Ảnh hưởng của độ dày môi trường PDA đến sự sinh trưởng của

Một phần của tài liệu Thực nghiệm khả năng sinh trưởng của cordyceps sp1 trên môi trường lên men xốp và hạt ngũ cốc (Trang 47 - 49)

- Cấy truyền từ môi trường PDA sang môi trường PDA

3.2.2.1.Ảnh hưởng của độ dày môi trường PDA đến sự sinh trưởng của

Cordyceps sp1.

Cấy nấm Cordyceps sp1. vào các đĩa petri có đường kính 6 cm với lượng thể tích môi trường khác nhau là 5 ml, 10 ml và 15 ml tương ứng với các độ dày 4,5 cm, 6,5 cm và 8,5 cm. Mẫu nuôi cấy để trong tủ Colifom ở nhiệt độ 240C, độ ẩm tủ là 65%. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của độ dày môi trường lên sự sinh trưởng của nấm

Cordyceps sp1. trên môi trường PDA

Sau cấy (ngày)

Đường kính khuẩn lạc (2R) TB + SD (mm)

Chiều cao khuẩn lạc (H) TB + SD (mm) I II III I II III 3 5,66+0,50 5,09+0,54 5,77+0,32 1,36+0,17 1,33+0,18 1,25+0,13 6 15,38+0,39 14,91+1,08 13,36+2,04 3,35+0,22 3,27+0,60 2,57+0,25 9 21,25+0,86 19,37+4,98 15,46+4,00 3,17+0,23 2,86+0,78 2,49+0,35 12 26,26+1,61 22,74+4,09 17,33+5,64 2,85+0,30 2,85+0,62 2,51+0,50 15 33,67+2,99 29,05+4,62 21,23+7,04 3,45+0,46 3,04+0,64 2,69+0,71

18 37,66+3,86 31,55+4,98 24,50+7,10 2,46+0,30 2,36+0,46 1,82+0,29

Ghi chú:- Nhiệt độ nuôi 240C, ẩm độ tủ nuôi 65%. - SD: Độ lệch chuẩn.

Hình 3.3. Sự sinh trưởng của sợi nấm theo chiều ngang (đường kính)

Hình 3.4. Sự sinh trưởng của sợi nấm theo chiều cao (độ dày)

Kết quả thực nghiệm ở bảng 3.2, hình 3.3, 3.4 cho thấy độ dày môi trường PDA có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của nấm Cordyceps sp1.. Khả năng sinh trưởng về chiều ngang khuẩn lạc cao nhất ở CT I (37,66 + 3,86 mm sau 18 ngày) và ở CT III là thấp nhất (24,50 + 7,10 mm sau 18 ngày). Độ dày khuẩn lạc tăng trưởng không đồng đều nhau, ở mỗi công thức đều đạt 2 đỉnh cao của độ dày ở ngày thứ 6 và 15 sau cấy. Ở ngày thứ 9 sau cấy, độ dày khuẩn lạc giảm xuống và nó tiếp tục giảm ở ngày thứ 12. Điều này gợi ra một giả thuyết rằng sự tăng trưởng về chiều cao khuẩn lạc có sự biến thiên theo chu kỳ và nếu rút ngắn khoảng thời gian giữa các lần theo dõi sẽ thu được kết quả cụ thể và chính xác hơn.

Kết quả theo dõi về màu sắc cho thấy, ở CT I và CT II khuẩn lạc có màu trắng. Riêng ở CT III từ ngày thứ 9 sau cấy, khuẩn lạc có màu trắng xen lẫn vàng xám theo các đường tròn đồng tâm.

Trong 3 CT trên khả năng tăng trưởng về chiều cao khuẩn lạc cao nhất ở CT I (3,45 + 0,46 mm sau 15 ngày) và thấp nhất ở CT III (2,69 + 0,71 mm sau 15 ngày).

Như vậy, CT I có khả năng tăng trưởng cao nhất về cả chiều ngang và chiều cao khuẩn lạc; CT III khả năng tăng trưởng khuẩn lạc là thấp nhất.

Một phần của tài liệu Thực nghiệm khả năng sinh trưởng của cordyceps sp1 trên môi trường lên men xốp và hạt ngũ cốc (Trang 47 - 49)