Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn con

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn bú sữa và biện pháp phòng trị tại huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên. (Trang 25)

* Lợn con sinh trưởng và phát dục nhanh

Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [13], so với khối lượng sơ sinh thì khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng lên

17

gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi tăng gấp 5 – 6 lần, lúc 40 ngày tuổi tăng gấp 7 - 8 lần, lúc 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 12 – 14 lần.

Lợn con lúc bú sữa sinh trưởng nhanh nhưng không đều qua các giai đoạn nhanh trong 21 ngày đầu sau đó giảm.

Khối lượng lợn con đạt được qua các thời điểm có liên quan mật thiết với nhau. Lợn con 20 ngày đầu mỗi ngày tích lũy 9 – 14g protein/ngày trong khi đó khối lượng lợn tích lũy được 0,3 – 0,4g protein/ngày.

* Cơ quan tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện

Cơ quan tiêu hóa của lợn con theo mẹ phát triển nhanh về cấu tạo và hoàn thiện dần về chức năng tiêu hóa.

Dung tích dạ dày của lợn con lúc 10 ngày tuổi có thể tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần (dung tích lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít).

Dung tích ruột non của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 6 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (dung tích ruột non lúc sơ sinh 0,11 lít).

Dung tích ruột già lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 1,5 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 2,5 lần, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (dung tích ruột già lúc sơ sinh khoảng 0,04 lít), (Trần Văn Phùng và cộng sự, (2004) [13]). Dịch tiêu hóa tiết ra ban ngày 31%, ban đêm 69% cho nên lợn con bú nhiều vào ban đêm. Đến ngày sắp cai sữa dịch vị tiết ra cân bằng, ban ngày 49% và ban đêm 51%. Hai tuần đầu trong dịch vị dạ dày lợn con chưa có HCl nên tính kháng khuẩn chưa cao vì vậy lợn con hay bị bệnh đường ruột nhất là bệnh phân trắng. * Đặc điểm về cơ năng điều tiết nhiệt

Lợn con sơ sinh tỷ lệ nước trong cơ thể cao đến 82% chỉ 30 giây sau đẻ, lượng nước đã giảm đến 1,5 – 2% kèm theo nhiệt độ cơ thể giảm dần đến 5 – 100C. Sau 3 tuần tuổi thân nhiệt của lợn con tương đối ổn định và lên đến 39 – 39,50C. Lợn con mới đẻ cần được sưởi ấm những ngày đầu bằng thùng úm, ổ, có đèn sưởi hoặc bếp than, củi nhất là những đêm trời lạnh. Chế độ nhiệt như sau:

18

Ngày mới sinh 350C sau đó cứ mỗi ngày giảm đi 20C đến ngày thứ 8 là 210C. Nhiệt độ này được duy trì đến lúc lợn con cai sữa.

Tác giả Trần Văn Phùng và cs (2004) [13], đã giải thích nguyên nhân của hiện tượng mất nhiệt của lợn con như sau:

- Lớp mỡ dưới da còn mỏng, lượng mỡ và glycogen dự trữ trong cơ thể còn thấp, trên thân lợn lông còn thưa nên khả năng cung cấp nhiệt để chống rét bị hạn chế và khả năng giữ nhiệt kém.

- Hệ thống điều khiển cân bằng nhiệt chưa hoàn chỉnh, trung khu điều tiết thân nhiệt nằm ở vỏ não của gia súc là cơ quan phát triển muộn nhất ở cả hai giai đoạn trong thai và ngoài thai.

- Diện tích bề mặt cơ thể so với khối lượng chênh lệch tương đối cao nên lợn con bị mất nhiệt nhiều khi trời lạnh.

* Đặc điểm về khả năng miễn dịch

Theo Babara Straw (2001) [20] hệ thống miễn dịch bắt đầu phát triển ở thai lợn chửa khoảng 50 ngày. Khoảng 70 ngày tuổi thai lợn có thể phản ứng với các tác nhân lạ với sự sản sinh ra kháng thể. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp thì môi trường dạ con là vô khuẩn và lợn con đẻ ra không có kháng thể nào. Vì vậy lợn con mới sinh phụ thuộc vào kháng thể có chứa trong sữa non trong vài tuần đầu cho tới khi hệ thống miễn dịch có thể phản ứng với thách thức với kháng nguyên từ nhiều tác nhân lây nhiễm gặp phải trong môi trường.

Theo Trần Văn Phùng và cs, (2004) [13] trong sữa đầu của lợn nái có hàm lượng protein rất cao. Những ngày đầu mới đẻ hàm lượng protein trong sữa chiếm tới 18 – 19%, trong γ – globulin chiếm số lượng khá lớn (30 – 35%), γ – globulin có tác dụng tạo sức đề kháng cho nên sữa đầu có vai trò quan trọng đối với khả năng miễn dịch của lợn con. Lợn con hấp thụ γ – globulin bằng con đường ẩm bào. Quá trình hấp thu nguyên vẹn phân tử γ – globulin giảm đi rất nhiều theo thời gian. Phân tử γ – globulin chỉ có khả năng thấm qua thành ruột non tốt nhất trong 24 giờ đầu sau khi đẻ ra. Do đó lợn con được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Nếu không được bú sữa đầu thì từ 20 – 25 ngày tuổi mới có khả năng tự tổng hợp kháng thể. Do đó những con lợn con không được bú sữa đầu thì sức đề kháng rất kém, dễ mắc bệnh, tỷ lệ chết cao.

19

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn bú sữa và biện pháp phòng trị tại huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên. (Trang 25)