4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4.2. xuất các giải pháp chính
4.4.2.1. Lựa chọn loại hình sử dụng đất
Trong điều kiện hiện nay sản xuất nông nghiệp theo h−ớng hàng hoá là một đòi hỏi, một yêu cầu. Do vậy, trên cơ sở phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất, hiện trạng hệ thống cây trồng ở các chân đất khác nhau. Căn cứ vào mục tiêu chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện chúng tôi xác định một số loại hình sử dụng đất cho thu nhập cao, đảm bảo hình thành sản xuất nông nghiệp hàng hoá, không ô nhiểm môi tr−ờng, không xói mòn rữa trôi...Những loại hình sử dụng có hiệu quả đ−ợc trình bày ở bảng 4.20.
Bảng 4.20: Các loại hình sử dụng đất có hiệu quả đ−ợc lựa chọn Triệu đồng/ha TT Loại đất Công thức Tổng thu Tổng chi Lãi thuần Tỷ suất lợi nhuận
1 Lúa n−ớc Lúa xuân - lúa mùa 33,00 16,91 16,09 0,95 Đậu t−ơng thuần 15,18 4,90 10,28 2,09
Ngô + lạc 20,57 11,73 8,84 0,75
Lạc thuần 17,01 9,10 7,91 0,87
2
Đất v−ờn
Đậu xanh + ngô 14,55 7,86 6,69 0,85
Bí xanh + lúa rẫy 17,88 5,82 12,06 2,07
Bí xanh 11,28 2,70 8,58 3,18
Đậu xanh + ngô 13,16 5,12 8,04 1,57
Đậu xanh 9,30 3,27 6,03 1,84 3 Đất rẫy
Ngô + lúa + đậu
xanh (theo băng) 7,21 2,96 4,25 1,44 Các loại hình sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao thực tế ở Kỳ Sơn phát triển với quy mô nhỏ. Cho nên, chúng tôi đề xuất nên áp dụng các loại hình sử dụng đất trên vào sản xuất đại trà. Tuy nhiên, để phát triển một cách bền vững và có hiệu quả nhất thiết phải nâng cấp về hệ thống thuỷ lợi, đầu t− về mặt kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh, áp dụng giống mới và mức đầu t− phân bón hợp lý, trong đó đáng chú ý nhất là giống và phân bón.
4.4.2.2. Giống
Giống là yếu tố quyết định chính đến năng suất cây trồng. Vì vậy, ở địa ph−ơng nên bố trí các giống sau vào sản xuất:
- Các giống lúa lai: Q.−u1, Khải phong 7, giống địa ph−ơng trên đất rẫy. ở vùng sâu trũng, chân đất ngập n−ớc khi m−a lũ nên bố trí giống ngắn ngày Việt lai 20.
- Ngô trên chân đất tốt, có đầu t− nên sử dụng một số giống ngô lai năng suất cao nh−: LVN10, CP888, CP999, MX2....Đất xấu không đầu t− nên sử dụng các giống ngô địa ph−ơng.
- Lạc nếu có che phủ nilon và đầu t− thì sử dụng một số giống có tiềm năng năng suất cao nh−: L14, Shán dầu 30, MD7 kháng chết ẻo. Giống đậu t−ơng nên sử dụng ĐT84, ĐT80 và một số giống đậu xanh nh− T135, ĐX 92- 1 và bí xanh nh−: bí xanh số 1...
4.4.2.3. Phân bón
+ Huyện nên có các ch−ơng trình khuyến nông về sử dụng phân bón với các loại cây trồng cụ thể cho nông dân để họ có mức bón và cách bón phù hợp với yêu cầu cụ thể của mỗi loại cây trồng và từng giai đoạn phát triển của cây.
+ Nên giới thiệu và chuyển giao quy trình kỹ thuật một số giống cây phân xanh để ng−ời dân có thể sử dụng trên đất rẫy của mình thay cho nguồn phân chuồng. Trong chăn nuôi phải có quy hoạch vùng, chăn thả có sự quản lý để tiết kiệm nguồn phân chuồng cung cấp cho trồng trọt.
+ Với lúa n−ớc ng−ời dân nên đầu t− cho lúa với l−ợng phân cho 1 ha là 10 tấn phân chuồng + 110 kg N + 90 kg P205 + 80 kg K20.
4.4.2.4. Ph−ơng h−ớng chỉ đạo
- Để hỗ trợ cho những biện pháp kỹ thuật nêu trên mong muốn các cấp l4nh đạo huyện Kỳ Sơn nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung cần đầu t− về thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, tăng c−ờng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để ng−ời dân nhận thức rõ từ đó thay đổi tập quán, cách làm cũ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- L4nh đạo địa ph−ơng nên phối hợp với chính quyền các cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể để thực hiện tốt những giải pháp nêu trên đến tận hộ gia đình, thôn bản.