải thẳng ra nguồn tiếp nhận là rạch Cái chôm, rạch Sang Trắng và sông Hậu.

Tuy nhiên, hiện nay Công ty TNHH MTV Xây dựng Hạ tầng KCN Cần Thơ đã đầu tư xây dựng Dự án “Xây dựng hệ thống thoát nước thải KCN Trà Nóc, với công suất 12.000 m3/ngày đêm”, được đặt ở phía Tây Nam KCN Trà Nóc 2, với tổng diện tích 2 ha và tổng vốn đầu tư hơn 213 tỷ đồng, nhằm mục tiêu:

- Tách riêng hệ thống thu gom nước mưa và nước thải trong KCN. - Thu gom nước thải từ các nhà máy trong KCN về NMHTXLNTTT. - Xử lí triệt để toàn bộ lượng nước thải phát sinh trong KCN.

- Giảm thiểu các tác động đến môi trường cũng như đảm bảo phát triển bền vững trong khu vực.

Đặc điểm nước thải :

Thành phần nước thải hiện hữu của KCN chủ yếu là nước thải từ các ngành nghề đặc trưng trong KCN và có lưu lượng nước thải phát sinh lớn như: ngành chế biến thủy sản, chế biến thức ăn gia súc, chế biến thực phẩm, cơ khí,… Ngoài ra còn có một số ngành như: ngành may mặc, kinh doanh vật liệu

xây dựng, kinh doanh xăng dầu,… phát sinh lượng nước thải thấp, hoặc nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt, vệ sinh sàn nhà, vệ sinh và làm mát máy móc, thiết bị,…

Ngành chế biến thủy sản: Đặc tính đặc trưng của nước thải ngành chế biến thủy sản là sử dụng và thải ra lượng lớn nước thải, vì ở hầu hết các công đoạn khâu xử lý nguyên liệu đến các công đoạn chế biến, rửa sàn, …đều phát sinh nước thải. Thành phần chủ yếu của nước thải này là các hợp chất hữu cơ hòa tan và vi sinh vật gây bệnh. Đây là những chất hữu cơ rất dễ phân hủy và gây thối rửa. sẽ được trình bày cụ thể sau đây:

Bảng 3.3: Đặc tính nước thải của ngành chế biến thủy hải sản

STT Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ 1 pH - 5,5 – 8,9 2 COD mgO2/l 1.200 – 1.500 3 BOD5 mgO2/l 800 – 1.000 4 SS Mg/l 400 – 600 5 Nitơ tổng Mg/l 60 – 100 6 Phospho tổng Mg/l 20 – 40 7 Dầu động thực vật Mg/l 30,8 – 40,5 8 Coliform MPN/100 ml 9.300 – 4,3x103

Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Xây dựng hệ thống thoát nước thải

khu công nghiệp Trà Nóc, công suất 12.000 m3/ngày đêm”,2010

Số liệu phân tích cho thấy nước thải các nhà máy chế biến thủy sản bị nhiễm bẩn chất hữu cơ cao, trong đó thành phần chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (BOD) 800 - 1.000 mg/l, (COD) 1.200 - 1.500 mg/l, thành phần chất rắn lơ lửng (SS) dao động trong khoảng 400 - 600 mg/l.

Ngành chế biến thức ăn gia súc: Hầu hết các công đoạn sản xuất của ngành này đều có sử dụng nước. Lượng nước đượcsử dụng để rửa nguyên liệu thô, chế biến nguyên liệu, nước làm nguội, nước vệ sinhthiết bị,… Nước thải phát sinh từ ngành này chủ yếu chứa các chất vô cơ và hữu cơ dưới dạng hòa tan, keo, lơ lửng, dầu mỡ động thực vật… Đặc tính nước thải của ngành sản xuất thức ăn gia súc được trình bày trong bảng 3.4 sau:

Bảng 3.4: Đặc tính nước thải của ngành sản xuất thức ăn gia súc

STT Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ 1 pH - 6,75 – 7,6 2 SS Mg/l 160 – 200 3 COD mgO2/l 500 - 637 4 BOD5 mgO2/l 170 - 458 5 Phospho Mg/l 1,1 – 5,8

Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Xây dựng hệ thống thoát nước thải

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả chi phí của việc xử lí nước thải bằng hệ thống xlnt phi tập trung và việc đóng phí cho nhà máy xlnt tập trung trà nóc tại công ty tnhh xnk thủy sản thiên mã 3 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)