Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn bú sữa và biện pháp phòng trị tại huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên. (Trang 38)

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì các công trình nghiên cứu trong nước cũng có áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cao: Xác định chủng type và độc tố của vi khuẩn

30

nhanh, rút ngắn thời gian, nâng cao hiệu quả điều trị hay các nhà khoa học tập chung vào nghiên cứu các chế phẩm sinh học phòng chữa bệnh.

Theo Nguyễn Xuân Bình (1993) [1], cho rằng việc bổ sung Dextran – Fe cho lợn con có tác dụng phòng bệnh phân trắng, tăng khả năng sinh trưởng và cho hiệu quả kinh tế cao.

Lê Thị Hoàn và cs (2008) [9] áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào xác định một số chủng vi khuẩn E.coli phân lập từ lợn mắc bệnh tiêu chảy ở tỉnh Hưng Yên.

Đặng Xuân Bình, Đỗ Văn Trung (2008) [5], đặc tính sinh học của vi khuẩn E.coli trong bệnh lợn con phân trắng ở một số tỉnh phía Bắc.

Vũ Khắc Hùng và cs (2005) [10] xác định các loại độc tố thường gặp của vi khuẩn E.coli phân lập từ lợn con bị tiêu chảy bằng phương pháp PCR.

Vũ Khắc Hùng và cs (2005) [10] xác định các loại kháng nguyên bám dính thường gặp ở vi khuẩn E.coli phân lập từ lợn con nhiễm bệnh tiêu chảy bằng phản ứng PRC.

Đỗ Ngọc Thúy và cs (2005) [18] ứng dụng PCR để xác định các yếu tố độc lực của vi khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy lợn con ở một số tỉnh phía Bắc.

Các nghiên cứu còn tập trung vào việc tìm ra các phương pháp điều trị bệnh tốt nhất.

Đỗ Ngọc Thúy và cs (2002) [17]tính kháng sinh của các chủng E.coli phân lập được từ lợn con tiêu chảy ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam.

Phương pháp được sử dụng phân lập 106 chủng E.coli - Khuếch tán trên đĩa thạch

- Xác định nồng độ ức chế tối thiểu Kết quả thu được như sau:

- Các chủng có su hướng kháng mạnh với các loại kháng sinh vẫn thường dùng để điều trị bệnh: Amocillin (76,42%), Chloramphenicol (79,25%), Trimethoropin/Sul-farnethoxazole (80,19%), Streptomycin (88,68%), Tetracylin (97,17%).

- Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn với ba loại kháng sinh phổ biến chiếm 90,57% và kiểu kháng thuốc với các loại kháng sinh: Tetracylin,

31

Trimethoprin/Sulfamethoxazole, Steptomycin và Chloramphenicol chiếm tỷ lệ cao nhất (76,17%).

+ Có thể dùng Amykacin, Apramycin hoặc Ceftofon để điều trị cho lợn con bị tiêu chảy, thay cho các loại kháng sinh vẫn thường dùng.

Các nghiên cứu sản xuất ra các loại chế phẩm phòng trị bệnh

Đặng Xuân Bình và cs (2003)[3] nghiên cứu chế tạo bột kháng thể lòng đỏ trứng gà (YP - 99) và hiệu quả điều trị tiêu chảy do E.coli ở lợn con theo mẹ kết quả thu được:

- Sử dụng chế phẩm YP – 99 điều trị tiêu chảy cho lợn con theo mẹ đạt kết quả 100 lần thí nghiệm khỏi bệnh trong thời gian 2,25 – 2,5 ngày.

- Ứng dụng kết quả tại 3 trại chăn nuôi trên 425 lợn con tiêu chảy điểu trị bằng YP – 99 và 328 lợn điều trị bằng kháng sinh và hóa dược theo quy trình kỹ thuật đang áp dụng tại cơ sở. Kết quả cho thấy ở lô thí nghiệm kết quả chữa khỏi 98,4 – 98,75% sau 2 – 2,5 ngày điều trị. Ở lô đối chứng là 95 – 95,4% sau 3,5 – 4 ngày điều trị.

- Tỷ lệ tái nhiễm của lô thí nghiệm là 5,69 – 9,45% và lô đối chứng là 22,95 – 35,52%.

Trần Thị Hạnh, Đặng Xuân Bình (2002) [8] chế tạo thử nghiệm một số chế phẩm sinh học phòng, trị bệnh tiêu chảy phân trắng ở lợn con do E.coli và

Clperpringens. Kết quả thu được như sau:

- Tất cả lợn con theo mẹ đều phân lập được E.coli và C.perfringen ở hầu hết các cơ quan phủ tạng.

- Các chế phẩm sinh học được chế ra đều đạt các chỉ tiêu cần thiết theo tiêu chuẩn ngành: thuần khiết, an toàn, hiệu lực bảo hộ 100 chuột thí nghiệm.

- Sử dụng trong sản xuất có tác dụng rõ rệt: Giảm được số lượng lợn con mắc bệnh, đẩy lùi thời gian nhiễm bệnh sau khi sinh, rút ngắn thời gian điều trị, giảm số lượng lợn con chết vì tiêu chảy, nâng cao khối lượng lợn con lúc cai sữa. Phòng bệnh bằng kháng thể E.coli được chiết tách từ lòng đỏ trứng gà dạng bột. Kết quả thu được như sau:

- Ở nhóm lợn không bị tiêu chảy dù dùng kháng thể với liều không cao từ 2 – 3g/con/ngày trong 5 ngày liền, tỷ lệ không bị bệnh đạt 100%.

32

- Ở nhóm bị bệnh tiêu chảy sử dụng 3 – 5g/con/ngày trong năm ngày liền thì tỷ lệ khỏi bệnh đạt 70 – 100%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhóm đối chứng không sử dụng kháng thể nhưng được khống chế bằng kháng sinh dùng liền trong 5 ngày thì tỷ lệ khỏi bệnh đạt 60 – 70%.

Đặng Xuân Bình, Đỗ Văn Trung (2008) [4] đã nghiên cứu vacxin chuồng vào thử nghiệm để phòng bệnh phân trắng lợn con ở 3 tỉnh: Hà Tây, Cao Bằng, Thái Nguyên. Trong thời gian từ 2006 – 2007.

Thử nghiệm thực địa 86 lợn nái chửa liều tiêm dưới da 3ml/con ở 6 tuần và 3 tuần trước khi đẻ.

- Lợn thí nghiệm không bị phản ứng do sử dụng vacxin chiếm 100%. - Hàm lượng globulin trong sữa đầu của lợn thí nghiệm tăng so với lợn đối chứng IgA tăng từ 36,08 - 55,7mg/dl (deciliter) so với 5,36 - 6,69mg/dl của lợn đối chứng. IgG tăng từ 398,26 - 425,12mg/dl, đối chứng chỉ đạt 76,34 – 87,46mg/dl.

- Đã giảm được tỷ lệ lợn con mắc bệnh lợn con phân trắng do E.coli (9,5 – 11,2%) so với đối chứng không sử dụng vacxin (26,1 – 34,8%).

Huỳnh Kim Diệu (2007) [6] nghiên cứu về hiệu quả điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con từ chất chiết lá cây Xuân Hoa so với kháng sinh 505 lợn con theo mẹ 120 lợn con sau cai sữa được dùng trong thí nghiệm. Kết quả điều trị tiêu chảy của dịch chiết xuất cây Xuân Hoa (Pseuderanthemen polalingferum) với hai loại thuốc kháng sinh thường dùng là Contunmoxazol (gồm sulfamithiozazol, trinuthoprin) và coli nogent (gồm clistunorfloxacin, gentamin và trimethoprin). Kết quả cho thấy:

- Dịch chiết lá Xuân Hoa ở liều 0,05g/kg thể trọng tốt hơn Cotrimoxazol liều 0,01g/kg TT hoặc Cotrinogel ở liều 0,1g/kgTT. Ngoài ra hiệu quả kháng sinh đồ cho thấy vi khuẩn phân lập từ thực địa phát triển sức đề kháng với hai loại kháng sinh trên nhưng chưa phát triển tính kháng thuốc đối với chất chiết lá cây Xuân Hoa.

Phạm Thế Sơn và cs (2008) [14] đặc tính của vi khuẩn E.coli, Samonella spp

và Clostridium perfringen gây bệnh tiêu chảy. Kết quả cho thấy số khuẩn lạc trong

phân lợn khỏe và lợn tiêu chảy không tăng nhưng số lượng vi khuẩn/1g phân tăng cao, tăng trung bình khi tiêu chảy gấp 2 – 2,5 lần so với lợn khỏe.

33

- Khi lợn bị tiêu chảy có sự gia tăng số lượng vi khuẩn là nguyên nhân gây rối loạn đường ruột dẫn đến tiêu chảy.

- Biến động tổng số vi khuẩn/1g phân ở lợn khỏe trung bình là 132,64 × 106

, khi mắc bệnh tiêu chảy là 234,51 × 106

.

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn bú sữa và biện pháp phòng trị tại huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên. (Trang 38)