thuốc Norfloxacin 5% và Colistin.
Để đánh giá được hiệu quả điều trị bệnh phân trắng lợn con của hai loại thuốc Norfloxacin 5% và Colistin. Chúng tôi tiến hành điều trị trên 80 lợn con mắc bệnh phân trắng. Kết quả được trình bầy ở bảng 3.6.
40
Bảng 3.6. Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con bằng hai loại thuốc Norfloxacin 5% và Colistin Phác đồ điều trị Loại thuốc Liều lượng và cách dùng Thời gian điều trị (ngày) Số con điều trị (c0n) Kết quả điều trị Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) I Nofloxacin 5% 1ml/10kg TT Cho uống + B.complex 3 40 39 97,50 II Colistin 1ml/6kg TT Cho uống + B.complex 3 40 37 92,5
Bảng 3.6 cho thấy việc dùng 2 loại thuốc Norfloxacin 5% và Colistin trong điều trị bệnh phân trắng lợn con đều cho kết quả điều trị tốt, tỷ lệ khỏi bệnh tương đối cao. Song chúng tôi thấy hiệu quả điều trị bệnh phân trắng lợn con bằng thuốc Norfloxacin 5% tốt hơn so với Colistin. Theo Bùi Trung Trực và cs (2004)[19] qua kháng sinh đồ, vi khuẩn E.coli còn nhạy cảm với Norfloxacin 5% và Colistin (Norfloxacin là 89,61%; Colistin là 74,41%). Do vậy đây cũng là hai loại kháng sinh có hiệu quả cao trong phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E.coli.
41
Phần 4
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận
Qua 5 tháng thực tập tốt nghiệp tại huyện Phú Lương– tỉnh Thái Nguyên điều tra tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng ở lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi và hiệu quả điều trị bệnh bằng 2 loại thuốc Norfloxacin 5% và Coslistin tại huyện Phú Lương, chúng tôi có một số kết luận như sau:
- Bệnh phân trắng lợn con tại một số xã trong huyện Phú Lương, tỉnh Thái nguyên xảy ra khá phổ biến với tỷ lệ lợn con mắc bệnh chiếm 53,84%.
- Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con cũng khác nhau theo các ngày tuổi tập trung chủ yếu vào 2 giai đoạn từ 15-21 ngày tuổi (chiếm tỷ lệ 61,44%) và ≥ 21 ngày tuổi (chiếm tỷ lệ 55,46%) . Đây là giai đoạn khủng hoảng về dinh dưỡng của lợn con nên cần phải cho lợn con ăn sớm để giải quyết nhu cầu này, đồng thời kết hợp nuôi dưỡng chăm sóc tốt.
- Sử dụng hai loại thuốc Norfloxacin 5% và Colistin để điều trị bệnh phân trắng lợn con đều cho kết quả tốt, tỷ lệ khỏi đạt lần lượt là (97,50% và 92,50%).
4.2. Tồn tại
Do điều kiện và thời gian thực tập còn ngắn, kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế nên phạm vi điều tra chưa rộng và không tránh khỏi những thiếu sót. Những kết quả thu được chỉ là bước đầu, cần được tiếp tục nghiên cứu để có kết quả khách quan và chính xác hơn.
4.3. Đề nghị
Trước thực tế ngành chăn nuôi địa phương, nhằm nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm, hạn chế mức độ thấp nhất sự phát sinh dịch bệnh, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề nghị sau:
- Cần chú trọng đến công tác giống, vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi. - Mạnh dạn đưa con giống mới có phẩm chất tốt vào chăn nuôi, loại bỏ dần những con giống kém phẩm chất, năng suất trong chăn nuôi.
42
- Lợn mẹ trước khi sinh 10 – 15 ngày nên tiêm các thuốc trợ sức, trợ lực, Dextran – Fe.
- Trạm khuyến nông kết hợp với địa phương thường xuyên mở các lớp tập huấn cho bà con nông dân để nâng cao trình độ hiểu biết về chăn nuôi, phòng và trị bệnh cho đàn gia súc và gia cầm.
- Không ngừng nâng cao tay nghề cho cán bộ thú y viên trong xã. - Khuyến khích mở rộng mô hình VAC.
43
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước
1. Nguyễn Xuân Bình (1993), Sổ tay phòng và trị bệnh cho lợn nái, lợn con và lợn thịt. Công ty phát hành sách Long An.
2. Nguyễn Xuân Bình (1996), Điều trị bệnh cho lợn nái, lợn con, lợn thịt,
NXB Đồng Tháp.
3. Đặng Xuân Bình, Lê Văn Tạo, Trần Thị Hạnh (2004), Nghiên cứu chế tạo bột kháng thể lòng đỏ trứng gà (YP – 99) và hiệu quảđiều trị tiêu chảy do E.coli ở lợn con theo mẹ. Tạp chí KHKT thú y, XI(1), trang 56 – 60.
4. Đặng Xuân Bình, Đỗ Văn Trung (2008), Hiệu quả của vacxin chuồng (Autovaccine) trong thực nghiệm phòng bệnh phân trắng lợn con trên thực địa. Tạp chí KHKT thú y, XV(6), trang 50 – 55.
5. Đặng Xuân Bình, Đỗ Văn Trung (2008), Đặc tính sinh học của vi khuẩn E.coli trong bệnh phân trắng lợn con ở một số tỉnh phía Bắc.
Tạp chí KHKT thú y, XV(4), trang 54 – 59.
6. Huỳnh Kim Diệu (2007), Hiệu quả điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con của chất chiết lá cây Xuân Hoa so với kháng sinh, Tạp chí KHKT thú y, XIV (1), trang 76 – 80.
7. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng (1995), Bệnh đường tiêu hóa, Nxb
nông nghiệp Hà Nội.
8. Trần Thị Hạnh, Đặng Xuân Bình (2002), Chế tạo thử nghiệm một số
chế phẩm sinh học phòng trị bệnh tiêu chảy ở lợn con do E.coli và Cl.perfringen, Tạp chí KHKT thú y, IX (1), trang 19 – 28.
9. Lê Thị Hoàn (2008), Đặc tính của một số chủng vi khuẩn E.coli phân lập từ lợn mắc bệnh tiêu chảy tại Hưng Yên. Tạp chí KHKT thú y, XV(4), trang 49 – 53.
10. Vũ Khắc Hùng , Lê Văn Tạo, Pilipcinec (2005), Xác định các loại kháng nguyên bám dính thường gặp ở vi khuẩn E.coli phân lập từ lợn con bị tiêu chảy bằng phương pháp PCR. Tạp chí KHKT thú y, XII(3), trang 22 – 28. 11. Trương Lăng (2000), Bệnh lợn con phân trắng, Nxb nông nghiệp Hà Nội.
44
12.Sử An Ninh (1993), Kết quả bước đầu tìm hiểu nhiệt độ, độ ẩm thích hợp phòng bệnh phân trắng lợn con, Kết quả nghiên cứu khoa học chăn nuôi, Nxb nông nghiệp Hà Nội.
13. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo
(2004), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb nông nghiệp Hà Nội.
14. Phạm Thế Sơn, Phạm Khắc Hiếu (2008), Đặc tính của vi khuẩn E.coli, Samonella và Cl.perfringen, gây bệnh lợn con tiêu chảy, XV(1), trang
73 - 77.
15. Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Băng Tâm
(1993), Nghiên cứu chế tạo vacxin phòng bệnh lợn con phân trắng,
trang 34.
16. Nguyễn Văn Thiện (2008), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi,
Nxb Nông nghiệp – Hà Nội
17. Đỗ Ngọc Thúy , Darren Trot, Alan Frost, Kirsty Townsend, Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Nguyễn Xuân Huyền, Âu Văn Tuấn, Văn Thị Hường, Vũ Ngọc Qúy (2002), Tính kháng kháng sinh của các chủng E.coli phân lập từ lợn con tiêu chảy ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam,Tạp chí KHKT thú y, IV(2), trang 21.
18. Đỗ Ngọc Thúy, Cù Hữu Phú, Nguyễn Xuân Huyền (2005), Ứng dụng phản ứng PCR để xác định các yếu tố độc lực của vi khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy lợn con ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, Tạp chí KHKT thú y, XII(5), trang 13 – 17.
19. Bùi Trung Trực Nguyễn Việt Nga, Thái Quốc Hiếu, Lê Thanh Hiếu, Nguyễn Ngọc Tuân, Trần Thị Dân (2004), Phân lập và định typ kháng nguyên vi khuẩn E. Coli trong phân nái, heo con tại tỉnh Tiền Giang, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, (số 1), tr (12-19)
Tài liệu dịch
20. Barbara Straw (2001), Cẩm nang chăn nuôi lợn, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
21. Erwim M. Kohler (2001), Cẩm nang chăn nuôi lợn, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
45
Tài liệu nước ngoài
22.Fairbrother J.M, (1992). Enteric Colibacilosis. Diseases of Swine IOWA State University Press / AMES, IOWA, 7th Edition.
23.Nagy B, Fekete Pzs, (1999). ETEC Infection of Pig. Pathogenic Escherichia coli in Animal. Veterinary Reseach. Speccial Issue. Inrra. FNV. Toulouse France.
24.Yokoyama H, Robert C. Peranta, Roger Diaz, Sadako Sendo Yutaka Ikemori and Yoshikatsu Kodama (1992). Passive Protective Effect of Chicken Egg Yolk Immunoglobulins Against Experimental Enterotoxigenic Escherichia coli Infection in Neonatal Piglets. Infection and Immunity. Vol.60.N03