TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động nhập khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại dầu khí đồng tháp (Trang 33)

3.2.1 Lĩnh vực kinh doanh

3.2.1.1 Kinh doanh xăng dầu

Kinh doanh xăng dầu là một trong những thế mạnh và là lĩnh vực hoạt động chính của Petimex. Petimex đã tổ chức và phát triển hệ thống phân phối xăng dầu và gas với trên 1.500 cửa hàng, đại lý bản lẻ xăn dầu và gas, thị trường tiêu thụ trải rộng từ Khánh Hòa đến tận Cà Mau.

Để theo kịp nhịp độ phát triển của thị trường, thích ứng với những thay đổi và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, Petimex đã đầu tư hệ thống tổng kho xăng dầu đầu mối: tại Đồng Nai có sức chứa lên tới 600.000

23

m3/T và đã lập dự án nâng cấp mở rộng đến năm 2015 thêm 65.000m3/T, nâng cấp tổng sức chứa sau năm 2015 là 180.000m3/T, kho tại Đồng Tháp có sức chứa 30.000m3/T. Bên cạnh đó còn có hệ thống kho trung chuyển tại các tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau...

Petimex đã mạnh dạn đầu tư phương tiện vận chuyển xăng dầu, gas, với 26 chiếc xe bồn có dung tích từ 5.000 đến 16.000 lít, cùng đội tàu sông 30 chiếc, tổng trọng tải lên 11.000 tấn, và liên doanh đầu tư tàu biển 5 chiếc, tổng trọng tải trên 60.000 DWT. Bên cạnh đó là đội ngũ công nhân chuyên nghiệp, sẵn sàng đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng trong vận chuyển xăng dầu và gas, đảm bảo số lượng và chất lượng, với giá cả hợp lý.

3.2.1.2 Kinh doanh gas

Cho đến nay, thương hiệu Petimex gas đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong nước với hệ thống phân phối rộng khắp các tỉnh thành với 12 trạm chiết nạp gas đạt tiêu chuẩn, trải dài từ các tỉnh Khánh Hòa, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh cho đến các tỉnh ĐBSCL.

Bằng bước đi mạnh mẽ tiến đến ký hợp đồng liên doanh với Sojitz – Nhật Bản trong việc kinh doanh khí hóa lỏng, Petimex đã cung cấp các mặt hàng về gas cho thị trường tiềm năng Đồng Tháp nói riêng và thị trường cả nước nói chung. Với lĩnh vực kinh doanh tiềm năng này, Petimex đã phối hợp xây dựng kho chứa gas với sức chứa 1.600 tấn tại kho Phước Khánh, Đồng Nai; kho 600 tấn tại Trần Quốc Toản, Đồng Tháp.

3.2.1.3 Kinh doanh nhà hàng, khách sạn

Mảng kinh doanh khách sạn nhà hàng cũng là một thế mạnh nổi trội của Petimex. Hệ thống khách sạn nhà hàng hiện có của công ty hiện tọa lạc tại những vị trí lý tưởng, khuôn viên rộng rãi, trang thiết bị sang trọng và cung cách phục vụ chuyên nghiệp. Trong đó:

- Khách sạn Hòa Bình: 60 buồng tiêu chuẩn 3 sao, 1 nhà hàng có khả năng phục vụ cùng lúc 600 khách.

- Khu du lịch Mỹ Trà phong cách resort sân vườn, lý tưởng cho việc tổ chức sự kiện và tiệc cưới, cùng lúc phục vụ 1.200 khách, 60 buồng tiêu chuẩn 2 sao. - Nhà hàng Mỹ An, điểm dừng chân lý tưởng cho du khách khi đến huyện Tháp Mười, khả năng phục vụ cùng lúc 450 khách.

24

- Khu du lịch Ba Láng, nằm trên Quốc lộ 1, cách thành phố Cần Thơ chỉ 9 km theo hướng đi Sóc Trăng có diện tích 7 hecta cũng là một trong những địa điểm du lịch lý tưởng tại Đồng Bằng sông Cửu Long.

3.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

Chức năng nhiệm vụ hệ thống quản lý Công ty

Hội đồng thành viên: Xây dựng và quyết định chiến lược phát triển, quyết định phương án phối hợp kinh doanh của các đơn vị thành viên, quyết định việc xây dựng thương hiệu, quyết định cơ cấu tổ chức phương án tổ chức kinh doanh quy chế quản lý nội bộ PETIMEX, biên chế bộ máy quản lý…

Kiểm soát viên: Kiểm tra tính hợp pháp trung thực của Hội đồng thành viên Tổng Giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của Petimex, thẩm định báo cáo tài chính, kiến nghị giải pháp sửa đổi bổ sung cơ cấu tổ chức quản lý của Petimex… • Tổng Giám Đốc: Là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động theo mục tiêu kế hoạch và nghị quyết quyết định của hội đồng thành viên, trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Xác nhận và trình hội đồng thành viên về cơ cấu tổ chức, bộ máy giúp việc và quy chế quản lý nội bộ, khen thưởng đối với những người lao động. Ký kết các hợp đồng kinh tế, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Công ty.

Các Phó Tổng Giám Đốc: Phó Tổng Giám Đốc giải quyết các công việc được Tổng Giám Đốc ủy quyền.

Phòng Kinh Doanh: có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám Đốc về việc lập kế hoạch kinh doanh, chiến luôc kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu. Lập kế hoạch mua, bán hàng tháng. Tham mưu đề xuất giá bán hàng ngày cho hệ thống. Theo dõi hàng hóa, điều phối hàng hóa trong hệ thống toàn công ty. Theo dõi, phối hợp kiểm tra các cơ sở trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh theo ủy quyền của giám đốc. Theo dõi, kiểm tra các tổng kho xăng dầu và sản phẩm hóa dầu trong việc quản lý hànghóa.

Phòng xuất nhập khẩu: là phòng nghiệp vụ trực thuộc chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc công ty. Có chức năng làm tham mưu giúp việc cho Ban Tổng Giám Đốc trong công việc xuất nhập khẩu xăng dầu, LPG và các hàng hóa khác. Lập kế hoạch nhập khẩu xăng dầu, LPG, tạm nhập tái xuất xăng dầu qua thị trường Campuchia, cung ứng tàu biển…làm thủ tục hỏi mua hàng nhập khẩu, bán hàng. Lập các hợp đồng xuất nhập khẩu, các thủ tục liên quan đối với mặt hàng xăng, dầu, LPG. Lập kế hoạch giao nhận hàng xuất

25

nhập khẩu, tái xuất, cung ứng tàu biển, kế hoạch phương tiện vận chuyển. Định kỳ lập báo cáo tình hình xuất nhập khẩu xăng, dầu, LPG của công ty cho các cơ quan chức năng theo yêu cầu (Bộ Công Thương, Sở Công Thương ). Nắm bắt thông tin, giá cả thị trường thế giới về mặt hàng xăng, dầu, LPG. Lập hợp đồng và theo dõi thực hiện hợp đồng ngoại thương…

Phòng tài chính kế toán:Tổ chức hoạch định các hoạt động có liên quan đến tài chính Công ty. Tổ chức, phân công quản lý đội ngũ kế toán. Thống nhất với phòng kinh doanh xăng dầu để ký hợp đồng kinh tế (mua bán hàng).Thống nhất với Phòng hành chánh quản trị hoặc Phòng kỹ thuật, vật tư xây dựng để ký hợp đồng kinh tế khác. Lập và ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng, đánh giá hiệu quả các dự án, phân tích hoạt động tài chính, lập báo cáo tài chính.Giải quyết các tồn động về tài chính của giai đoạn trước (nhất là các khoản nợ phải thu phải trả).

Ban thanh tra: Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Phòng - ban, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Công ty. Thanh tra việc chấp hành pháp luật, qui định, qui chế chuyên ngành của Phòng – ban, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Công ty. Thanh tra vụ việc khác do Ban Tổng Giám Đốc Công ty. Thanh tra vụ việc khác do Ban Tổng Giám Đốc Công ty phân công. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo qui định của pháp luật. Tổng hợp, báo cáo Ban Tổng Giám Đốc Công ty về kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Công ty.

Phòng kế hoạch – đầu tư: Nghiên cứu và thực hiện các vấn đề liên quan đến các dự án đầu tư xây dựng, khảo sát thiết kế dự án, dự toán hạn mục công trình, quản lý chất lượng và nghiệm thu, lập dự án phát triển sản phẩm dầu nhờn, triển khai phát triển hệ thống bán lẻ xăng dầu..

Phòng kỹ thuật: Thiết kế nghiệm thu các công trình xây dựng cơ bản, lập hồ sơ mời thầu, xem xét và tư vấn chấm thầu các công trình cơ bản của đơn vị. Giám sát thi công công trình, xem xét các hồ sơ dự toán quyết toán, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng cơ bản…

Phòng hành chánh quản trị: Tham mưu cho Ban Tổng Giám Đốc Công ty về công tác pháp chế, ban hành các quy chế, quy định của Công ty theo quy định của pháp luật. Quản lý công tác văn thư lưu trữ theo quy định, tiếp nhận làm thủ tục đăng ký và theo dõi việc xử lý văn bản đến. Kiểm tra thẩm định các văn bản đi trước khi ban hành, làm thủ tục đăng ký và theo dõi văn bản đi và sử dụng con dấu. Quản lý cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phòng cháy chữa

26

cháy, vệ sinh an toàn lao động. Tham mưu cho Ban Tổng Giám Đốc Công ty thực hiện việc bảo vệ an ninh trật tự Công ty….

Phòng tổ chức nhân sự: Tham mưu cho Ban Tổng Giám Đốc về chiến lược nhân sự của Công ty , thực hiện các vấn đề liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, giải quyết các chế độ chính sách của Công ty, phụ trách công tác Đảng . . . Qua tổng quan về tình hình tổ chức của Petimex, nhận thấy rằng công ty vẫn chưa có phòng ban chuyên về marketing. Hiện nay phòng phụ trách mảng marketing là phòng kinh doanh, điều này tạo ra bất cập vì Petimex đã là một thương hiệu lớn tuy nhiên vẫn chưa quá quan tâm về vấn đề thương hiệu của công ty.

3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2013

27

BẢNG 3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY PETIMEX GIAI ĐOẠN 2010 - 2012

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch

2011 so với 2010 2012 so với 2011 Giá trị % Giá trị %

1. Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ 11.475.478,54 10.540.189,36 13.512.370,11 (935.289,18) (8,15) 2.972.180,75 28,20 2. Doanh thu thuần 11.475.478,54 10.540.189,36 13.512.370,11 (935.289,18) (8,15) 2.972.180,75 28,20 3. Giá vốn bán hàng 10.902.013,89 9.930.645,83 12.762.202,02 (971.368,06) (8,91) 2.831.556,19 28,51 4. Lợi nhuận gộp 573.464,65 609.543,53 750.168,09 36.078,88 6,29 140.624,56 23,07 5. Doanh thu từ hoạt động tài

chính 41.009,57 36.703,57 45.578,49 (4.306,00) (10,50) 8.874,92 24,18 6. Chi phí tài chính 67.914,36 61.700,20 74.354,91 (6.214,16) (9,15) 12.654,71 20,51 7. Chi phí bán hàng 275.077,73 251.145,97 315.514,68 (23.931,76) (8,70) 64.368,71 25,63 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 24.056,71 22.156,23 28.315,66 (1.900,48) (7,90) 6.159,43 27,80 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh 274.330,21 336.241,33 406.337,75 61.911,12 22,57 70.096,42 20,85 10. Lợi nhuận trước thuế 247.425,42 311.244,70 377.561,33 63.819,28 25,79 66.316,63 21,31 11. Thuế TNDN hiện hành 61.856,35 77.811,18 94.390,33 15.954,82 25,79 16.579,16 21,31 12. Lợi nhuận sau thuế TNDN 185.569,06 233.433,53 283.171,00 47.864,46 25,79 49.737,47 21,31

29

Bảng thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua ba năm. Nhìn chung, các khoảng doanh thu của công ty tăng giảm không đồng đều (bao gồm cả doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính). Cụ thể:

Trong năm 2011, doanh thu bán hàng đạt 10.540.189,36 triệu đồng giảm 8,15% so với năm 2010, tuy nhiên, lợi nhuận gộp trong năm 2011 (đạt 609.543,53 triệu đồng) vẫn tăng 6,29% so với năm 2010 (đạt 573.464,65 triệu đồng). Nguyên nhân là do mặc dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm, nhưng giá vốn hàng bán giảm mạnh hơn, làm cho lợi nhuận gộp vẫn tăng nhẹ. Vì vậy, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 233.433,53 triệu đồng, tăng 25,79% so với năm 2010 (đạt 185.569,06 triệu đồng). Điều này có được là do các khoản chi phí trong năm 2011 đều giảm so với năm 2010, ví dụ như chi phí tài chính giảm 9,15%, chi phí bán hàng giảm 8,70%, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 7,90%. Trong năm 2011, công ty cố gắng cắt giảm các khoản chi phí nhằm tạo ra lợi nhuận, điều này giúp cho công ty trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn vẫn đạt được sự tăng trưởng về lợi nhuận.

Trong năm 2012, doanh thu bán hàng đạt 13.512.370,11 triệu đồng, tăng 28,20% so với năm 2011. Vì vậy, lợi nhuận gộp vẫn đạt mức tăng trưởng 23,07% (đạt 750.168,09 triệu đồng), mặc dù giá vốn hàng bán vẫn tăng 28,51% (đạt 12.762.202,02 triệu đồng). Vì công ty đang mở rộng thị trường, nên các chi phí cũng tăng theo cùng với lợi nhuận. Chi phí tài chính (đạt 74.354,91 triệu đồng) tăng 20,51% so với cùng kỳ năm 2011, chi phí bán hàng tăng 25,63%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 27,80%. Mặc dù vẫn áp dụng chính sách thắt chặt các khoản chi phí, tuy nhiên do việc mở rộng thị trường nên chi phí vẫn tăng so với năm 2011.

3.4 CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ CÁC TỈNH LÂN CẬN TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ CÁC TỈNH LÂN CẬN

Các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh lân cận:

3.4.1 Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Nam Việt (NamViet Oil)

Công ty hóa lọc dầu Nam Việt (NamViet Oil) được thành lập từ năm 2007 và với lĩnh vực chính là kinh doanh xăng dầu, hóa dầu, năng lượng sạch, đầu tư và thương mại. Thế mạnh của NamViet Oil chính là sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế (trừ gas), hóa chất cơ bản, phân bón và hợp chất nitơ, plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh, sơn,véc ni và các chất sơn, quét tương tự; mực in và ma tít, mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh, sợi nhân tạo, sản phẩm từ plastic, truyền tải và phân phối điện; phân phối

30

hơi nước, nước nóng, điều hòa không khí, nước đá. Thế mạnh của công ty hiện nay là có nhà máy hóa dầu tại Cần Thơ với công suất 2.000 thùng/ 1 ngày. Tuy nhiên hiện nay công ty vẫn còn là một công ty còn non trẻ, chưa phát triển được hệ thống đại lý trong khu vực ĐBSCL.

3.4.2 Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX)

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), tiền thân là Tổng Công ty Xăng dầu mỡ được thành lập theo Nghị định số 09/BTN ngày 12/01/1956 của Bộ Thương nghiệp và được thành lập lại theo Quyết định số 224/TTg ngày 17/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ.

Là doanh nghiệp nhà nước trọng yếu, được xếp hạng đặc biệt, có quy mô toàn quốc, bảo đảm 60% thị phần xăng dầu cả nước, Petrolimex luôn phát huy vai trò chủ lực, chủ đạo bình ổn và phát triển thị trường xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước và bảo đảm an ninh quốc phòng. Chính vì có lợi thế là doanh nghiệp dẫn đầu ngành nên khả năng cạnh tranh của Petrolimex là rất lớn với số đại lý nhiều về số lượng và mạnh về chất lượng. Nhưng chính điều này cũng đã tạo ra bất lợi đó là khả năng am hiểu thị trường địa phương.

3.4.3 Tổng quan về Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL)

Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) thành lập từ năm 2008 Nam trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Thương mại dầu khí (Petechim), Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm dầu (PDC). Tổng công ty Dầu Việt Nam đã được kế thừa thế mạnh của các đơn vị tiền thân là Công ty Petechim và Công ty PDC trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, kinh doanh dầu thô và lĩnh vực chế biến, kinh doanh phân phối sản phẩm dầu. PV OIL hoạt động với nhiệm vụ trọng yếu là phát triển hoàn chỉnh khâu hạ nguồn của ngành dầu khí và phấn đấu trở thành Tổng công ty dầu hàng đầu trong nước, ngang tầm với các công ty dầu khí trong khu vực và trên toàn thế giới.

Hiện nay, trên địa bàn khu vực ĐBSCL, PV Oil xuất hiện với thương hiện công ty con PV Oil Mekong, với thế mạnh là khả năng xuất nhập khẩu xăng dầu cũng như nguồn vốn mạnh đã tạo nên lợi thế lớn cho PV Oil Mekong, tuy nhiên hiện nay PV Oil Mekong chỉ phát triển mạnh trong khu vực nam sông Hậu mà chưa thể vươn ra toàn ĐBSCL.

31

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU XĂNG DẦU TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG

MẠI DẦU KHÍ ĐỒNG THÁP

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU XĂNG DẦU CÁC LOẠI CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động nhập khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại dầu khí đồng tháp (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)