Các yếu tố ảnh h−ởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất hướng chuyển đổi hệ thống cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác của huyện kỳ sơn - tỉnh Nghệ An (Trang 31)

2. Tổng quan về vần đề nghiên cứu

2.7.3. Các yếu tố ảnh h−ởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Việc xác định các nhân tố ảnh h−ởng đến hiệu quả sử dụng đất là hết sức cần thiết, nó giúp cho việc đ−a ra những đánh giá phù hợp với từng loại vùng đất để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Các nhân tố ảnh h−ởng có thể chia là 3 nhóm:

2.7.3.1. Điều kiện tự nhiên

Bao gồm điều kiện khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, địa hình, thổ nh−ỡng, môi tr−ờng sinh thái, nguồn n−ớc...Chúng có ảnh h−ởng một cách rõ nét, thậm chí quyết định đến kết quả và hiệu quả sử dụng đất.

+ Đặc điểm lý hoá tính của đất: Trong sản xuất nông lâm nghiệp, thành phần cơ giới, kết cấu đất, hàm l−ợng các chất hữu cơ và vô cơ trong đất... quyết định đến chất l−ợng dất và sử dụng đất. Quỹ đất đai nhiều hay ít, tốt hay xấu, có ảnh h−ởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đất.

+ Nguồn n−ớc và chế độ n−ớc là yếu tố rất cần thiết, nó vừa là điều kiện quan trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh d−ỡng vừa là vật chất giúp cho sinh vật sinh tr−ởng phát triển.

+ Địa hình, độ dốc và thổ nh−ỡng: điều kiện địa hình, độ dốc và thổ nh−ỡng là yếu tố quyết định lớn đến hiệu quả sản xuất, độ phì của đất có ảnh h−ởng đến sinh tr−ởng phát triển và năng suất cây trồng vật nuôi.

+ Vị trí địa lý của từng vùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn n−ớc, gần đ−ờng giao thông, khu công nghiệp...sẽ quyết định đến khả năng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất nông lâm nghiệp cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế sẵn có nhằm đạt đ−ợc hiệu quả cao nhất về kinh tế, x4 hội và môi tr−ờng.

2.7.3.2. Điều kiện kinh tế x3 hội

Điều kiện kinh tế x4 hội bao gồm nhiều nhân tố (chế độ x4 hội, dân số, cơ sở hạ tầng, môi tr−ờng chính sách...) các yếu tố có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với kết quả và hiệu quả sử dụng đất.

+ Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp: trong các yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, yếu tố giao thông vận tải rất quan trọng, nó góp phần vào việc trao đổi tiêu thụ sản phẩm cũng nh− dịch vụ những yếu tố đầu vào cho sản xuất. Các yếu tố nh− thuỷ lợi, điện, thông tin liên lạc, dịch vụ nông nghiệp đều có sự ảnh h−ởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng đất. Trong đó thuỷ lợi và điện là yếu tố không thể thiếu trong điều kiện sản xuất hiện nay, giúp cho việc sử dụng đất theo bề rộng và bề sâu. Các yếu tố còn lại cũng hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

+ Thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp là cầu nối giữa ng−ời sản xuất và tiêu dùng, ở đó ng−ời sản xuất thực hiện việc trao đổi hàng hoá, điều này giúp cho họ thực hiện tốt quá trình tái sản xuất tiếp theo.

+ Trình độ kiến thức, khả năng và tập quán sản xuất của chủ sử dụng đất thể hiện khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất, khả năng

về vốn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất và cách xử lý thông tin để ra quyết định trong sản xuất.

+ Hệ thống chính sách: chính sách đất đai, chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, chính sách đầu t− xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chính sách khuyến nông, chính sách hỗ trợ giá, chính sách định canh định c−, chính sách dân số, lao động việc làm, đào tạo kiến thức, chính sách khuyến khích đầu t−, chính sách xoá đói giảm nghèo...các chính sách này đ4 có những tác động rất lớn đến vấn đề sử dụng đất, phát triển và hình thành các loại hình sử dụng đất mới đặc biệt là đối t−ợng là đồng bào dân tộc tại chỗ (Quyết định 132,134 và 135)[14].

2.7.3.3. Yếu tố tổ chức sản xuất, kỹ thuật

Đây là yếu tố chủ yếu hết sức quan trọng trong quy hoạch sử dụng đất, một bộ phận không thể thiếu đ−ợc của quy hoạch phát triển kinh tế x4 hội. Quy hoạch sử dụng đất phải dựa vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế x4 hội của từng vùng mà xác định cơ cấu sản xuất, bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp. Đây chính là cơ sở cho việc phát triển hệ thống cây trồng, gia súc với cơ cấu hợp lý và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất hướng chuyển đổi hệ thống cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác của huyện kỳ sơn - tỉnh Nghệ An (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)