Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Thực nghiệm khả năng sinh trưởng của cordyceps sp1 trên môi trường lên men xốp và hạt ngũ cốc (Trang 41 - 42)

- Cấy truyền từ môi trường PDA sang môi trường PDA

2.7.1.Điều kiện tự nhiên

- Địa giới hành chính

Vườn Quốc gia Pù Mát có diện tích là 91113 ha, toàn bộ diện tích VQG nằm trong địa giới hành chính của 3 huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương của tỉnh Nghệ An. Trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 89517 ha, phân khu phục hồi sinh thái: 1596 ha. Vùng đệm của VQG Pù Mát có diện tích 86000 ha.

- Vị trí địa lý: VQG Pù Mát nằm về phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh chừng 160 km đường bộ trải dài từ 18046’ đến 19012’ vĩ độ Bắc và từ 104024’ đến 104056’ kinh độ Đông.

Về phía Nam của VQG có chung 61 km với đường biên giới quốc gia giáp với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân Dân Lào, phía Tây giáp các xã Tam Hợp, Tam Đình, Tam Quang (Huyện Tương Dương), phía Bắc giáp các xã Lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn (Huyện Con Cuông), phía Đông giáp các xã Phúc Sơn, Hội sơn (Huyện Anh Sơn).

- Địa hình địa mạo: VQG Pù Mát nằm trên dãy Trường Sơn, độ cao biến động từ 200 - 1841 m, trong đó độ cao xa dưới 1000 m chiếm 90%. Khu vực cao nhất của VQG nằm ở phía Tây Nam, nơi có các đỉnh dông chính của dãy Trường Sơn cũng là nơi có đỉnh Pù Mát là đỉnh cao nhất 1842 m. Từ hệ thống chính này, các hệ thống dông phụ trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; các thung lũng đã hình thành nên 3 hệ thống sông suối chính trong các khu vực Khe Thơi, Khe Choang (gần Khe Bu) và Khe Khặng.

- Khí hậu thủy văn: VQG Pù Mát nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và Tây Nam. Nhiệt độ trung bình năm từ 23 - 240C. Mùa Đông tháng 12 đến tháng 2 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình của các tháng này dưới 200C. Lượng mưa trung bình ở phía Bắc VQG là 1268 mm nhưng ở phía Nam lên tới 1701 mm/năm.

- Thảm thực vật: Vườn Quốc gia Pù Mát có kiểu chính và kiểu phụ sau: + Rừng kín thường xanh hỗn giáo lá rộng hay lá kim, ở độ cao trên 900 m ở phía Bắc và trên 800 m ở phía Nam VQG, chiếm 29% diện tích.

+ Kiểu phụ khí hậu thổ nhưỡng rừng lùn, ở độ cao trên 1500 m, chiếm 1,6% diện tích tự nhiên.

+ Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, nằm ở dưới đai độ cao 800 m ở phía Nam và 900 m ở phía Bắc, chiếm 46,5% diện tích VQG. Trong kiểu rừng này có các kiểu phụ nhân tác phát triển sau khi khai thác mạnh và canh tác nương rẫy bỏ hóa lâu ngày.

+ Trảng cỏ, cây bụi và cây gỗ rải rác. Là diện tích trước đây đã canh tác nương rẫy trong thời gian bỏ hóa chưa đủ để quá trình phục hồi rừng. Loại rừng này chiếm 1,4% diện tích VQG, tập trung ở Khe Khặng, nơi tập trung 3 bản người Đan Lai đang sinh sống.

Một phần của tài liệu Thực nghiệm khả năng sinh trưởng của cordyceps sp1 trên môi trường lên men xốp và hạt ngũ cốc (Trang 41 - 42)