4.1.2.1 Tình hình nhập khẩu mặt hàng gasoil
Gasoil là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty Petimex, luôn chiếm tỷ trọng cao trong nhập khẩu, đóng góp không nhỏ vào tình hình kinh doanh của công ty, sự tăng giảm sản lượng của mặt hàng này luôn ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động nhập khẩu của công ty. Nguồn hàng nhập khẩu Gasoil từ hai quốc gia là Singapore và Thái Lan, trong đó thị trường Singapore là chủ yếu.
Bảng 4.2: Tình hình nhập khẩu mặt hàng gasoil từ 2010 -6/2013
ĐVT: thùng, 1000 USD
Năm Tiêu chí Đơn vị Giá trị Chênh lệch so
với năm trước
Phần trăm 2010 Sản lượng Thùng 4.115.582 - - Kim ngạch Nghìn USD 373.394 - - 2011 Sản lượng Thùng 3.787.595 (327.987) (7,97) Kim ngạch Nghìn USD 484.045 110.651 29,63 2012 Sản lượng Thùng 3.541.178 (246.417) (6,51) Kim ngạch Nghìn USD 462.703 (21.342) (4,41) 6 tháng 2012 Sản lượng Thùng 1.522.709 - - Kim ngạch Nghìn USD 196.375 - - 6 tháng 2013 Sản lượng Thùng 1.418.494 (104.215) (6,84) Kim ngạch Nghìn USD 178.944 (17.431) (8,88)
Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu
Về sản lượng: Nhập khẩu Gasoil năm 2010 đạt 4.115.582 thùng, đây là năm mà sản lượng nhập khẩu gasoil đạt cao nhất, một phần vì thị trường trong nước đang có nhu cầu cao, cũng như thị trường xuất khẩu mặt hàng gasoil sang thị trường Campuchia cũng tăng. Trong năm 2011, sản lượng nhập khẩu đạt 3.787.595 thùng, giảm 327.987 thùng, tương đương mức giảm 7,97%.
34
Mức giảm này là do trong năm 2011, thị trường gasoil trong nước xuất hiện thêm những nhà cung cấp mới như Nam Viet oil cũng như các nhà cung cấp đã có mặt từ lâu trên thị trường nhưng hiện tại đang mở rộng thị trường. Điều này là cho Petimex gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm cũng như mở rộng chuỗi đại lý cung ứng sản phẩm đến khách hàng. Tương tự, trong năm 2012, tình hình kinh doanh của công ty ở mặt hàng gasoil vẫn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên mức sụt giảm sản lượng nhập khẩu gasoil so với 2011 đã giảm xuống. Cụ thể, sản lượng nhập khẩu năm 2012 đạt 3.541.178 thùng, giảm so với 2011 246.417 thùng, tương ứng mức giảm 6,51%. Mặc dù vẫn giảm so với năm 2011, nhưng mức độ giảm sút đã giảm lại so với năm 2011. Điều này tuy không phải là một dấu hiệu đáng mừng, nhưng vẫn là một tín hiệu lạc quan, cho thấy rằng công ty đã dần thích nghi với việc cạnh tranh và tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng khó khăn trong giai đoạn trước. Trong 6 tháng đầu năm 2013, sản lượng nhập khẩu đạt 1.418.494 thùng, trong khi cùng kỳ năm 2012 đạt 1.522.709 thùng, giảm 104.215 thùng, tương đương mức giảm 7%. 6 tháng đầu năm 2013 nhìn chung kinh tế-xã hội tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Chính vì thế trong tình hình chung đó, sản lượng của công ty giảm trong 6 tháng đầu năm giảm vì trong nước nhu cầu đang giảm khi người dân hạn chế chi tiêu cũng như thị trường xuất khẩu chủ yếu là Campuchia đang giảm nhập khẩu do các công ty khách hàng quen thuộc của Petimex gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh.
Về kim ngạch: Kim ngạch nhập khẩu gasoil trong năm 2010 của công ty đạt 373.394 (ngìn USD), so với kim ngạch nhập khẩu gasoil năm 2009, kim ngạch nhập khẩu gasoil vẫn tăng mặc dù sản lượng giảm, nguyên nhân là do trong năm 2010 giá bình quân thế giới đã tăng giá trở lại, sau khi giảm giá mạnh xuống còn khoảng 60 USD một thùng vào năm 2009. Nguyên nhân cho sự tụt giá này xuất phát từ việc tranh chấp giữa Nga và Ukraina về đường ống dẫn khí đốt và đồng Đôla Mỹ vẫn suy yếu. Năm 2010, giá dầu bình quân tăng lên 80 USD/ thùng do Các sự kiện khủng hoảng hạt nhân tại Nhật, chiến tranh tại Lybia, Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nước tiêu thụ xăng dầu lớn nhất thế giới. Chính những điều này đã làm giá xăng dầu trên thế giới tăng trong năm 2010. Trong năm 2011, kim ngạch nhập khẩu đạt 484.045 (ngìn USD), tăng 110.651 (ngìn USD) so với năm 2010, tương đương mức tăng 29,63%, đây là mức tăng trưởng về kim ngạch đáng mừng cho công ty. Mức tăng này là do trong năm giá dầu thế giới tăng liên tục, khiến cho công ty Petimex phải nhập về lương gasoil có giá tăng cao so với hàng năm. Năm 2012, kim ngạch đạt 462.703 (ngìn USD), giảm 21.342 (ngìn USD) so với năm 2011, tương ứng mức giảm 4,41%. Đây là mức giảm thể hiện sự biến động không quá lớn, mặc
35
dù giá thị trường thế giới vẫn tăng, nhưng nhờ quan hệ hợp tác lâu dài giữa Petimex và các công ty đối tác, nên mức giá Petimex nhận được luôn là mức chào giá cạnh tranh nhất. Trong 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng gasoil đạt 178.944 (ngìn USD), so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012 là 196.375 (ngìn USD) giảm 17.431 (ngìn USD), tương đương mức giảm 8,88%. Mức giảm này là do giá trên thế giới đang giảm trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng như là công ty Petimex đã tìm đươc nguồn cung hàng hợp lý đến từ Singapore. 86 83 80 81 70 14 17 20 19 30 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Mogas Gasoil
Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu
Hình 4.1: Tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu theo sản lượng của công ty giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
4.1.2.2 Tình hình nhập khẩu mặt hàng mogas
Ngoài mặt hàng Gasoil thì Mogas là mặt hàng còn lại trong hai sản phẩm nhập khẩu của công ty Petimex.
Bảng 4.3: Tình hình nhập khẩu mặt hàng Mogas từ 2010 -6/2013
Năm Tiêu chí Đơn vị tính Giá trị Chênh lệch so
với năm trước Phần trăm
2010 Sản lượng Thùng 688.444 - - Kim ngạch Nghìn USD 58.816 - - 2011 Sản lượng Thùng 752.714 64.270 9,34 Kim ngạch Nghìn USD 92.570 33.754 57,39 2012 Sản lượng Thùng 865.239 112.525 14,95 Kim ngạch Nghìn USD 105.608 13.038 14,08 6 tháng 2012 Sản lượng Thùng 354.746 - - Kim ngạch Nghìn USD 42.736 - - 6 tháng 2013 Sản lượng Thùng 629.729 274.983 77,52 Kim ngạch Nghìn USD 74.810 32.074 75,05
36
Về sản lượng: Việc nhập khẩu Mogas với đặc trưng là chỉ nhập khẩu chỉ nhập khẩu từ thị trường Singapore. Còn về chỉ tiêu chất lượng, Petimex nhập khẩu sản phẩm Mogas 92 không chì. Hiện nay trên thị trường trong nước công ty Petimex bán ra hai sản phẩm chính là Mogas 92 không chì và Mogas 95 không chì. Tuy nhiên sản phẩm Mogas 95 không chì được cung ứng từ nguồn hàng Nhà máy lọc dầu Dung Quất trưc thuộc công ty TNHH Một thành viên Lọc- Hóa dầu Bình Sơn. Một nguyên nhân nữa đó là thị trường xuất khẩu sang thị trường Campuchia chỉ nhập Mogas 92 không chì chứ không nhập khẩu Mogas 95 không chì. Và do nguồn hàng cung ứng từ nhà máy lọc dầu Dung Quất luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước, trong khi nhu cầu xuất khẩu mặt hàng này không cao, do đó tỷ trọng của Mogas so với Gasoil luôn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Năm 2010, sản lượng nhập khẩu của công ty đạt 688.444 thùng. Năm 2011, sản lượng nhập khẩu đạt 752.714, tăng 64.270 thùng, tương ứng mức tăng 9,34%.. Năm 2012, sản lượng nhập khẩu đạt 865.239 thùng, tăng 112.525 thùng, tương ứng mức tăng 14,95%. Mức tăng này là do trong năm 2011 và 2012, nhu cầu nhập khẩu của thị trường tăng do nhu cầu tiêu thụ Mogas trong nước tăng cũng như để tăng cường xuất khẩu sang thị trường Campuchia. Trong 6 tháng đầu năm 2013, sản lượng nhập khẩu đạt 629.729 thùng, tăng mạnh so với năm 2012, cụ thể tăng 274.983 thùng, tương ứng mức tăng 78%. Đây là mức tăng nhập khẩu đột biến được giải thích bởi nguyên nhân trong 6 tháng đầu năm 2013, công ty Petimex đã tìm được đối tác mới từ Campuchia, làm tăng nhu cầu xuất khẩu hàng, đặc biệt là Mogas, vì các đối tác Campuchia thường chỉ chọn sản phẩm Mogas có nguồn gốc từ Singapore, hầu như không nhập hàng của nhà máy lọc dầu Dung Quất. Chính vì thế đã đẩy nhu cầu nhập khẩu mặt hàng Mogas từ Singapore tăng cao trong 6 tháng đầu năm 2013.
Về kim ngạch: Nhìn chung kim ngạch qua các năm của mặt hàng Mogas tăng đều qua các năm. Trong năm 2010, kim ngạch đạt 58.816 (ngìn USD). Năm 2011, kim ngạch nhập khẩu Mogas đạt 92.570 (ngìn USD), tăng 33.754 (ngìn USD), tương đương mức tăng 57,39%. Kim ngạch nhập khẩu năm 2012 đạt 105.608 (ngìn USD), tăng 13.038 (ngìn USD) tương đương mức tăng 14,08%. Qua ba năm, kim ngạch nhập khẩu Mogas tăng không đều, trong năm 2011và 2012 kim ngạch tăng cao so, nguyên nhân là do giá xăng nhập khẩu tăng cao cùng với sản lượng nhập khẩu tăng đã làm cho kim ngạch nhập khẩu tăng. Trong 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch nhập khẩu từ Mogas đạt 74.810 (ngìn USD), so với 6 tháng đầu năm 2012 là 42.736 (ngìn USD), tăng 32.074 (ngìn USD), tương đương mức tăng 75,05%. Mức tăng này là do sản lượng nhập khẩu tăng cộng với giá nhập khẩu tăng đã làm cho kim ngạch nhập khẩu
37
Mogas tăng mặc dù công ty Petimex đã nhận được giá cạnh tranh nhất từ các đối tác đã hợp tác lâu năm.
86 84 81 82 71 14 16 19 18 29 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Mogas Gasoil
Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu
Hình 4.2 : Tỷ trọng mặt hàng nhập khẩu theo kim ngạch của công ty giai đoạn từ 2010 – 6/2013
4.1.3 Phân tích tình hình nhập khẩu theo thị trường:
Việc nhập khẩu của công ty khá hạn chế về mặt hàng hóa cũng như các nước cung ứng. Vì ngành xăng dầu có những đặc thù riêng, cả trong nhập khẩu cũng như xuất khẩu. Luôn tôn trọng và tin tưởng và những đối tác lâu năm, có sự an tâm và tránh rủi ro trong giao dịch, vì đa số các giá trị hợp đồng đều lớn. Công ty Petimex nhập khẩu nguồn hàng từ hai thị trường lớn là Singapore và Thái Lan. Trong đó thị trường Thái Lan chỉ nhập khẩu duy nhất mặt hàng Gasoil.
Bảng 4.4 Bảng tổng hợp tình hình nhập khẩu theo thị trường của công ty giai đoạn 2010- 6/2013 Thị trường 2010 2011 2012 Số lượng (thùng) Kim ngạch (nghìn USD) Số lượng (thùng) Kim ngạch (nghìn USD) Số lượng (thùng) Kim ngạch (nghìn USD) Singapore 4.079.361 366.456 3.625.042 459.646 3.604.378 463.509 Thái Lan 724.665 65.754 915.267 116.969 802.038 104.802 Tổng 4.804.026 432.210 4.540.309 576.615 4.406.416 568.311
38
4.1.3.1 Tình hình nhập khẩu từ thị trường Thái Lan
Thái Lan: Luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong sản lượng cũng như kim ngạch so với thị trường Singpapore, nhưng từ lâu Thái Lan vẫn luôn là thị trường nhập khẩu quen thuộc của Petimex. Nguồn hàng của Thái Lan luôn đảm bảo chất lượng và hầu như các nhà nhập khẩu dầu từ Thái Lan trong khi hàng từ nhà máy lọc dầu Dung Quốc lại không được tin tưởng bằng. Về số lượng và kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan tăng qua năm 2011 tuy nhiên lại có phần sụt giảm vào nam 2012. Nguyên nhân là do Petimex gặp thuận lợi trong việc nhập khẩu hàng từ Thái Lan cũng như nhu cầu mặt hàng dầu của Petimex là tăng cao so với năm 2010, tuy nhiên trong năm 2012, Petimex đã tìm ra đươc những đầu mối xăng dầu có giá bán cũng như chất lượng rất tốt từ Singapore, do đó sản lượng cũng như kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này giảm trong năm 2012. Cụ thể, trong năm 2011, kim ngạch tăng vọt 51% so với năm 2010, nguyên nhân chủ yếu là do giá nhập khẩu tăng cộng với sản lượng nhập khẩu tăng, sản lượng tăng 26% so với năm 2010. Trong năm 2012, hoạt động nhập khẩu dầu từ thị trường Thái Lan không đươc nhộn nhịp như năm 2010, cụ thể kim ngạch giảm 10% trong khi sản lượng nhập khẩu giảm 12%. Nguyên nhân chủ yếu do sản lượng giảm kéo theo kim ngạch cũng giảm, sản lượng giảm do nhu cầu nhập hàng dầu của Petimex có xu thế chững lại và giảm nhẹ. Còn trong 6 tháng đầu năm 2013, sản lượng và kim ngạch nhập khẩu mặt hàng dầu từ Thái Lan tiếp tục giảm, cụ thể sản lượng giảm 14,59% còn kim ngạch giảm 16,45%. Đây là dấu hiệu cho thấy thị trường nhập khẩu Thái Lan đang giảm sút so với các năm trước.
84,92 79,84 81,80 83,05 86,73 15,08 20,16 18,20 16,95 13,27 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Thái Lan Singapore
Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu
39
4.1.3.2 Tình hình nhập khẩu từ thị trường Singapore
Singapore: Singapore là thị trường cung cấp lượng hàng nhập khẩu lớn nhất cho công ty Petimex cả về mặt hàng xăng và dầu. Các đối tác mà Petimex nhập hàng tại Singapore rất đang dạng, một phần vì thị trường Singapore rất sôi động, một phần vì Singpapore là cảng biển tấp nập nhất thế giới, nên từ đây, hàng hóa có thể vận chuyển về Việt Nam một cách dễ dàng. Trong năm 2011, kim ngạch tăng còn sản lượng nhập khẩu giảm, nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu thế giới biến động mạnh. Cụ thể kim ngạch tăng 25% còn sản lượng giảm 11%. Trong năm 2012, kim ngạch và sản lương không có nhiều sự thay đổi, đạt được sự ổn định so với năm 2011, cụ thể kim ngạch tăng 1% còn sản lượng giảm 1%. Với tình hình kinh doanh thuận lợi trong 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch và sản lượng nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Singapore đều tăng, cụ thể kim ngạch tăng 10,80% còn sản lượng tăng 13,93%. Điều này cho thấy rằng thị trường nhập khẩu xăng dầu từ Singapore vẫn đóng một vai trò rất quan trọng, đóng góp không nhỏ vào việc nhập khẩu xăng dầu của Petimex. 84,79 79,71 81,56 82,84 86,49 15,21 20,29 18,44 17,16 13,51 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Thái Lan Singapore
Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu
Hình 4.4: Tỷ trọng các thị trường nhập khẩu theo kim ngạch nhập khẩu
Qua phân tích về thị trường nhập khẩu xăng dầu của Petimex, điều dễ dàng nhận thấy nhất đó là thị trường nhập khẩu của Petimex quá bó hẹp, chỉ có hai thị trường Thái Lan và Singapore, trong đó riêng mặt hàng xăng chỉ có một thị trường duy nhất là Singapore. Tuy là các đối tác quen thuộc nên giá cả và nguồn hàng luôn được đảm bảo, nhưng nó cũng một phần nào hạn chế cho
40
Petimex khi nguồn hàng có biến động, có thể dẫn đến khan hàng thì Petimex rất dễ dẫn đến tình trạng nguồn hàng. Điều này rất dễ xảy ra nhất là trong tình hình hiện nay, khi nguồn cung dầu mỏ rất dễ bị ảnh hưởng bởi các biến động xã hội.
4.1.4 Phân tích tình hình nhập khẩu theo giá nhập khẩu:
Nhìn chung, giá xăng dầu nhập khẩu từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 tăng giảm không ổn định. Điều này đã phản ánh rất rõ giá nhập khẩu ảnh hưởng rất lớn bởi giá xăng dầu thế giới trong giai đoạn những năm vừa qua. Giá xăng dầu thế giới rất dễ bị biến động bởi những thông tin bên ngành cũng như những thông tin kinh tế chính trị trên thế giới. Giá nhập khẩu được sử dụng là giá Platt Singapore, thường sử dụng phương pháp 2-1-2 để tính ra giá cuối cùng. Ngày trên vận đơn được tình là ngày ở giữa (ngày 1) sau đó sẽ lấy thêm giá của hai ngày liền trước có công bố giá Platt và hai ngày liền sau ngày vận đơn có công bố giá Platt, sau đó chia trung bình, giá này sẽ tính là giá trong hóa đơn thương mại (Comercial Invoice), nếu như trong ngày vận đơn mà không có giá Platt thì sẽ tính giá trung bình của hai ngày liền trước có giá Platt và hai ngày liền sau có giá Platt.
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp giá nhập khẩu trung bình giai đoạn 2010-6/2013
ĐVT: USD/ thùng
năm 2010 năm 2011 năm 2012 6 tháng đầu
năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Gasoil 90,73 127,80 130,66 128,96 126,15 Mogas 85,43 122,98 122,06 120,47 118,80 Trung bình 89,97 127,00 128,97 127,36 123,89
41 89,97 127 128,97 127,36 123,89 80 85 90 95 100 105 110 115 120 125 130
năm 2010năm 2011năm 2012 6 tháng