Bệnh phân trắng lợn con do E.coli gây nên

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn bú sữa và biện pháp phòng trị tại huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên. (Trang 32)

* Đặc điểm dịch tễ của bệnh

Sự xuất hiện bệnh lợn con phân trắng đòi hỏi sự tác động của các yếu tố sau: Vi khuẩn gây bệnh, điều kiện môi trường và sức đề kháng của cơ thể lợn con.

Theo Trương Lăng (2000) [11], ở nước ta, lợn con mắc bệnh phân trắng rất phổ biến trong các cơ sở chăn nuôi tỷ lệ mắc bệnh từ 25 – 100%. Bệnh có

24

quanh năm, nhiều nhất là cuối đông sang xuân, cuối xuân sang hè, điều kiện phát bệnh thường thấy:

+ Thời gian nào độ ẩm cao, bệnh phát triển nhiều.

+ Tỷ lệ mắc bệnh ở các cơ sở chăn nuôi trung du và miền núi ít hơn, thời gian mắc ngắn hơn so với đồng bằng.

* Đường nhiễm bệnh

Nguồn bệnh chủ yếu là do lợn nái sinh sản. Theo kết quả nghiên cứu thì thải mầm bệnh nhiều nhất là nái chờ phối (96,60%) và ít nhất là chửa kỳ 2 (45%).

Lợn con nhiễm qua đường tiêu hóa là chủ yếu, do thức ăn nhiễm E.coli độc quá dày lợn con tập ăn liếm phải.

Trong một số trường hợp có thể bị nhiễm E.coli qua đường bào thai, do chuồng nuôi bị ô nhiễm làm cho bầu vú lợn mẹ bị nhiễm khuẩn E.coli lợn con mới sinh ra bú phải. E.coli lan truyền bằng con đường cơ học, hoặc do thức ăn, nước uống nhiễm E.coli.

* Cơ chế phát sinh bệnh

Lê Văn Tạo và cs (1993) [15], cho biết: Vi khuẩn E.coli xâm nhập trực tiếp hay gián tiếp vào đường ruột của con vật. Trong ruột khi có đủ các điều kiện thuận lợi, vi khuẩn có colizin V, yếu tố này tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của vi khuẩn đường ruột khác, đặc biệt là vi khuẩn có lợi và trở thành vi khuẩn có số lượng lớn trong đường ruột và tràn lên ruột non. Tại đây nhờ kháng nguyên bám dính, vi khuẩn bám vào lớp biều mô nhung mao ruột. Sau đó nhờ yếu tố xâm nhập, vi khuẩn xâm nhập vào trong lớp tế bào biểu mô. Trong lớp tế bào biểu mô vi khuẩn phát triển nhân lên làm phá hủy lớp tế bào này gây viêm ruột. Cũng tại đây vi khuẩn sản sinh độc tố đường ruột, độc tố đường ruột tác động vào quá trình trao đổi muối, nước ở đường ruột. Nước và chất điện giải không hấp thu được từ ruột vào cơ thể, ngược lại thấm xuất từ cơ thể vào ruột. Nước tập chung vào ruột làm cho ruột căng lên. Sức căng của ruột và quá trình viêm ruột kích thích vào hệ thần kinh thực vật ở ruột tạo nên những cơn nhu động ruột mạnh đẩy nước và phân ra ngoài gây hiện tượng tiêu chảy. Sau khi gây ra tiêu chảy và thay đổi về tổ chức bệnh lý ở hệ thống tiêu hóa thì tùy khả năng gây bệnh của vi khuẩn và sức đề kháng của vật chủ mà vi khuẩn tiếp tục

25

xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn gây dung huyết hay vào cơ quan nội tạng gây bệnh toàn thân hoặc chỉ cư trú tại ruột gây bệnh ở đường tiêu hóa.

* Triệu chứng lâm sàng

Thân nhiệt thường ít khi cao, cá biệt có con lên 40,5 – 410C nhưng chỉ sau một ngày là xuống ngay. Đặc trưng chủ yếu là phân lỏng, trắng như vôi, trắng xám màu xi măng, hoặc hơi vàng, trong phân có cả bọt, lổn nhổn như hạt vôi, có khi lầy nhầy, cá biệt có lẫn máu. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào Đông Xuân, khi độ ẩm môi trường cao bệnh thường gặp ở lợn con 10 – 21 ngày tuổi. Phân từ vàng, trắng, lỏng chuyển thành màu xi măng và có khuân là biểu hiện tốt.

Theo Đào Trọng Đạt và cs (1995) [7], tại các cơ sở việc xác định bệnh thường dựa vào trạng thái phân. Về trạng thái phân chia làm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn đầu khoảng 1 ngày: Thời kỳ mang bệnh, lúc này phân táo đen và nhỏ như hạt đậu.

+ Giai đoạn phân chuyển từ táo bón sang dạng sền sệt, màu vàng 2 – 3 ngày sau phân nhanh chóng chuyển thành màu trắng như vôi hoặc trắng xám, phân ngày một lỏng hơn.

+ Giai đoạn chuyển sang lành: Phân từ trắng xám, chuyển thành xám đen hoặc dền. Phân đặc dần thành khuân như phân lợn khỏe. Cần chú ý đến những lợn bị táo vì các trường hợp này rất dễ bị tái phát.

Ngoài các biểu hiện về phân thì cần chú ý đến các triệu chứng lâm sàng khác sau đây. Lợn con vẫn còn phản xạ bú như bình thường, sau đó lợn con bỏ bú, gầy tóp nhanh, niêm mạc mắt, mũi, mồm nhợt nhạt. Đôi khi lợn nôn ọe ra sữa chưa tiêu hóa, có mùi chua.

* Bệnh tích

Xác lợn gầy, đuôi bê bết phân, niêm mạc nhợt nhạt, trong dạ dày chứa đầy hơi hoặc sữa chưa tiêu mùi khó chịu. Trong ruột rỗng hoặc chứa đầy hơi, gan bình thường đôi khi hơi sưng, túi mật chứa đầy mật, phổi thường ứa máu đôi khi có hội chứng sưng phổi nhẹ, cơ tim nhão.

26

Một biểu hiện đặc trưng của bệnh phân trắng khác bệnh truyền nhiễm là lách không sưng ngược lại có khi bị teo. Nếu bệnh nhẹ trạng thái lách hầu như bình thường (Đào Trọng Đạt và cs (1995) [7]).

* Chẩn đoán bệnh

Bệnh lợn con phân trắng là căn bệnh phổ biến trong chăn nuôi lợn tập trung hay chăn nuôi nông hộ. Bệnh xảy ra ở giai đoạn lợn con theo mẹ do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do virus như Coronavirus, Rostavirus hoặc do vi khuẩn E.coli, Salmonella, Clostridium, hoặc cũng có thể do nguyên sinh động vật. Như vậy đứng trước một căn bệnh để công việc có hiệu quả thì điều đầu tiên người cán bộ thú y phải làm là đưa ra một chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây bệnh dựa vào đặc điểm triệu chứng lâm sàng hoặc những xét nghiệm sinh hóa, có thể mổ khám bệnh tích những con vật đã chết trong đàn.

Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm phân thải ra của con bệnh, một phỏng đoán được thực hiện để xác định pH của phân nghiên cứu cho thấy nếu lợn con mắc bệnh E.coli thì dịch tiêu chảy có pH hoàn toàn kiềm, do trong dạ dày lợn con sự phân tiết ra HCl là rất ít hoặc không có, ở những ngày đầu tiên thêm vào đó là sự đào thải các chất điện giải từ ống ruột có tính kiềm chiếm đa số.

Ngược lại bệnh do Rotavirus gây nên thì xét nghiệm phân thấy phân mang tính axit nhiều hơn.

Chẩn đoán bệnh do nhiễm E.coli đường ruột dựa trên các triệu chứng lâm sàng, các tổn thương tế bào mô và sự hiện diện của những vi khuẩn nhuộm màu Gram (-) thường bám sát vào niêm mạc ruột.

Ngoài ra còn có thể dựa vào những triệu chứng và bệnh tích điển hình để kết luận bệnh. Bệnh phân trắng lợn con do Rostavirus gây ra đặc trưng bởi hiện tượng nôn mửa, đi phân lỏng màu vàng hoặc vàng kem, có lẫn bọt khí và chất nhầy, mổ khám thấy phần đỉnh nhung mao ruột bị bào mòn không gây xuất huyết hoặc loét ở ruột.

Lợn con có thể bị nhiễm một loại mầm bệnh nhưng có thể bị nhiễm nhiều loại mầm bệnh khác nhau. Cùng một lúc nhiều nghiên cứu cho thấy việc nhiễm

E.coli và Rostavirus thường xảy ra cùng một lúc, tạo điều kiện cho sự phát triển và phân tiết ra độc tố của mầm bệnh làm vật bị bệnh trở nên trầm trọng. Vì vậy

27

khi điều trị cần có phương pháp phối hợp thuốc có khoa học để công tác điều trị bệnh đạt được hiệu quả cao.

* Phòng bệnh

- Phòng bệnh bằng biện pháp quản lý và chăm sóc nuôi dưỡng

Theo Sử An Ninh (1993) [12], biện pháp phòng tiêu chảy trước hết là hạn chế, loại trừ các yếu tố stress sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Khắc phục những bất lợi về thời tiết, khí hậu, giữ vệ sinh chuồng nuôi.

Đề cho đàn gia súc non khỏe mạnh, điều kiện cần thiết trước tiên là nuôi dưỡng, chăm sóc thật tốt lợn nái giống đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng bổ sung đầy đủ các loại vitamin, nguyên tố vi lượng cần thiết (Đào Trọng Đạt và cs, (1995) [7]).

- Phòng bệnh bằng chế khuẩn sinh học

Trần Thị Hạnh, Đặng Xuân Bình (2002) [8] các tác giả đã nghiên cứu ba chế phẩm: E.coli sữa, Clpepsingen toxid dùng cho nái chửa và Baderin EBC

(E.coli Baclerin và C. Pefringen toxid) dùng cho lợn con để phòng và tri bệnh tiêu chảy phân trắng lợn con.

- Phòng bệnh bằng vacxin

Đặng Xuân Bình, Đỗ Văn Trung (2008) [4] đã thử nghiệm và công bố hiệu quả của vacxin chuồng (Autovaccine) trong phòng bệnh lợn con phân trắng trên thực địa ở Hà Tây, Cao Bằng, Thái Nguyên.

* Điều trị

Phải tuân theo nguyên tắc điều trị:

+ Điều trị bằng kháng sinh: Khi sử dụng kháng sinh cần tiến hành làm kháng sinh đồ. Hiện nay đang có một số loại kháng sinh được sử dụng cho hiệu quả cao như: Norfloxacin, Neomycin, Cephalocin, Kanamycin, Trimethoprin…

+ Điều trị bằng đông dược.

Viên tô mộc gồm: Tô mộc 500g, ngũ bột tủ 300g

Hai thứ sắc đặc trộn lẫn cho lợn con ăn, về sau dùng viên tô mộc (do công ty dược phẩm sản xuất) cũng trộn với thức ăn theo liều 2 viên/lợn con/ngày.

Lợn dưới 1 tháng tuổi và 3 viên cho lợn con từ 1 – 2 tháng tuổi/ngày. Thời gian chữa bệnh kéo dài từ 3 – 4 ngày, tỷ lệ khỏi 85 – 90%

28

Panmatin: Chiết xuất từ cây Hoàng Đán, dùng dưới dạng viên với liều 500mg/lợn con, tỷ lệ khỏi 50%.

Becberin: Dùng theo liều 20mg/lợn con (viên có hàm lượng 10mg/viên) dùng kéo dài 3 – 4 ngày, tỷ lệ khỏi 70 - 80%.

+ Dùng các chế phẩm sinh học điều trị: Dùng canh trùng Yourt. Lợn dưới 15 ngày tuổi 8 – 10ml/ngày/con. Ngoài ra cho uống men tiêu hóa Biolactincomplex subtilit (chế từ chủng Bacillus subtilit) và chế phẩm Ultralerure (chế từ chủng Saccharomycesbon lardi).

+ Điều trị bằng Sulfamid: Dùng kháng sinh trên phối hợp với một số dạng Sulfamid cho lợn uống

Bisepton với liều 50mg/kg TT Sulfamilamid liều 100mg/kg TT Sulfadimetoxin liều 50mg/kg TT Sulfamontoxin liều 50mg/kg TT

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn bú sữa và biện pháp phòng trị tại huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên. (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)