Để xác định bệnh phân trắng lợn con thường mắc vào những ngày tuổi nào, tôi tiến hành điều tra tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con theo ngày tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo ngày tuổi Ngày tuổi Số lợn con điều
tra (con) Số lợn con mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) SS - 7 131 63 48,09 8 - 14 203 96 47,29 15 - 21 249 153 61,44 ≥ 21 119 66 55,46 Tính chung 702 378 53,84
Bảng 3.2 cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con tập trung vào 15-21 ngày tuổi là cao nhất, chiếm tỷ lệ là 61,44%. Vì ở giai đoạn này sự sinh trưởng và phát triển của lợn con diễn ra rất mạnh do đó nhu cầu về dinh dưỡng ở giai đoạn này là rất cao. Trong khi đó sản lượng sữa của lợn nái giảm dần sau 21 ngày tuổi. Lúc này có sự mâu thuẫn giữa cung và cầu làm cho lợn con bị háo sữa sẽ liếm chất thải nền chuồng gây rối loạn tiêu hóa.
Giai đoạn sau 21 ngày tuổi tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con vẫn cao với tỷ lệ là 55,46%, do giai đoạn này lợn con mới tập ăn, sự thay đổi từ thức ăn bú sữa đến thức ăn ở máng lợn mẹ và do người cung cấp đã làm thay đổi quá trình tiêu hóa của lợn con gây ỉa chảy.
37
Ở giai đoạn SS- 7 ngày tuổi và từ 8-14 ngày tuổi tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con cũng khá cao tỷ lệ lần lượt là (48,09% và 47,29%). Theo chúng tôi nguyên nhân chủ yếu là do người dân ít quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con và môi trường xung quanh khu vực chuồng bị ô nhiễm nặng dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh phân trắng cao.
Như vậy, muốn giảm tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con thì bà con cần phải chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo, cần tập cho lợn con ăn sớm và bổ sung kịp thời sự thiếu hụt dinh dưỡng. Cần tập cho lợn con ăn sớm vào khoảng 13 – 15 ngày tuổi bằng các loại thức ăn hỗn hợp hoặc thức ăn có sẵn trong gia đình.