•Lá hoặc thân cây
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của nấm trên một số loại môi trường
- Môi trường PDA
- Môi trường nước đậu nành - Môi trường lên men xốp - Các loại hạt ngũ cốc
EPF có thể tồn tại trên các sinh cảnh (môi trường sống) khác nhau. Nó có thể tồn tại trên thân cây (cây đang sống hoặc cây chết) hoặc mặt dưới của các lá cây (chủ yếu là các lá già). Trên mặt lá rất ít khi chúng ta tìm thấy EPF. Một vài loại EPF có thể tìm thấy trên rêu tồn tại trên vỏ cây rừng.
Để thu được EPF, chúng ta phải lật các lá cây để quan sát phía mặt dưới. EPF dễ dàng nhận biết được do có màu sắc tương đối sáng. Dùng tay hoặc dao, kéo để cắt lá có EPF bỏ vào hộp đựng mẫu phù hợp với kích thước mẫu vật. Nếu trên một chiếc lá to có mẫu vật nhỏ thì ta cắt cho mẩu lá có EPF nhỏ lại vừa với kích thước hộp, chú ý không cắt quá sát mẫu. Lấy 1 mẩu lá khác (tốt nhất là cùng loài với lá có mẫu vật) để trên miệng hộp đựng mẫu và đậy nắp lại. Mục đích của việc này là để giúp tăng độ ẩm cho mẫu, giữ cho nắp hộp chặt hơn và có thể căn cứ để xác định loài cây mà có mẫu EPF thu thập.
* Nguyên tắc thu thập:
Nếu phát hiện được EPF ở một điểm thì phải tìm ở nhiều điểm xung quanh nó. Thu ở nhiều loài cây khác nhau, nhiều địa thế khác nhau.
Thu nhầm hơn bỏ sót.
* Cách phân biệt giữa nấm bệnh thực vật với EPF:
Nếu lá có nấm bệnh thực vật thì vết bệnh sẽ biểu hiện cả 2 bề mặt lá.
Nếu lá có EPF thì thì ta chỉ thấy mẫu nấm ở một bề mặt lá, thường là mặt dưới. * Cách phân biệt EPF với côn trùng:
Một số loài côn trùng ở dạng ấu trùng, trứng hoặc nhộng có cấu tạo bề mặt phía ngoài rất giống EPF. Khi thu được mẫu vật nghi ngờ, ta dùng tay hoặc một cái que nhỏ ấn vào mẫu vật, mẫu EPF thường cứng, bám rất chắc vào lá hoặc thân cây, nếu là côn trùng thì mềm và nếu ấn mạnh sẽ có dịch sinh học (dịch cơ thể) chảy ra.
•Trong đất
Đất là môi trường của nhiều loại côn trùng sinh sống. Khi thu thập chúng ta phải quan sát cẩn thận trên mặt đất. Khi tìm thấy các loại EPF trong đất chúng ta
phải đào cẩn thận để tránh làm hỏng mẫu thu thập. Dùng các dụng cụ như xẻng cầm tay, dao đào xung quanh, cách mẫu khoảng 8 - 10 cm. Các mẫu EPF trong đất thường ở độ sâu từ 5 - 10 cm so với bề mặt đất. Một số loài có thể sâu đến 20 cm như các loài Cordyceps trên mối đất (termite), ong đất.
• Trên các tàn dư cây cỏ
Trên các tàn dư cây cỏ có rất nhiều loài côn trùng sinh sống, đó là môi trường thuận lợi để EPF phát triển. Khi tìm thấy EPF trên tàn dư thực vật chúng ta phải hết sức cẩn thận vì rất dễ làm hỏng mẫu thu thập.